Tại sao lợn phải cắt đuôi

Trước đây, gia đình anh Trương Văn Dũng là một trong những hộ nghèo của xã. Đất đai ít, thiếu vốn sản xuất nên loay hoay mãi, gia đình anh vẫn không tìm ra hướng phát triển kinh tế phù hợp. Sau khi có chủ trương chuyển đổi cây trồng vật nuôi, địa phương tạo điều kiện vay vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, anh Dũng thay đổi cách làm.

 Đàn lợn được cắt cụt đuôi nên hạn chế được dịch bệnh, tăng trưởng nhanh hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.

Đầu năm 2014, anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn và áp dụng phương pháp cắt cụt đuôi lợn từ khi chúng còn nhỏ.  Anh cho biết: “Khi lợn được 1, 2 ngày tuổi, lợn được cắt đuôi, tránh được cắn lộn, gây ra vết thương hở, dẫn đến một số bệnh như lây nhiễm trực khuẩn hoại tử, tụ cầu và liên cầu... Nhờ vậy, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, tăng trọng nhanh.”.

Ban đầu gia đình anh nuôi khoảng 70 con. Anh tự mua con giống về thả nuôi nên chi phí cao, đây là mô hình mới nên thị trường "kén", lợn khó bán nên hiệu quả kinh tế không cao. 

Nhưng anh không nản lòng mà quyết tâm tìm tòi, học học chuyển đổi sang phương pháp chăn nuôi cải tiến. Anh đầu tư xây dựng chuồng trại theo quy trình khép kín, trong đó, chia làm các chuồng riêng; dành cho lợn nái mẹ và lợn con, phần còn lại anh nuôi lợn thịt.

Trong mỗi chuồng rộng 30m2, anh thả nuôi khoảng 20 con lợn thịt, đều được đầu tư bể tắm, hệ thống cho ăn, uống tự động và bán tự động; nhằm hạn chế thời gian chăm sóc, công sức lao động.

Đàn lợn cụt đuôi được nuôi bằng quy trình khép kín, hạn chế thời gian, công sức lao động cho người nuôi.

Bên cạnh áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, nhờ áp dụng phương pháp cắt cụt đuôi lợn, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh. Ngoài ra, khi được cắt đuôi, lợn cũng tăng trọng nhanh hơn. Lợn thịt được nuôi bằng phương pháp mới, ít bị dịch bệnh, nên được thương lái ở các huyện lân cận như Thái Hoà, TP.Vinh… tìm đến mua tận nơi.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi này, anh Dũng đã mở rộng chuồng trại, tăng đàn. Hiện nay, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa lợn, mỗi lứa 150 con. Gia đình anh còn nhân giống cung cấp lợn giống, mỗi năm gần 100 con cho một số hộ dân trên địa bàn xã và các xã vùng phụ cận. Với cách làm ăn mới này, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 150 - 200 triệu đồng. 

Mô hình chăn nuôi lợn cụt đuôi của anh Trương Văn Dũng [Nghĩa Minh, Nghĩa Đàn] phát triển hiệu quả; mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng.

Hiện nay, đã có nhiều hộ nông dân ở xã Nghĩa Minh học hỏi, phát triển mô hình nuôi lợn cụt đuôi. Ông Phạm Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh cho  biết: Mô hình chăn nuôi lợn cụt đuôi theo hướng cải tiến của gia đình anh Dũng mang hiệu quả kinh tế cao, sau khi trừ mọi chi phí cho lãi từ 500 – 600 nghìn đồng/con [sau 3 tháng nuôi]; lợi nhuận tăng lên khoảng 200 nghìn so với nuôi lợn theo phương pháp truyền thống. Trong thời gian tới, xã sẽ triển khai cho bà con nông dân trong xã học tập mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dũng, từ đó nhân rộng, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương. 

Minh Thái [Báo Nghệ An]

Bạn đang quan tâm đến Tại sao phải cắt đuôi lợn phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

Dây rốn là bộ phận cho phép thai nhi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ heo nái và bài thải các chất trong quá trình mang thai, thông thường việc xử lý chúng ngay sau khi sinh không quá phức tạp. Tuy nhiên, dây rốn cũng là một con đường để vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể heo sau khi chúng được nhân lên và gây ra các biểu hiện bệnh lý. Nếu bạn xử lý không tốt heo con có thể bị chảy máu quá nhiều qua dây rốn, mặc dù là những tình huống này rất hiếm.

Bạn đang xem:

Nút thắt thú y

Nếu chảy máu quá nhiều từ dây rốn, phải tiến hành cầm máu ngay lập tức bằng cách sử dụng nút thắt hình vuông hay nút phẫu thuật hoặc buộc nó bằng một đoạn cước nhựa có sẵn. Heo con sơ sinh nhiều khi cần phải có kẹp hoặc cắt dây rốn của chúng ngay. Heo con sơ sinh có thể bị chảy máu quá mức ngay lập tức sau khi dây rốn bị đứt, đặc biệt là nếu nó bị đứt ngắn 10 – 12 cm. Việc mất máu dẫn đến tình trạng heo con hoạt động kém hoặc thậm chí dẫn tới chết. Nguyên nhân của sự chảy máu quá mức có thể là do cơ chế đông máu của heo con không hoạt động có hiệu quả.

Cắt rốn bằng kéo và dùng dây thắt

Nếu dây rốn không khô mà tươi tại thời điểm xử lý, cắt nó đi với kéo cắt khử trùng. Nếu dây rốn đã được thắt, bạn nên để lại khoảng 2,5cm. Để lại 7,5cm hoặc 10cm nếu dây rốn chưa được thắt; kiểm tra xem có chảy máu không. Sử dụng cồn iodine sát trùng vết cắt bằng cách bôi, hay nhúng dây rốn vào dung dịch sát trùng. Bất cứ phương pháp nào trong số các phương pháp này đều được, tuy nhiên, cần chắc chắn rằng các phương pháp trên có thể đảm bảo vết cắt không bị nhiễm trùng. Sử lý kéo cắt khử trùng bằng một dung dịch nước muối sạch.

XEM THÊM:  Tại sao máy tính không mở được file excel

Nếu dây rốn là khô và teo lại thì không cần thiết phải điều trị. Chỉ cần cắt nó đi, để lại 2,5 – 7 cm của dây.

Dây rốn khô

Bẻ răng nanh heo con

Heo con mới sinh có tám chiếc răng nanh, đôi khi được gọi là răng sói hoặc răng kim, nằm ở hai bên của hàm trên và hàm dưới. Nhiều người chăn nuôi bẻ chúng trong vòng 24 giờ sau khi sinh để giảm khả năng heo con cắn nhau hoặc làm tổn thương bầu vú của heo nái. Một số trại chăn nuôi bẻ tất cả các răng nanh, trong khi một số người khác lại không làm điều đó và họ đã không quan sát thấy bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Có vẻ như không thực sự cần thiết phải bẻ răng của những con heo con nuôi bằng phương pháp cho sữa nhân tạo. Tuy nhiên, trong trường hợp khi heo nái không được vắt sữa tốt, hoặc nếu gặp vấn đề về bệnh, bấm nanh lại rất cần thiết và cho một kết quả tối ưu.

Bấm nanh cho heo con

• Nên sử dụng máy cắt sắc. Nếu không, răng sẽ bị nghiền nát, và có thể dẫn đến heo con bị nhiễm trùng. Ngoài ra, việc dùng kéo cắt cũng không phải là giải pháp hay. Không sử dụng các máy cắt thông thường vì chúng thường được sản xuất với hàm lượng thép kém hơn lượng cần thiết để cắt răng nanh cho heo con.

Xem thêm:

• Cắt đi một nửa răng. Không nên cắt toàn bộ răng và tránh cắt không dứt khoát làm vỡ răng hoặc cắt vào tủy xương. Nếu bạn không chú ý, heo con có thể bị nhiễm khuẩn và sẽ khó có thể bú được. Tránh cắt vào nướu hay lưỡi của heo con . Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho heo con cho con bú cũng như tiếp nhận thức ăn.

• Mặt cắt răng cần bằng phẳng và không để lại góc. Điều này sẽ giúp hạn chế việc các heo con cắn nhau gây tổn thương thương da. Nên đeo kính hoặc kính bảo hộ để tránh những mảnh răng có thể văng vào mắt.

• Giữ con heo con như được mô tả trước trong phần 2, và đặt máy cắt đã tiệt trùng qua cả răng nanh thấp nhất của một bên miệng với mặt phẳng của máy cắt ngang với đường viền nướu. Đặt máy cắt song song với hàm và cắt đứt một nửa của các răng ở hai hàm dưới cùng một lúc. Xoay để cắt hai răng ở hàm trên. Lặp lại ở phía bên kia của miệng.

Cắt đuôi heo con

Đuôi nếu không được cắt sẽ rất thuận tiện cho chúng đùa nghịch và cắn nhau. Điều này dẫn đến heo bị chấn thương và có thể gây ra nhiễm trùng. Để giảm hiện tượng cắn đuôi nên tiến hành cắt đuôi heo con sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Những người mua heo cai sữa hoặc trung chuyển sớm cũng thường yêu cầu heo con được cắt đuôi. Công việc này nên được thực hiện trong vòng khoảng 24 giờ sau khi sinh vì đây là khoảng thời gian heo con ít bị stress nhất do: heo con nhỏ và dễ dàng để giữ; ở lứa tuổi này, heo con cùng lứa gần như không có khả năng phát hiện và cắn các đuôi mới cắt; các khu heo con và heo đẻ vẫn còn sạch sẽ; và các chú heo con được bảo vệ tốt với kháng thể từ sữa non của heo nái. Tuy nhiên, một số nhà chăn nuôi trì hoãn việc cắt đuôi của heo con đực trong lứa cho đến khi thiến. Điều này nhằm mục đích có thể phát hiện ra các con đực dễ dàng hơn trong cả đàn nhờ vào việc nhìn vào đuôi của nó.

XEM THÊM:  Tại sao thể đa bội lẻ thường bất thụ

Cách cầm heo và bấm đuôi

Cắt đuôi khoảng 2,5cm [hoặc bằng chiều dài của ngón tay cái của bạn] tính từ đầu đuôi vào cơ thể của heo con. Cắt đuôi quá ngắn có thể gây trở ngại cho hoạt động cơ bắp xung quanh hậu môn sau này trong sinh hoạt của heo con và có thể một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sa trực tràng. Nếu phần đuôi còn lại quá dài, hiện tượng cắn đuôi nhau vẫn có thể xảy ra. Thi thoảng, một số đuôi khi bị cắt sẽ chảy máu quá mức. Nếu điều này xảy ra, băng bó cho nó bằng cách sử dụng phương pháp như đối với dây rốn đã đề cập ở trên.

Xem thêm:

Sử dụng máy cắt tiệt trùng một bên [thông dụng nhất] hoặc một máy cắt nước nóng đặc biệt để đốt trong cắt đuôi nhằm hạn chế hiện tượng chảy máu. Không sử dụng các công cụ sắc nhọn như dao mổ, vì điều này có thể để xảy ra hiện tượng chảy máu quá mức. Để đốt đúng cách, cắt đuôi từ từ để lưỡi dao nóng có thời gian để đốt đuôi trong quá trình cắt. Việc đốt này để lại một vết thương sạch chảy máu ít hơn khi áp dụng bằng phương pháp sử dụng máy cắt. Nên dùng chất khử trùng cho vết thương. Đuôi có thể lành hoàn toàn trong vòng 7 – 10 ngày.

Tác giả: Duane E. Reese, University of Nebraska Thomas G. Hartsock, University of Maryland; W. E. Morgan Morrow, North Carolina State University

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao phải cắt đuôi lợn đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Video liên quan

Chủ Đề