Nguyên tắc giữa lại một nửa của ADN được gọi là gì?

  1.  Trang chủ
  2. Củng cố kiến thức
  3. Lớp 9
  4. Sinh học

Bài 16. ADN và bản chất của gen

I. ADN TỰ NHÂN ĐÔI THEO NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO?

- ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.

- ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.

- Quá trình tự nhân đôi:

+ 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.

+ Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào.

+ 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

+ Kết quả: cấu tạo 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó, mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. $\Longrightarrow$ Đây là cơ sở phát triển của hiện tượng di truyền.

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nửa (nguyên tắc bán bảo toàn).

Nguyên tắc giữa lại một nửa của ADN được gọi là gì?

* Phát biểu nguyên tắc:

- Nguyên tắc bổ sung (NTBS): Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.

- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

II. BẢN CHẤT CỦA GEN

- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.

- Bản chất hóa học của gen là ADN.

- Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.

III. CHỨC NĂNG CỦA ADN

 - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin).

- ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.

- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

Chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự nhân đôi của NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.

Sơ đồ tư duy ADN và bản chất của gen:

 Loigiaihay.com

Câu 408524: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên tắc và cơ chế trong nhân đôi ADN?

I. Khi ADN nhân đôi, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch làm khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung: A với T và ngược lại, G với X và ngược lại.

II. Mỗi ADN con sinh ra có 1 mạch là của ADN mẹ làm khuôn, còn 1 mạch mới được hình thành.

III. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi ADN là nguyên tắc giữ lại 1 nửa còn 1 nửa kia thì nhân đôi.

IV. Quá trình tổng hợp mạch mới được kéo dài theo chiều 5’ – 3’.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong di truyền học, sinh học phân tử, nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc liên kết giữa một nucleotide và một nucleotide khác đối diện, trong các đại phân tử DNA hay RNA.

Cụ thể một loại nucleotide Purine (adenine và guanine) sẽ chỉ liên kết với một loại nucleotide pyrimidine (thymine và cytosine):

  • Adenine liên kết với thymine bằng 2 liên kết hydro.
  • Guanine liên kết với cytosine bằng 3 liên kết hydro.

Liên kết đối diện là liên kết hydro, khác với liên kết giữa hai nucleotide liên tiếp (liên kết phosphodiester).

Trong 1 gen tỉ số %Adenine=%Thymine;%Guanine=%Cytosine

Các gen liên kết dọc với nhau bằng liên kết hóa trị.

Nguyên tắc bổ sung không chỉ biểu hiện ở những liên kết giữa các nucleotide; giữa các ribonucleotide, giữa nucleotide và ribonucleotide cũng có liên kết Hydro theo nguyên tắc bổ sung. Nhưng các base của các ribonucleotide không có base loại Thymine mà thay vào đó là base Uracil. Vì vậy liên kết giữa các ribonucleotide (nếu có) sẽ theo nguyên tắc:

  • Adenine liên kết với Uracil bằng 2 liên kết Hydro.
  • Guanine liên kết với Cytosine bằng 3 liên kết Hydro.
  • + NTBS là nguyên tắc cặp đôi giữa các base nitơ trên mạch kép của phân tử DNA, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho T của mạch đơn kia có kích thước bé chúng liên kết với nhau bằng 2 liên kết H, G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho X của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng 3 liên kết H và ngược lại.
  • + NT bán bảo toàn (bán bảo tồn): Trong quá trình tổng hợp phân tử DNA mỗi phân tử DNA con tạo ra gồm một mạch của phân tử DNA mẹ (mạch gốc) và một mạch mới được tổng hợp.
  • + NT khuôn mẫu: mạch đơn của DNA con được tổ hợp dựa trên trình tự các nucleotide trên mạch khuôn của mẹ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]