Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh mùa đông

Trẻ mới sinh thường có sức đề kháng yếu nên khi tiết trời trở lạnh sẽ rất dễ mắc phải các bệnh như: sổ mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Vậy, bố mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông như thế nào? Nếu chưa có kinh nghiệm về chăm sóc trẻ nhỏ, cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ mới sinh sẽ như thế nào?

Ở giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều thay đổi nên sức đề kháng còn rất yếu. Do đó, bố mẹ nên chăm sóc cẩn thận và bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh. Để hiểu hơn về trẻ mới sinh sẽ như thế nào, bố mẹ có thể tìm hiểu thông qua những điều dưới đây:

  • Khi mới chào đời, hệ thống lông mũi của trẻ chưa hoàn thiện nên không có khả năng lọc bụi bẩn và làm ấm không khí ở ngoài trước khi đưa vào phổi như người lớn.

  • Làn da mỏng manh dễ bị khô và bong tróc, đôi khi xuất hiện các dấu hiệu như: vàng da sinh lý,…

  • Ở giai đoạn này, hoạt động chủ yếu của trẻ sơ sinh chủ yếu là bú sữa, khóc, ngủ, đi ngoài,…

  • Sau khoảng hai tuần kể từ khi sinh ra, trẻ sẽ có xu hướng tăng cân nặng, trung bình khoảng 150 - 200g/tuần.

  • Trẻ có thẻ nhìn thấy được những vật ở gần, do đó bố mẹ có thể giao tiếp được với trẻ.

Ở giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều thay đổi nên sức đề kháng còn rất yếu

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Như các mẹ thấy đấy, trẻ mới sinh ra thật non nớt và manh manh. Lúc này trẻ cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường. Đặc biệt khi thời tiết dần chuyển lạnh, hầu hết trẻ đều dễ bị ốm. Ho, sốt, sổ mũi là những triệu chứng hay gặp nhất, vì vậy bố mẹ nên chú trọng quan tâm và chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông như thế nào luôn khỏe mạnh.

Giữ ấm:

Giữ ấm cho trẻ là việc rất quan trọng, bởi vì khi vừa mới sinh vỏ não của trẻ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, khả năng điều chỉnh thân nhiệt ở trẻ còn kém nên khi không giữ đủ ấm thì cơ thể sẽ dễ bị mất nhiệt. Vì vậy, mẹ nên đeo bao tay, tất chân, đội mũ và mặc áo ấm cho bé.

Bố mẹ không nên mặc quá nhiều áo quần cho trẻ, bởi vì điều này có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Nếu không lau khô kịp thời mồ hôi sẽ thấm vào trong cơ thể khiến trẻ bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Do đó, bố mẹ nên để ý và thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị ra mồ hôi hay không.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên đeo bao tay, tất chân, đội mũ và mặc áo quần ấm cho trẻ

Điều chỉnh nhiệt độ phòng:

Vậy, nhiệt độ trong phòng của trẻ nên giữ ở mức bao nhiêu? Từ 25 - 26 0C là khoảng nhiệt độ lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh. Nếu quá cao sẽ khiến trẻ bị sốt, đồng thời nhiệt độ thấp dưới 200C thì cũng khiến trẻ bị lạnh, ngạt mũi.

Do đó khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên làm ấm phòng bằng cách đóng kín cửa, lót đệm chăn, sử dụng điều hòa, quạt sưởi,… Tuyệt đối không dùng than củi để sưởi ấm, bởi vì sản phẩm này chứa lượng lớn khí CO2 sẽ gây ngạt rất nguy hiểm.

Vệ sinh tắm rửa:

Vệ sinh tắm rửa là việc cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông. Mỗi tuần bố mẹ nên tắm từ 3 - 4 lần để loại bỏ được mồ hôi, các chất bết dính. Từ đó làn da của trẻ sẽ trở nên thông thoáng, hạn chế bị viêm nhiễm.

Một số lưu ý trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần nắm đó là:

  • Không nên tắm khi trẻ mới ngủ dậy, điều này sẽ làm thay đổi nhiệt độ khiến trẻ bị cảm. Do đó, mẹ nên làm ấm trẻ trước khi tắm khoảng 10 phút bằng cách bế hoặc ôm vào lòng.

  • Mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi không có gió lùa trong khoảng tầm 5 - 7 phút.

  • Mẹ nên bắt đầu tắm cho trẻ từ dưới lên, đồng thời chú ý làm sạch phần có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, bẹn, mông,…

  • Sau khi tắm xong, mẹ phải lau khô cho trẻ bằng khăn khổ to và cuốn kín người để trẻ không bị lạnh, cuối cùng bôi vào lòng bàn tay, bàn chân một ít dầu tràm.

Mỗi tuần bố mẹ nên tắm từ 3 - 4 lần để loại bỏ được mồ hôi, các chất bết dính

Cho bú sữa mẹ đầy đủ:

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông, mẹ nên cho bú sữa đầy đủ để trẻ tự sản sinh nhiệt làm ấm cơ thể. Thông thường, mỗi lần trẻ sẽ bú mẹ khoảng 20 phút thì sẽ no. Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và giúp trẻ nâng cao được sức đề kháng giúp cơ thể chống chịu lại các tác nhân bên ngoài.

Nhưng nếu chỉ mới 10 phút mà bé đã nhả ti và không chịu bú tiếp thì mẹ có thể cân nhắc đến việc dùng sữa công thức.

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông, mẹ nên cho bú sữa đầy đủ để trẻ tự sản sinh nhiệt làm ấm cơ thể

Bảo vệ làn da của trẻ:

Khi thời tiết trở lạnh, da của trẻ sẽ bị mất nước, khô và thậm chí là nứt nẻ. Do đó, sau mỗi lần tắm xong mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, mẹ nên chọn những loại có thành phần từ thiên nhiên nhằm hạn chế tình trạng nổi mẩn, dị ứng.

Ngoài ra khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông mẹ cũng nên massage bằng tinh dầu để giúp các mạch máu được lưu thông. Đồng thời, việc làm này cũng có tác dụng hỗ trợ làm ấm cho trẻ. Mẹ có thể chọn tinh dầu tràm để xoa bụng, tay, chân cho bé.

Tắm nắng:

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên chú ý cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D từ ánh mặt trời. Lúc này nhiệt độ bên ngoài sẽ rất lạnh, do đó mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 9 - 10 giờ sáng hoặc 3 - 5 giờ chiều. Đồng thời không nên cho trẻ phơi nắng quá lâu, khoảng 10 - 15 phút là đủ.

Chăm sóc giấc ngủ:

Trong quá trình phát triển của trẻ sinh thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Để ngủ ngon và sâu giấc, mẹ nên cho trẻ mặc áo quần mềm mại, thoải mái. Đồng thời, kiểm tra lại tất và đắp chăn kỹ để trẻ không bị lạnh.

Để ngủ ngon và sâu giấc hơn, mẹ nên cho trẻ mặc những áo quần mềm mại, thoải mái

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông đúng cách và cẩn thận sẽ giúp con của bạn tránh khỏi các bệnh cảm lạnh, viêm phổi,… Với những biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết, hy vọng sẽ giúp bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.

Nếu trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp thì bố mẹ nên đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Trong đó, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe uy tín, được nhiều bố mẹ tin tưởng. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi về chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong nghề, và đặc biệt là thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất tại khoa cũng được đầu tư đồng bộ, chất lượng, qua đó hỗ trợ cho công tác chẩn đoán được nhanh chóng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc, hoặc đặt lịch khám nhanh nhất, Quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Việc tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì thế, việc theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh nên được thực hiện thường xuyên. Đây chính là cách hiệu quả để giúp bố mẹ nhận biết tình trạng bất thường của trẻ, xử lý nhanh chóng, hạn chế việc tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức và trong trường hợp cần thiết, có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.

1. Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

Thân nhiệt trẻ sơ sinh được cho là bình thường nếu nhiệt độ cặp ở nách cho kết quả từ 36,5°C đến 37,2°C. Trong trường hợp thân nhiệt của trẻ có những bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng xử trí để tránh tình trạng trẻ bị tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở nách của trẻ

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 37,5°C: Đây là một dấu hiệu cho thấy thân nhiệt của trẻ đang tăng. Trong trường hợp này, mẹ cần để trẻ nằm trong phòng thoáng đãng, không khí trong lành, không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật hoặc quấn tã quá chặt mà hãy nới lỏng quần áo hoặc mặc những bộ đồ rộng rãi cho trẻ. Sau đó, khăn ướt sạch và ấm để chườm lên trán, nách và bẹn của trẻ, đồng thời tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh.

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38,5°C, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Trường hợp thân nhiệt của trẻ thấp hơn 36°C: Mẹ nên tích cực ủ ấm cho trẻ bằng chăn ấm hoặc dùng phương pháp da kề da.

Mẹ lưu ý, khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ, bao gồm đo ở tai, đo ở miệng, đo ở nách hoặc đo ở hậu môn. Ở những vị trí này, các kết quả có được có thể khác nhau, nhưng nếu ở trong những mức sau thì thân nhiệt của trẻ vẫn đang ở mức bình thường:

  • Đo hậu môn: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 36,6 đến 38°C.
  • Đo ở tai: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,8 đến 38°C.
  • Đo ở miệng: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,5 đến 37,5°C.
  • Đo ở nách: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 34,7 đến 37,3°C.

Đo thân nhiệt cho trẻ ở miệng

Khi thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ nhận thấy, kết quả thân nhiệt đo được ở nách luôn thấp hơn so với kết quả đo được ở khoang miệng, nhưng kết quả đo được ở khoang miệng còn thấp hơn kết quả đo được ở hậu môn. Do đó, nếu đo thân nhiệt, mẹ nên đo ở hậu môn của trẻ để có được kết quả chính xác nhất vì đây chính là nhiệt độ cơ bản để cho chúng ta biết rằng mọi hoạt động trong cơ thể của trẻ đang diễn ra bình thường. Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ chỉ mới được vài tuần tuổi.

2. Tăng thân nhiệt hay hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

2.1. Tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh còn gọi là hiện tượng sốt. Đây chính là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân khiến thân nhiệt của trẻ bị tăng thường là do trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm virus. Khi mẹ theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và phát hiện sớm những biểu hiện khác thường thì sẽ có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể kể đến như tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là nhiễm trùng máu hoặc do trẻ bị bệnh viêm màng não. Ngoài ra, tăng thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi trẻ gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin hoặc có thể do cha mẹ mặc quá nhiều ấm cho con, do trẻ phải ở trong nhà quá lâu trong những ngày thời tiết nóng bức.

Chườm ăn khăn ấm giúp trẻ hạ sốt

Triệu chứng tăng thân nhiệt của trẻ là trán trẻ ấm, trẻ cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn bình thường, trẻ ăn ngủ kém, ít hoạt động, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng co giật.

Đối với những trường hợp trẻ dưới 1 tuổi gặp phải những triệu chứng trên thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Lưu ý cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, cho trẻ bú hoặc uống dung dịch oresol pha đúng tỉ lệ.
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên đã đi khám và không phát hiện bệnh lý, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc ibuprofen.

2.2. Hạ thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ ở dưới mức 36,5°C, nếu không được xử trí sớm có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng của tình trạng hạ thân nhiệt là trẻ ăn uống kém, khóc yếu, mệt mỏi, lờ đờ, da mát hoặc lạnh, màu sắc da nhợt nhạt,..

Nguyên nhân gây ra hạ thân nhiệt là do trẻ bị sinh non, nhẹ cân [dưới 1,5kg khi chào đời], thiếu chất béo cách nhiệt, hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, phòng sinh lạnh, hoặc trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng.

Phương pháp da kề da giúp trẻ tăng thân nhiệt

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu hạ thân nhiệt, bạn nên mặc thêm quần áo cho trẻ, có thể tăng nhiệt độ phòng bằng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên khi đã áp dụng những cách trên mà thân nhiệt của cơ thể trẻ vẫn không được cải thiện, mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Tên đây là những hướng dẫn giúp các bậc phụ huynh theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường. Cha mẹ cần nhớ rằng, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ luôn luôn là một yếu tố quan trọng để chăm sóc bé tốt hơn và phòng tránh tình trạng tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, gây nguy hiểm cho trẻ.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế tin cậy hàng đầu trong việc chăm sóc và điều trị những vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ có băn khoăn, thắc mắc, cần được tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 1900 56 56 56, để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề