Nhiệm vụ của nhà giáo theo Luật giáo dục 2022

Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục 2019 và các quy định mới về nhà giáo cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực khi Luật giáo dục có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Dưới đây là tổng hợp các quy định mới nhất về nhà giáo theo Luật giáo dục sửa đổi 2019 đã được VnDoc tổng hợp, mời các bạn cùng theo dõi.

Tổng hợp các quy định mới nhất về nhà giáo

  • Vị trí, vai trò của nhà giáo
  • Tiêu chuẩn của nhà giáo
  • Nhiệm vụ của nhà giáo
  • Quyền của nhà giáo
  • Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
  • Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
  • Tiền lương
  • Chính sách đối với nhà giáo

Vị trí, vai trò của nhà giáo

Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Tiêu chuẩn của nhà giáo

Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
  • Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
  • Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Nhiệm vụ của nhà giáo

Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Quyền của nhà giáo

Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a] Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b] Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c] Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d] Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo

1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.

2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Tiền lương

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Chính sách đối với nhà giáo

1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGDĐT 2019 về phụ cấp nhà giáo
  • Giáo viên có bắt buộc phải học thăng hạng
  • Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên

Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội. Vậy nhà giáo thực hiện nhiệm vụ gì?. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ vấn đề này.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên [giảng viên] được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh, sinh viên để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luật.

Căn cứ theo Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà giáo thực hiện 4 nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất: Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Chương trình giáo dục đó là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Thứ hai: Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

Nghĩa vụ công dân là việc Nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu, nếu không thực hiện thì Nhà nước buộc phải áp dụng bằng mọi biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.

Điều lệ nhà trường hiểu đơn giản là văn bản xác lập điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà trường.

Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự phù hợp với nhà giáo.

Thứ ba: Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Nhiệm vụ này nhằm đảm bảo hình mẫu, cốt cách của nền giáo dục. Chính nhà giáo là đối tượng để nhìn vào và đánh giá nền giáo dục đó có tiến bộ, văn minh và phát triển hay không. Vì vậy, việc giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học cần được nâng cao.

Thứ tư: Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Xã hội ngày càng phát triển, xu thế càng đòi hỏi trình độ cao hơn, nhà giáo phải luôn luôn trau dồi chuyên môn, kỹ năng và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với người học và thực tiễn đời sống xã hội. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Đồng thời việc học tập, rèn luyện không ngừng của nhà giáo cũng sẽ là tấm gương để chính người học noi theo và học tập.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề