Nhà bị ẩm phải làm sao

Khí hậu nước ta thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là khí hậu miền Bắc vào mùa Xuân thường có kiểu thời tiết đặc trưng là ẩm nên dẫn tới hiện tượng bề mặt tường, trần luôn trong tình trạng ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài khiến cho các vi khuẩn nấm mốc phát triển. Tuy nhiên ngoài khí hậu thì còn nhiều nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng này? hãy cùng đọc bài việt dưới đây tìm được giải pháp phù hợp cho nhà mình nhé!

Hậu quả của nhà bị ẩm mốc

Nấm mốc là một dạng bảo tử và được phát tán vào không khí, thích hợp phát triển ở những nơi có độ ẩm cao và thiếu ánh sáng mặt trời. Vì thế nấm mốc phát triển nhanh ở các góc khuất trong nhà hoặc trên tường bị ngấm nước lâu ngày.

Nấm mốc có thể gây ra tình trạng dị ứng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến cách bệnh về hường hô hấp và các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, đau khớp,…Các vết nấm mốc bám trên sàn nhà còn gây ra tình trạng trơn dễ trượt ngã, nhưng vết nấm mà sinh sôi trên tường thì làm hỏng cấu trúc tường và gây tróc sơn – vôi gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhà bị ẩm mốc

  • Thời tiết nồm, độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng nhà bị ” đổ mồ hôi”, nhất là các khu vực nền gạch men, cầu thang đá, cửa kính. Khi sờ vào chúng ta cảm nhận rõ sự trơn trượt,
  • Do bề mặt tường nhà, trần nhà không được không được chống thấm, chổng ẩm phù hợp: nhất là ở các tầng thấp khi lớp chống thấm không được xử lý phù hợp gây ra khả năng bị mốc tường nhà.
  • Chất kết dính sử dụng trong xây dựng: trong quá trình xây nhà, các vật liệu như cát, vôi, vữa đều được trộn với nước khiến độ ẩm tăng lên. Dù là chất kết dính nhưng lại làm cho mạch tường ẩm khiến cho nấm mốc có điều kiện phát triển.

Cách khắc phục tình trạng nhà bị ẩm mốc

Cách xử lý tường nhà bị thấm nước.

Hiện nay có rất nhiều loại sơn tường có khả năng chống thấm tốt vì thế bạn có thể dùng một loại sơn chống thấm cho cả mặt ngoài lẫn mặt trong của ngôi nhà và trước khi tiến hành sơn thì bề mặt tường cần được làm khô nhất định. Ngoài ra bạn có thể dùng gạch ốp tường để ốp lên bề mặt tường hoặc dùng gỗ ốp lên bề mặt tường vừa tăng tính thẩm mỹ lại chống được ẩm mốc.

Khi tường đã bị ẩm mốc thì bạn có thể sử dụng biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường. Cách thực hiện như sau: Đục tạo rảnh, quét một lớp vữa gốc xi măng sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định tạo nên một loại vữa mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được. Loại vừa trên được trực tiếp trát lên bề mặt gạch nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do bị thiếu vữa. Sau đó quét một lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng nhằm củng cố độ bền của hạng mục xử lý. Tô vữa hoàn thiện, phục hồi như ban đầu.

Đặc biệt hiện nay còn sử dụng phương pháp phun dịch chống thấm Water Seal cho tường vữa, tường gạch. Với cơ chế phản ứng vôi hóa, Water Seal thẩm thấu sâu vào vật liệu sẽ bịt kín tất các các đường nứt nhỏ, các mao mạch rỗng.

Trời nồm là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc. Mỗi mùa nồm ẩm đến, sàn nhà thường bị rộp hoặc bong tróc, đặc biệt là sàn gỗ. Vậy, sàn nhà bị nồm phải làm sao để khắc phục và xử lý nhanh chóng? Xem ngay tại đây bạn nhé!

Đã cập nhật 19 tháng 11 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ

Nhà bị ẩm phải làm sao

Nhà bị ẩm phải làm sao

Trong nhà

Sàn nhà bị nồm phải làm sao để xử lý?

Trời nồm là gì? Phải làm sao để chăm sóc nhà cửa khi trời nồm ẩm? Hiện tượng nồm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn thế nữa, sàn nhà hoặc tường hay dễ bị ẩm mốc và đổ mồ hôi gây mất thẩm mỹ. 11 giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Sàn nhà bị nồm phải làm sao để xử lý?”

1. Loại bỏ các vật bị ngấm nước khỏi sàn nhà

Thảm và đồ nội thất bị ngấm nước sẽ thoát hơi nước và thấm lên mặt sàn gây ra hiện tượng nấm mốc phát triển mạnh. Nấm và vi trùng sẽ xâm nhập vào các lỗ và đường nối của sàn nhà. Để phòng tránh sàn nhà bị nồm, bạn cần loại bỏ tất cả vật dụng bị ẩm ướt ra khỏi phòng và đặt ở nơi khô ráo mà không làm hỏng sàn nhà. Bạn có thể tham khảo thêm cách loại bỏ nấm mốc trên sàn và thảm

2. Sử dụng máy hút ẩm

Đối với những vũng nước nhỏ, bạn có thể dùng khăn lau. Nước sẽ thấm vào bề mặt khăn giúp sàn nhà khô ráo nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng cách này với những vũng nước lớn và loang lổ to. Do đó, bạn cần một chiếc máy hút ẩm để hút sạch các khu vực bị nước thấm nhiều. Ngay cả khi bạn nhìn thấy không còn nước trên sàn nhà, bạn vẫn nên sử dụng máy hút ẩm để hút các vết nước ẩn trong lỗ hoặc đường nối. Tiếp tục chạy máy hút ẩm trên sàn cho đến khi không còn thấy nước trong ống đựng chân không là hoàn thành.

3. Làm sạch toàn bộ bề mặt gỗ

Mặc dù sàn nhà đã sạch nước hoàn toàn, tuy nhiên, một vài mảnh vụn và bụi bẩn bám trong khe sàn có thể lưu trữ nước cũng như vi khuẩn gây hại cho vật liệu sàn. Do vậy, bạn cần sử dụng chất tẩy rửa khử trùng không tạo bọt và bàn chải lông mềm để loại bỏ bụi bẩn và tránh làm xước bề mặt sàn. Sau đó hút sạch phần nước bằng máy hút ẩm, sử dụng máy lau sàn gỗ để loại bỏ chất khử trùng còn sót lại và lau khô bề mặt gỗ.

4. Làm khô hoàn toàn sàn nhà gỗ

4 lưu ý sau đây sẽ giúp bạn làm khô hoàn toàn sàn nhà gỗ:

  • Đặt máy hút ẩm ở vị trí trung tâm của căn phòng trong ít nhất 24 giờ, bạn lưu ý cài đặt máy hút chế độ cao nhất để sàn khô dễ dàng hơn.

  • Đặt quạt xung quanh phòng để toàn bộ bề mặt sàn đều nhận được luồng gió.

  • Nếu có tầng dưới sàn có thể tiếp cận được, hãy đặt quạt ở tầng thấp hơn và hướng không khí lên trần nhà để làm khô sàn phụ và sàn từ bên dưới.

  • Mở cửa sổ để không khí lưu thông, tuy nhiên, bạn không nên mở cửa sổ khi trời đang mưa vì sẽ làm tăng thêm độ ẩm trong nhà.

5. Kiểm tra nấm mốc

Nấm mốc là mối nguy hiểm nghiêm trọng không những cho sàn nhà mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp hoặc các vấn đề về dị ứng dưới da,... Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra sàn nhà để phát hiện nấm mốc kịp thời. Nếu thấy dấu hiệu của nấm mốc trong các lỗ rỗng, bạn nên xử lý bằng dung dịch baking soda, nước rồi hút ẩm và tiếp tục quá trình làm khô.

6. Thực hiện kiểm tra độ ẩm

Dùng máy đo độ ẩm kiểm tra xem gỗ còn ẩm ướt hay không. Sàn gỗ có thể mất vài tuần để khô hoàn toàn. Vì vậy, bạn hãy đặt quạt và máy hút ẩm hoạt động liên tục trên sàn nhà cho đến khi không còn nước thấm trên sàn gỗ.

7. Sử dụng điều hòa chế độ khô

Một trong những phương pháp chống nồm cho sàn nhà tốt nhất cũng như giữ cho sàn khô sạch là sử dụng điều hòa chế độ khô. Máy lạnh ở chế độ khô sẽ hút ẩm không khí, lưu thông không khí tốt và đảm bảo sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.

8. Đóng kín cửa

Nhiều người trong chúng ta thường suy nghĩ rằng, nếu mở cửa sổ để đón gió thì sàn nhà sẽ nhanh khô ráo và sạch hơn. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm, bạn không nên mở hết các loại cửa trong nhà vì điều này chỉ làm sàn nhà thêm ướt. Do đó, phương pháp hiệu quả để chống nồm ẩm là hãy đóng kín cửa.

9. Không bật quạt máy

Gió từ quạt máy khiến sàn nhà trở nên ẩm ướt hơn. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được mở quạt nếu không muốn nhà càng thêm ướt trong những ngày thời tiết khó chịu như thế này.

10. Những vật liệu hỗ trợ hút ẩm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật liệu hỗ trợ hút ẩm như than, vôi báo cũ hoặc khăn khô. Sau đây là một vài cách áp dụng vật liệu hút ẩm để chống sàn nhà bị nồm ẩm:

  • Đặt chậu than củi nhỏ trong phòng, dưới gầm ghế. Bạn lưu ý chỉ để than củi khô chứ không đốt chúng lên. 

  • Sử dụng 10-15kg vôi sống, đựng vào thùng gỗ hoặc thùng giấy, dưới gầm giường hoặc góc phòng và mở nắp thùng vôi khi trời nồm ẩm.

  • Với những khu vực sử dụng chung như cửa ra vào, bồn rửa, cửa nhà tắm,.. bạn có thể đặt thêm một vài tờ giấy báo để hỗ trợ hút ẩm.

11. Chống mốc cho các đồ dùng trong nhà bằng nước nóng

Một số đồ dùng như đũa tre, muôi bằng gỗ,.. rất dễ bị mốc trong thời tiết nồm ẩm. Vì thế, sau khi rửa chén bát, bạn nên dùng nước nóng tráng lại và phơi thật khô ráo. Lưu ý khi phơi, bạn nên giữ khoảng cách cho đũa tre và đồ gỗ để đảm bảo vệ sinh. 

Như vậy là bài viết đã cung cấp những thông tin cũng như lời đáp hiệu quả để xử lý khi sàn nhà bị nồm ẩm. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Cleanipedia để biết thêm nhiều mẹo chăm sóc nhà cửa hữu ích bạn nhé.