Nguyễn trãi sinh năm bao nhiêu chết năm bao nhiêu

Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà chính trị có công lao lớn trong việc hỗ trợ Lê Lợi nhằm giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được quân Minh, thống nhất đất nước, lập nên triều đại Hậu Lê.

Nguyễn Trãi có hiệu là Ức Trai, ông sinh năm 1380, được biết tới với vai trò là một nhà văn, nhà chính trị lỗi lạc, góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa của quân Lam Sơn, giúp Lê Lợi có thể thống nhất đất nước, lên ngôi hoàng đế lập ra triều đại Hậu Lê. Hiện ông đã được Unesco công nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới”, được góp mặt trong 14 nhân vật anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn trãi sinh năm bao nhiêu chết năm bao nhiêu

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên tại làng Nhị Khê, nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên nhiều tài liệu cho rằng ông vốn là người làng Chi Nhạn, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cha của ông là Nguyễn Phi Khanh, làm quan dưới thời vua nhà Trần. Mẹ của ông là Trần Thị Thái, vốn là trưởng nữ của Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là con trai cả trong tất cả 5 anh chị em, đến năm 6 tuổi thì mẹ ông không may qua đời, anh em ông đều sống trong nhà ông ngoại Trần Nguyên Đán. Đến năm 1390 thì ông ngoại qua đời, cha ông là Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi dạy các con.

Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi

Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán vốn làm quan dưới triều đại nhà Trần. Sau này khi Hồ Quý Ly làm phản, lật đổ nhà Trần để lập nhà Hồ, Trần Nguyên Đán không chống lại, đem con cháu gửi gắm cho Hồ Quý Ly như một biểu hiện cho sự trung thành. Vì thế mà gia quyến của Trần Nguyên Đán sau này đều được toàn mạng, không bị Hồ Quý Ly giết hại.

Năm 1400, Hồ Quý Ly mở khoa thi Nho học để tìm chọn nhân tài. Nguyễn Trãi khi này tham gia thi cử và đã đỗ Thái học sinh, sau đó ông còn được giữ chức Ngự sử đài Chính chưởng. Năm 1407, nhà Minh đem đại quân sang xâm lược nước ta, triều đình nhà Hồ chống đỡ không nổi đành chịu cảnh lụi bại. Bản thân cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt sang Trung Quốc, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh thì đầu hàng nhà Minh để mong toàn mạng.

Khi này Nguyễn Trãi đang tìm cách chạy trốn khỏi nhà Minh. Tuy nhiên nhà Minh lại khuyên nhủ Nguyễn Phi Khanh viết thư bảo ban Nguyễn Trãi đầu hàng. Tổng binh nhà Minh là Trương Phụ khi bắt được Nguyễn Trãi định toan giết, thế nhưng Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc thấy ông mặt mũi khác thường, cho rằng có tài nên tha cho không giết. Bên cạnh đó các con cháu khác của Trần Nguyên Đán, có họ hàng với Nguyễn Trãi đều ra thần phục nhà Minh.

Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân, phò tá Lê Lợi

Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, chiêu mộ được rất nhiều anh hùng hào kiệt đến quy tụ. Cuộc khởi nghĩa ban đầu gặp khó khăn nhưng về sau gặp nhiều thuận lợi và thắng lợi nhất định. Do có lòng yêu nước nồng nàn, không chịu cảnh áp bức của nhà Minh, vào năm 1420 Nguyễn Trãi đã xin được gia nhập nghĩa quân Lam Sơn để phò tá Lê Lợi.

Đầu năm 1427, thời điểm trước 1 năm khi Lê Lợi chính thức lên ngôi hoàng đế nhà Hậu Lê. Lê Lợi đã phong cho Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự. Lê Lợi còn sai người xây dựng một tòa lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, nằm trên bờ sông Hồng, cao ngang tháp Báo Thiên, hàng ngày ngồi trên lầu trông vào thành Đông Quan xem xét hoạt động của quân Minh. Trong khi đó Nguyễn Trãi ngồi hầu ở ngay tầng dưới để bàn luận quân cơ và thảo thư từ đi lại.

Nguyễn trãi sinh năm bao nhiêu chết năm bao nhiêu

Tại đây, Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư gửi vào thành Đông Quan để chiêu dụ Vương Thông, đồng thời gửi thư đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hóa và một số thành trì khác. Nhờ vậy mà các tướng nhà Minh đều nghe theo và ra đầu hàng nghĩa quân, lập hội thề với Lê Lợi ở Đông Quan để có thể rút êm về Trung Quốc. Sau này khi Lê Thái Tổ lên ngôi vua và phong tước cho các công thần, Nguyễn Trãi được ban tước Á hầu, nằm ở ngôi thứ 6. Ông cũng là người đã viết Bình ngô đại cáo để công bố toàn thiên hạ khi Lê Lợi lên ngôi vua.

Kỳ án Lệ Chi Viên

Nguyễn Trãi phục vụ suốt 2 triều đại vua Lê Thái Tổ và vua Lê Thái Tông. Cho đến đầu năm 1438, ông cáo quan xin nghỉ hưu, lui về Côn Sơn để an hưởng tuổi già, chỉ thỉnh thoảng vâng mệnh vua để vào chầu khi được gọi.

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông được Nguyễn Trãi ra đón và đưa vua đi thuyền dạo chơi ở Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, Nguyễn Trãi cử người thiếp là Nguyễn Thị Lộ hầu hạ nhà vua. Đến khi thuyền về tới Lệ Chi Viên thì vua Lê Thái Tông bỗng lâm bệnh nặng rồi không may qua đời sau một đêm thức cùng với Nguyễn Thị Lộ.

Nguyễn trãi sinh năm bao nhiêu chết năm bao nhiêu

Các quan khi biết chuyện bèn yêu cầu giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 thuyền chở thi hài vua về đến Đông Kinh thì mới tiến hành phát tang. Triều đình quy tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi để khép hai người vào trọng tội âm mưu giết vua. Ngày 19 tháng 9 năm 1442, Nguyễn Trãi bị xử tử cùng tất cả người thân 3 họ, hay còn gọi là tru di tam tộc.

Giải oan và khôi phục cho Nguyễn Trãi

Sau khi Nguyễn Trãi qua đời, tất cả công lao và đa số các tác phẩm, văn thơ của ông đều bị mang đi tiêu hủy. Một số gia quyến còn sót lại của Nguyễn Trãi đã nhanh chân chạy thoát, lưu lạc ở khắp nơi. Đặc biệt, người vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là bà Phạm Thị Mẫn, khi đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa sinh sống. Tại đây, bà sinh ra người con trai đặt tên là Nguyễn Anh Vũ. Tuy nhiên để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ bị buộc phải đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.

Phải sau 22 năm, vào tháng 8 năm 1464, sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu đại xá cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện, cấp cho rất nhiều tài sản, ruộng đất.

Nguyễn trãi sinh năm bao nhiêu chết năm bao nhiêu

Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh cho sưu tầm những di cảo thơ văn còn sót lại của Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn suốt 70 năm, đến ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực mới truy tặng Nguyễn Trãi tước hiệu Tế Văn hầu. Cho đến thời điểm này, ông mới được truy tặng tước vị tương đương lúc sinh thời. Nhờ vậy mà nỗi oan của ông mới được hóa giải, các tác phẩm văn học còn sót lại của ông mới được giữ lại cho đến ngày nay.

Hiện nay đền thờ của Nguyễn Trãi được xây dựng tại núi Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông sẽ mãi là Danh nhân văn hóa thế giới, là vị anh hùng dân tộc vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.