Nguyễn trung dân là ai

Nghệ sĩ Trung Dân sinh năm 1967, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu II [nay là trường Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM]. Trưởng thành trên mảnh đất lao động nên ông luôn “sắm” cho mình những vai diễn chân chất, giản dị như ông Mười hớt tóc trong chương trình Trong nhà ngoài phố nổi tiếng một thời. Sau vai diễn gây “bão”, từ một diễn viên bình thường, Trung Dân trở thành một nghệ sĩ hài danh tiếng. Ông được khán giả yêu mến với các tác phẩm như Tin ở hoa hồng, Anh chàng xỏ lá, Thuốc đắng giã tật, Cậu Đồng, Thượng đế cũng nổi giận, Bay trên cô đơn, Bí kíp hạnh phúc...

Gần đây, nghệ sĩ Trung Dân vào vai bố đơn thân Hữu Phong trong sitcom Ông bố bất đắc dĩ. Trong dự án này, nam nghệ sĩ đảm nhận vai ông bố khó tính, đa nghi nhưng tràn đầy tình yêu thương dành cho hai cô con gái Thanh Thy [Nguyên Yunie], Đông Nghi [Kiều Ngân]. Nói về tính cách trong phim có gì khác ngoài đời, Trung Dân thổ lộ ngoài đời ông nguyên tắc nhưng dễ tính hơn. Diễn viên Bí kíp hạnh phúc tâm sự: “Tôi vốn sinh trưởng trong một gia đình nề nếp. Sự nề nếp ấy tiếp tục được tôi duy trì với thế hệ con cháu trong nhà. Tôi minh bạch ở mọi việc, điều này giúp tôi sống tốt, khi làm việc cũng dễ dàng hơn. Dù ai khi tiếp xúc lần đầu đều cảm thấy tôi khó gần nhưng khi tiếp xúc lâu mới thấy tôi dễ chịu, hay bông đùa”.

Nam nghệ sĩ vào vai ông bố khó tính nhưng yêu thương con hết mực

Ảnh: ĐPCC

Ngoài đời, Trung Dân cũng là một người cha nghiêm khắc với con cái. Ông muốn các con tự lập và từng tuyên bố là “không có ý định để lại gia sản cho con cái”. Ông nói: “Tôi có 3 đứa con gái nhưng chắc tôi sẽ không để lại tài sản cho chúng nó. Khi chúng còn trong vòng tay mình thì tốt, nhưng khi nó có cuộc sống riêng với những tác động nào đó, tôi làm sao biết được chúng có đổi khác. Sinh con dễ, dạy con khó lắm nên tôi thà đổ công sức, tiền của lo cho con kiến thức, đó mới là cái vốn để nó sử dụng tới cuối đời”.

Trong ngày quay đầu tiên của phim sitcom Ông bố bất đắc dĩ, Trung Dân gặp lại những gương mặt thân quen như Thanh Thủy, Tuyền Mập, Hữu Đằng, Kiều Ngân… Diễn viên Cua lại vợ bầu nhật xét đồng nghiệp trẻ luôn thể hiện thái độ nghiêm túc, yêu nghề, thích ứng với kịch bản, không gian quay. Ông chia sẻ: “Đây là môi trường giúp các diễn viên như Lâm Thắng, Hữu Đằng, Nguyên Yunie… cọ xát với những người có thâm niên. Bản thân tôi và Thanh Thủy không khó tính, luôn vui vẻ, kết nối với các bạn trẻ khá thuận lợi”.

Trung Dân hào hứng khi gặp gỡ các đồng nghiệp thân thiết trong Ông bố bất đắc dĩ

Ảnh: ĐPCC

Là một nghệ sĩ gạo cội, Trung Dân gửi tâm tình đến thế hệ diễn viên trẻ. Không nói về năng khiếu, ông nhận thấy lớp trẻ còn hạn chế trong việc cảm thụ để đi sâu vào nhân vật. Nam nghệ sĩ thổ lộ: “Tôi quan sát lớp trẻ bây giờ diễn ngoại hình nhiều hơn nội tâm, gặp những trường hợp nặng tâm lý, các bạn dễ đuối. Đôi khi diễn, tôi phải dừng lại hướng dẫn thêm các em. Chúng ta diễn để cho khán giả xem là chưa đủ... mà để phản hồi, kết nối, nâng nhau với bạn diễn, để ngữ cảnh, vở tuồng đúng với cảm xúc, tinh thần đạo diễn, tác giả gửi gắm thông qua nhân vật. Khi giảng dạy, tôi có dịp hỏi những sinh viên trẻ học chuyên ngành về sân khấu, nhất là diễn viên nhưng các bạn không trả lời được câu hỏi tôi đặt ra”. Trung Dân thổ lộ ông không đổ thừa, phê bình thế hệ diễn viên trẻ, bởi cuộc sống hiện tại, đôi lúc các bạn chưa tìm được những gì chỉn chu nhất để gửi gắm đến người xem.

Ông bố bất đắc dĩ chuyển tải câu chuyện của những ông bố gặp rắc rối với các cô con gái. Sitcom kể về Hiền Minh 27 tuổi [Lâm Thắng thủ vai] bất đắc dĩ nhận trách nhiệm nuôi cô bé NiNi [bé Bảo Thi] nghịch ngợm. Thân phận bí ẩn của cô bé 6 tuổi khiến phát sinh nhiều tình huống dở khóc dở cười. Ngoài ra bộ phim còn có nhiều lát cắt khác của gia đình ông bố đơn thân Hữu Phong [Trung Dân] với hai con gái, dự kiến lên sóng từ ngày 10.5 trên VTV9. 

Tin liên quan

Nghệ sĩ Trung Dân sinh năm 1967 ở TP. Hồ Chí Minh. Ông là diễn viên sân khấu và cũng từng tham gia nhiều phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng. Lối diễn chân chất, tự nhiên đã giúp ông được khán giả quý mến, yêu thương. Song song đó, ông cũng giữ vai trò đạo diễn cho các tiểu phẩm hài, phim và là giám khảo cho nhiều gameshow ăn khách. 

Nghệ sĩ Trung Dân nổi tiếng và từng nhận về nhiều giải thưởng cao quý nhờ cống hiến trong nghệ thuật của mình. [Ảnh: FB Nguyễn Trung Dân]

Suốt 30 năm làm nghệ thuật, nghệ sĩ Trung Dân từng nhận về nhiều giải thưởng cao quý. Tuy nhiên, điều quý giá ông có được chính là sự kính trọng, tình yêu của đồng nghiệp, khán giả và cuộc hôn nhân hạnh phúc 31 năm bên vợ hiền. 

Tâm sự trên Nhịp Sống Việt, nghệ sĩ Trung Dân thẳng thắn chia sẻ cuộc hôn nhân với vợ là do ba mẹ “chỉ định”, không phải tự lựa chọn. Đôi lần, ông từng “lăn tăn” về điều này nhưng hơn 30 năm đồng hành lại chưa từng làm điều sai quấy với vợ. Khi con gái đầu lòng ra đời, ông càng nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với vợ và gia đình. 

Nghệ sĩ Trung Dân và gia đình. [Ảnh: FB Nguyễn Trung Dân]

“Nói thật, lúc đầu tôi không yêu cô ấy. Có con là do bản năng. Sau này nhìn đứa con đầu lòng ra đời, thấy sự chu toàn của cô ấy với chồng, với ba má chồng thì tôi biết số phận của mình ở đây. Vợ tôi vốn là gái quê thật thà chất phác. Cô ấy hy sinh vì tôi, không lẽ nào tôi lại không hy sinh vì cô ấy. Thế nên tôi chưa bao giờ có suy nghĩ mình sẽ thay đổi, sẽ có người phụ nữ khác. 

4 anh em trai tôi, đa số lấy vợ đều do ba má chọn nhưng không người nào có vợ bé hay ai khác. Vợ tôi tốt quá thì tôi cũng phải nhìn trước ngó sau, phải chia sẻ và sống sao cho đúng với người ta. Thế nên suốt mấy chục năm chung sống, tôi gần như chưa từng biết nghĩ tới người khác ngoài vợ mình”, nghệ sĩ Trung Dân tâm sự. 

Ông còn khẳng định với mình gia đình là trên hết. Bất cứ làm việc gì cũng là cho gia đình nhỏ và ông không thể để nó đổ vỡ, sứt mẻ sau mấy chục năm gây dựng. 

Ông nổi tiếng thương vợ, đi làm luôn mang tiền về cho vợ. [Ảnh: FB Nguyễn Trung Dân]

Khi không làm nghệ thuật, nghệ sĩ Trung Dân dành thời gian cho các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, viết truyện, trồng cây, chăm sóc gia đình, phụ vợ con việc nhà. Ông còn nổi tiếng thương vợ, không bao giờ sa ngã vào rượu chè, bài bạc và luôn đưa tiền cho bà xã giữ: “Tôi nghĩ công việc và thu nhập của tôi giống như thời tiết. Hôm nay nắng đẹp, mai mưa bão, khô hạn, lũ lụt… nên tôi luôn sống cần kiệm, chăm chỉ.

Làm được bao nhiêu, tôi đưa vợ tích cóp làm ăn chứ không xài hoang phí. Vợ tôi dùng tiền đó để kinh doanh bất động sản, làm yến, nhờ thế kinh tế trong nhà mới ổn định và vững vàng.”

Vợ chồng ông có chung với nhau 3 con gái. Cả ba đều giỏi giang và có năng khiếu riêng. Trong đó, con lớn đã lấy chồng Tây và sống ở Úc. Con giữa học cực giỏi những môn khoa học tự nhiên. Con út lại đặc biệt nhạy bén với ngoại ngữ, có thể xem phim nước ngoài bằng tiếng Anh không cần phụ đề từ khi chỉ là học sinh tiểu học. 

Nghệ sĩ Trung Dân chụp ảnh cùng vợ và con rể, con gái lớn. [Ảnh: Nhịp Sống Việt]

Thực tế, nghệ sĩ Trung Dân là người không thích ồn ào. Ông chỉ muốn sau khi kết thúc công việc sẽ về nhà nghỉ ngơi, giải trí với gia đình và không dính líu chuyện chẳng phải của mình. Vậy nhưng ông vẫn luôn trăn trở với những vấn đề có thể để lại hệ luỵ cho nghề nghiệp, cộng đồng và xã hội nên sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích chung. Chuyện được mọi người thích hay ghét ông cho rằng đây là điều bình thường của cuộc đời và không bận tâm nhiều. 

Nghệ sĩ Trung Dân còn ấp ủ xuất bản một quyển sách mang tên Chuột Ở Thánh Đường. Đây sẽ là tác phẩm ông dùng để lột mặt nạ của những con người dối trá mang danh nghệ sĩ. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết song song với những kẻ xấu, người tốt cũng nhiều và họ đến với nghệ thuật bằng một tình yêu chân chính. 

Nghệ sĩ Trung Dân cho rằng vẫn có rất nhiều người say mê nghệ thuật chân chính. [Ảnh: FB Nguyễn Trung Dân]

Tâm sự của nghệ sĩ Trung Dân hiện đã nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả, đặc biệt là khi ông tiết lộ về cuộc hôn nhân đặc biệt của mình. Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều ông chia sẻ? Hãy bày tỏ cảm nhận của mình dưới phần bình luận nhé!

Cùng cập nhật những tin tức mới và hấp dẫn nhất tại YAN.

Một người nào đó đã nói: “Đời doanh nhân là những cơn bão bất tận, và tôi tìm sự bình yên trong bão”. Gặp Nguyễn Trung Dân – Tổng giám đốc Công ty Danatol, tôi cũng có cảm giác ấy, một người cứ lao vào bão tố mà đi, để rồi cái nhận được lớn nhất là: Tự do. Tự do được làm những gì mình mong muốn, tự do yêu, và tự do hy vọng. Nghiệp làm báo và nghiệp làm doanh nhân cứ xé nửa con người anh, dùng dằng, không phân định, để rồi cuối cùng anh mới ngộ ra rằng cả hai đều làm anh hạnh phúc. Yêu công việc, yêu cuộc sống, yêu tình yêu của chính mình, dám sống với nó đến tận cùng. Anh vẫn hay bị bạn bè trách yêu là lúc nào cũng “vói” quá cao. “Vói cao” với anh cũng là đặc tính của một tâm hồn lạc quan.

____
Học Triết, học Văn, rồi ra làm báo, lý do nào khiến anh rẽ ngoặt sang kinh doanh? Mà lại bắt đầu bằng… bán nước tương, xà phòng? Kiếm được nhiều tiền từ khi còn rất trẻ, anh tiêu đồng tiền đầu tiên của mình như thế nào?

Tôi bắt đầu làm kinh doanh từ rất sớm. Tất cả đều do tình cờ, thành ra tôi tin vào duyên nghiệp. Hồi đó còn ngăn sông cấm chợ nên thực phẩm khan hiếm lắm. Chỉ vì giúp bạn mua mấy con bò mà tôi bị tòa soạn làm khổ làm sở, suốt mấy tháng trời cứ bắt ngồi không, mà kỷ luật cũng không thể vì chuyện quá nhỏ. Nhưng sau đó, tôi được điều động về công tác ở phường. Công việc nhàn quá, tôi nảy ý định rủ mấy người bạn là kỹ sư hóa tổ chức nấu nước mắm, xì dầu, làm xà phòng, rồi đi bán rong ruổi khắp miền Bắc… Cảm động lắm vì có những gia đình ở Lạng Sơn nhiều năm không có lấy một bánh xà phòng để giặt, một chai nước mắm để ăn, thế là tôi cứ vừa bán vừa cho.

Tôi còn nhớ những ngày ở Bắc Ninh, hai bên cabin xe chất đầy tiền nhiều đến nỗi tôi không ngủ được. Đêm Bắc Ninh đẹp lạ lùng, trăng vằng vặc sáng giữa hàng cây bàng, tôi bắt đầu suy nghĩ về nghiệp kinh doanh, và hiểu rằng tiền không phải là tất cả. Tôi nghĩ người làm kinh doanh không nhất thiết là ngành gì, miễn là có ích. Tôi đã học những bài học đầu tiên về kinh doanh mua bán, tổ chức thị trường từ nghề bán xì dầu, và bắt đầu gom góp bạn bè, tổ chức lại, xây dựng và chuyển giao công nghệ cho nhiều cơ sở khác. Đồng tiền đầu tiên kiếm được tôi dành mua cho bạn chiếc xe đạp và cái áo len…

____
Vì sao vợ ở Sài Gòn, có nhiều điều kiện làm ăn tại đây, anh lại lên tít chân đèo Hải Vân để làm khu du lịch Suối Lương? Có bao giờ anh xem chuyện làm ăn như một canh bạc, được ăn cả, ngã về không?

Thật ra nhịp sống Sài Gòn làm tôi mệt lắm. Mặc dù ở Sài Gòn tôi có rất nhiều cơ hội, nhất là cơ hội trở lại với nghề báo mà mình yêu thích. Anh em bè bạn vẫn quý tôi với tư cách nhà báo hơn là tư cách doanh nhân, có lẽ do tôi làm báo cũng đàng hoàng, gây được ấn tượng… Tôi cũng rất yêu gia đình và muốn có cuộc sống ổn định, nhưng thật sự tôi yêu sự êm đềm của Đà Nẵng, yêu suối, yêu cỏ cây… Giống như nhiều người Quảng Nam khác, tôi rất yêu quê mình, một môi trường làm ăn quen thuộc, và tôi tin là vợ tôi sẽ theo tôi về Đà Nẵng [cười] vì cô ấy cũng có một tâm hồn giống tôi, thích những gì êm đềm, đẹp đẽ… Tôi cũng tin là Suối Lương sẽ làm cho bất cứ ai mệt mỏi đều cảm thấy hồi sinh, yên ổn… Tôi không bao giờ coi chuyện làm ăn như một canh bạc, bởi đánh bạc người ta luôn quyết phải thắng, không thì đứng dậy sạch trơn.

Nhưng làm ăn thì dù thất bại cũng được nhiều thứ khác quý hơn cả tiền bạc. Chỗ tôi làm là một vùng đất nghèo khó, khi tôi đặt khu du lịch ở đây, nó sẽ tác động dần dần đến người dân, giúp họ ý thức phải thay đổi nhà cửa, thay đổi cách sống để bán buôn theo mình, rồi con cái họ được vào làm trong khu du lịch, ngày một trưởng thành, nên người. Tác động của doanh nhân đến xã hội quan trọng hơn nhiều thành công riêng của người đó. Cho đến giờ, tâm nguyện của tôi mỗi buổi sáng thắp hương trên bàn thờ mẹ chỉ là làm sao đủ sức nuôi ngần ấy con người trong công ty.

Còn nhu cầu của riêng tôi cũng ít lắm, nếu chỉ vì mình thì không cần phải bươn chải nữa. Đó cũng chính là ước ao, là thúc đẩy của người làm ăn… Tôi đang chuẩn bị sang Angola tìm hiểu thị trường để tổ chức một chợ Việt Nam bán hàng tiêu dùng. Lại bắt đầu một công việc mới… Dù có vất vả, buồn bã đến đâu, thì khi trở về bên suối, nghe tiếng nước róc rách, tôi lại thấy lòng mình sạch sẽ, thanh thản lạ lùng. Làm được điều mình thích quan trọng hơn là kết quả thế nào.

Tâm nguyện của tôi mỗi buổi sáng thắp hương trên bàn thờ mẹ chỉ là làm sao đủ sức nuôi ngần ấy con người trong công ty.

____
Là người đi về liên tục giữa Sài Gòn – Đà Nẵng, anh có thể nói gì về tốc độ phát triển rất nhanh của Đà Nẵng trong thời gian qua?

Muốn phát triển kinh tế phải có thị trường. Thói quen tiêu dùng, thói quen sản xuất, định hướng sản xuất, đời sống văn hóa nghệ thuật của Đà Nẵng còn thấp lắm, ngược lại Đà Nẵng có một chính quyền rất tốt, năng động, mạnh dạn, nhưng sự nghèo khó khiến người dân vừa thiếu vốn, thiếu tri thức làm giàu, thiếu phương án làm ăn, chỉ biết “làm theo”, nên khi “chết” là chết hàng loạt.

Mong muốn của chính quyền là tạo một cơ sở hạ tầng rất tốt để kéo nguồn lực bên ngoài tác động vào. Cải thiện thói quen tiêu dùng khó lắm, vì người dân miền Trung đã thấm sâu bản chất tiện tặn, lại thêm việc người giàu chưa được coi trọng. Tiện tặn là phải chọn cái tốt nhất, chứ không phải chọn cái rẻ nhất. Ở Nhật, Mỹ, Thụy Điển… hàng năm có chính sách cho phiếu mua hàng để người dân mua sắm, để kích thích thói quen tiêu dùng. Không có thị trường thì đừng nói đến sản xuất, thương mại gì hết.

____
Được nhiều người trong giới làm báo ở Quảng Nam – Đà Nẵng biết đến với những bài báo viết về đề tài chống tiêu cực, cuộc đời làm báo của anh cũng long đong lận đận không kém gì cuộc đời doanh nhân?

Tôi nhớ ngày đầu tiên bước vào tòa soạn, anh Tổng biên tập hỏi tôi đã làm báo chưa, tôi nói chưa, nhưng tôi tin là mình có thể làm được. Hồi đó mình tự tin một cách trẻ con, đó là điều lạc quan đầu tiên. Càng làm tôi lại càng nghi ngờ về sự hiểu biết của mình. Cuộc đời tôi luôn chủ quan, đưa đến những sự không hay. Tổ chức bốn tờ báo huyện miền núi xuất bản đều đặn và đàng hoàng, lang thang với dân làng, tôi phát hiện ra cô gái sông My đã cứu nhà thơ Tố Hữu khi ông gặp nạn trong bài thơ Nước non ngàn dặm, hiện vẫn còn sống.

Tôi đã viết lại câu chuyện ấy, và “đạo diễn” cho dân làng huyện Giằng ra gặp ông Tố Hữu, lúc ấy đang là Phó Thủ tướng thường trực. Nhờ sự kiện này, huyện Giằng đã được Phó Thủ tướng cấp hai chiếc xe U Wuat, mấy trăm tấn xi măng sắt thép, 100 tấn dây điện, 100 tấn xăng dầu. Đó là bài học đầu tiên của tôi về kinh tế bao cấp. Từ phong trào NVL [Những việc cần làm ngay do cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng trên báo chí] nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, tôi và anh Tổng biên tập Ngô Quy Nhơn đã gầy dựng tờ Quảng Nam – Đà Nẵng Chủ nhật thành tờ báo Đảng ở địa phương đầu tiên có lãi, đặt lại nhiều vấn đề về văn hóa, nghệ thuật, và chống tiêu cực rất dữ dội.

Anh Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đánh giá đây là tờ báo “Không để yên cho bọn tiêu cực cả ngày Chủ nhật”… Thế nhưng sau đó, một khúc rẽ ngoặt khác đưa tôi về làm Tổng đội trưởng Tổng đội xây lắp Thanh niên xung phong. Từ chỗ không hiểu gì về xây dựng, tôi đã cùng anh em đưa đơn vị dần dần nổi tiếng, thực hiện những công trình lớn từ Nam chí Bắc. Nhưng cơ chế thay đổi, Tổng đội tan rã, tôi quyết định trở về với nghề báo. Đời tôi cái gì cũng lùng nhùng, không dứt khoát. Tôi hay nói đùa: “Kiều ba lần vô lầu xanh thì tôi cũng ba lần vô nghề báo”. Vậy mà số phận vẫn chưa yên, về báo Lao Động một thời gian tôi lại phải trở lại nghiệp kinh doanh.

____
Bao nhiêu lần khởi nghiệp, bao nhiêu lần thất bại, nhưng anh vẫn liều lĩnh đến ngang tàng khi quyết định khởi nghiệp lại một lần nữa? Anh nghĩ gì về những cơn “bão dây bão rớt” của đời mình?

Cuộc đời là một chuỗi nhân duyên, “trùng trùng duyên khởi”, mình cứ phải đi mãi không dừng được. Khu du lịch của tôi vừa trải qua một cơn lũ quét khủng khiếp. Hôm ấy không biết linh tính mách bảo thế nào mà tôi đã kịp hối thúc 250 em khuyết tật của làng Hy Vọng rời khỏi quán sang một ngôi nhà khác cao hơn để dùng cơm, thoát chết trong gang tấc. Chỉ 30 giây sau, nước ập xuống cùng đá hộc cuốn hết cả bàn ghế tủ lạnh biệt tích… Tôi không biết đó đã là cơn lũ cuối cùng của đời tôi chưa, nhưng quả thật nó đã làm tôi phải suy nghĩ lại mọi giá trị của cuộc đời.

Người xưa đã nói: Con người là quý nhất, tôi chỉ muốn thêm vào: giữ được ý chí lạc quan để có thể tiến lên phía trước, làm lại từ đầu mọi cái thực sự là phẩm chất cần có của doanh nhân. Không hiểu sức mạnh nào làm tôi luôn luôn lạc quan, dù cuộc đời đầy trắc trở. Tôi không khó khăn nhiều về tiền bạc, nhưng công việc luôn có chuyện ưu phiền phải giải quyết. Cứ xông tới trước, cố gắng làm. Đến tuổi này đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng hễ cứ thấy cơ hội là chộp liền… Cuối cùng tôi nghiệm ra cứ vươn lên mà sống…

Giữ được ý chí lạc quan để có thể tiến lên phía trước, làm lại từ đầu mọi cái thực sự là phẩm chất cần có của doanh nhân.

____
Vậy anh có kinh nghiệm thương trường nào có thể chia sẻ với những người trẻ tuổi đang khởi nghiệp?

Đừng tin, không thể sử dụng một kinh nghiệm nào trên thương trường cả, vì mọi thứ luôn luôn biến đổi. Cũng không thể lấy kinh nghiệm của người này áp dụng vào người kia, chỉ có thể thấy để tránh những bước đi sai mà thôi. Hơn nữa với doanh nhân, tính cách quyết định dữ lắm, tính cách khác nhau thì làm sao có thể áp dụng một loại kinh nghiệm nào đó!

Mọi cái xảy đến đều do sự nhạy cảm riêng tư của mỗi người chứ không theo một bài bản nào hết. Tôi ít đọc sách về kinh tế, vì những điều đó khó có thể áp dụng trong hoàn cảnh Việt Nam. Ngược lại tôi đọc sách văn học, triết học, những loại sách đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Tôi vẫn tự hào là mình đọc nhiều, nhưng khi xây dựng phòng đọc sách cho khu du lịch, mới thấy thật xấu hổ vì mình đọc còn quá ít, kho tàng tri thức của con người thật đồ sộ.

____
Nghề báo và kinh doanh cứ lẫn lộn với nhau trong anh như thế suốt đời sao?

Tôi nghĩ làm cái nào cuối cùng cũng đòi hỏi sự tử tế, nhân nghĩa với nhau. Kinh tế và nghề báo đều giống nhau ở chỗ có thể tác động được vào xã hội, thể hiện được hoài bão của mình.

____
Vất vả lắm anh mới lập được một gia đình trong Trung tâm trẻ em đường phố Đà Nẵng, tấm lòng của anh dành cho trẻ thơ, với công việc từ thiện?

Tôi phải cảm ơn phu nhân tổng thống Pháp Mitterand. Đề án của tôi bao năm vẫn chưa được duyệt, chỉ khi bà xin lập một gia đình trẻ em bụi đời để bảo trợ, tôi mới “ăn theo” lập một gia đình thứ hai. Đơn vị tôi mua đất xây nhà, bảo trợ tiền ăn cho các em suốt nhiều năm liền. Thành lập CLB Ngày mai cho các em đọc sách báo, xem phim, dạy vi tính, tiếng Việt, tiếng Anh, khơi gợi cho các em cơ hội để thay đổi cuộc đời… Mười mấy năm nay, nhiều em đã lớn khôn, có gia đình đàng hoàng, có em đã vào đại học.

____
Cuộc hôn nhân lần thứ hai với anh cũng đầy sóng gió, sức mạnh nào giúp anh vượt qua bao trở ngại về dư luận, về trách nhiệm, để sống cho tình yêu, và gìn giữ những tình cảm cha con, chồng vợ?

Tôi gặp cô ấy lần đầu tiên cũng vào một cơn lũ lớn, tôi đã hỏi thầm liệu mình có duyên nợ gì không? Chúng tôi đã phải vượt qua bao sóng gió để có nhau, và tôi cảm ơn cuộc đời, cảm ơn cô ấy đã vì tôi mà chấp nhận nhiều thiệt thòi. Suốt mấy năm ròng cứ ra vô như thế, xa xôi cách trở nhưng cô ấy vẫn tin và dành cho tôi sự chăm sóc ân cần. Tôi luôn nói với cô ấy: trong làm ăn hay trong yêu thương cũng vậy, hãy cố gắng sống hết mình để lòng không áy náy.

Yêu và làm kinh tế đều khổ cả, nhưng nếu đặt ra mục đích thì mọi khổ ải sẽ mau qua. Phải biết sống tự trọng, biết mình ở chỗ nào, để giữ sự tôn trọng của nhau. Cả hai đều là doanh nhân, đều chịu trách nhiệm với công ty của mình, chúng tôi rất độc lập với nhau trong điều hành công việc và tiền bạc. Tôi nghĩ một người dữ dội trong làm ăn cũng là một người dữ dội trong tình yêu, không biết yêu thì sống để làm gì? Sống mà không có tình yêu, thì có thể sẽ thành công về tiền bạc, nhưng không thể thành công về cuộc đời.

____
Bạn bè thường bảo anh là người luôn luôn “vói” quá cao, kể cả chuyện tình yêu, anh không sợ… té đau à?

[Cười] Chúng tôi đến với nhau khi cô ấy đang ở trên đỉnh cao, nhưng tôi xem thường chuyện đó, nói thế cũng chưa hẳn đúng, cuộc đời cứ bắt mình phải chọn những mục tiêu cao hơn nên cứ phải kiễng chân, thậm chí phải nhảy lên… Chuyện “vói” này không thể nói là thắng hay bại. Bao giờ trong cái thắng cũng có cái bại. Tôi nghĩ nếu mục đích vươn tới là vật chất thì chỉ có nỗi buồn.

Cái được nhất là những yên ổn tinh thần, làm mình tươi trẻ hơn. Tôi cũng gặp nhiều thất bại lắm, như chuyện thanh niên xung phong là một thất bại lớn của tôi, cả đơn vị phải giải thể vì mình không có khả năng chiếm vị trí điều hành đơn vị, vì phe cánh nọ kia… Thất bại lớn nhất của tôi là không coi trọng kết quả về tiền bạc, không coi trọng vị trí, cái gì thấy không vui là bỏ đi… Vào cuộc chơi mà không chấp nhận quy luật của nó sẽ bị loại ra… Chính vì thế tôi chuyển sang làm tư nhân, ở đây mọi thứ đều do mình quyết định, khi nào mình không quyết định nữa là hết. Con người mình luôn coi trọng tự do, luôn phản kháng.

Sống mà không có tình yêu, thì có thể sẽ thành công về tiền bạc, nhưng không thể thành công về cuộc đời.

____
Nghe nói chuyện anh xây chùa ở Suối Lương cũng không ít khó khăn?

Khi làm khu du lịch Suối Lương, tôi có ý định làm các mô hình văn hóa với đình chùa, hang đá, tháp Chàm, nhà Việt cổ… Cũng là duyên may, một ngôi chùa cổ ở Nam Định đang chuẩn bị xây chùa mới, và thay đi những tượng Phật cũ bằng đất bột, trong đó có bức tượng Phật Bà Quan Âm bồng con. Tôi đã dời cả ngôi chùa về Suối Lương. Tình cờ đọc cuốn Phật lục của Trần Trọng Kim, tôi mới phát hiện ra đó là tượng Quan Âm Thị Kính. Tôi mừng lắm. Anh chủ tịch thành phố cũng biết, hỏi chuyện, tôi nói với anh: “Vì tiếc một ngôi chùa đẹp, những bức tượng đẹp mà tôi đã cất giữ thôi, nhất là khi biết đó là tượng Quan Âm Thị Kính. Thực ra đó cũng là gìn giữ văn hóa, gìn giữ niềm tin”. Nghe xong, anh chịu liền.

____
Là dân xây dựng, đã từng xây bảy cái nhà cho riêng mình, nhưng thực sự chưa được ở cái nhà nào, anh ước mong một mái ấm như thế nào?

Số phận ghê gớm vậy đó, tôi chỉ ước mong một ngôi nhà êm đềm bên sông.

____
Anh có nghĩ trong làm ăn và cuộc đời cần nhất sự khôn ngoan?

Tôi nghĩ không cần nhiều lắm, bởi khôn ngoan thường đi cùng thủ đoạn. Trong làm ăn cần nhất là may mắn và những mối quan hệ bạn bè tốt. Muốn có bạn tốt thì phải sống thực mới bền. Tôi may mắn đi tới đâu cũng có bạn. Tôi đối với bạn hết mình, tự nhiên. Tôi là người lang bạt kỳ hồ, có khi nhớ bạn đến mức bay đi chỉ để uống với nhau một chén rượu rồi về. Đi nhiều, thấy nhiều, tôi càng xót xa cuộc sống dân mình sao vẫn còn nghèo khó, ít ai có điều kiện được hưởng những gì đẹp đẽ, lãng mạn của cuộc đời. “Tận nhân lực, tri thiên mệnh”, tôi chỉ cầu cho mình một chữ “duyên”.

Video liên quan

Chủ Đề