Nói đến văn hóa là nói đến sự khác biệt năm 2024

phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 khái niệm khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.

Theo thuật ngữ khoa học thì văn hóa có nguồn gốc từ chữ Latinh “Cultus” có nghĩa là trồng trọt, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “trồng trọt ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn con người”.

Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn.

Văn hóa là gì? cho ví dụ

Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Ví dụ về văn hóa từ thời Văn Lang – Âu Lạc, từ gần 3000 đến cuối thiên niên kỷ I TCN, đầu thời đại đồ đồng, trải qua 18 đời vua Hùng, được coi là đặc điểm nổi bật nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam, với những sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật canh tác lúa nước ổn định. Đến nay, nét đẹp văn hóa này vẫn được Việt Nam kế thừa.

Hay nói đến văn hóa của Việt Nam trong tín ngưỡng sùng bái con người thì phải nói đến cả đất nước Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, có một ngày Giỗ Tổ chung là Lễ hội Đền Hùng. Đặc biệt tín ngưỡng thờ Tứ bất tử là tôn thờ những giá trị rất cao đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên chống lũ lụt, Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm, Chử Đồng Tử xuất thân nghèo khó với người vợ ngoan cường gây dựng cơ ngơi giàu có, bà Chúa Liễu Hạnh đã từ bỏ Thiên đường để xuống trần gian như một người phụ nữ khao khát hạnh phúc bình thường.

Cơ cấu văn hóa

Cơ cấu của văn hóa bao gồm các thành phần cụ thể như: biểu tượng, chân lý, giá trị, mục tiêu, và chuẩn mực.

Biểu tượng

Biểu tượng là những thứ gì đó mang ý nghĩa cụ thể, được con người nhận biết. Ví dụ như Âm thanh, hình ảnh, đồ vật, hành động con người và những ký tự,…đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian, đôi khi nó mang ý nghĩa trái ngược tùy vào nền văn hóa. Như: ở Việt nam, gật đầu được hiểu là tán thành nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không.

Chân lý

Chân lý mang tính chính xác, rõ ràng của tư duy con người. Người thì cho rằng, chân lý là những nguyên lý được mọi người tán thành thừa nhận. Hiểu một cách sâu hơn, chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Do đó, trong xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận. Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người.

Giá trị

Giá trị cũng được xem là sản phẩm của văn hóa. Thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu… Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa.

Mục tiêu

Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động.

Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.

Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với giá trị.

Chuẩn mực

Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế).

Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông…thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy.

Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân

Các loại hình văn hóa

Những thông tin trên mọi người đã hiểu văn hóa là gì và cơ cấu của văn hóa như thế nào. Ở phần này sẽ tiếp tục tìm hiểu về loại hình văn hóa.

Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất chính là những sáng tạo hữu hình của con người. Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và tri thức dân gian khác.

Văn hóa tinh thần (phi vật chất)

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.

Nền văn hóa là gì?

Văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung và bản chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế – chính trị của từng thời kỳ lịch sử.

Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp luôn mang tính giai cấp và gắn liền với bản chất của giai cấp thống trị. Văn hóa luôn có tính kế thừa, tính kế thừa trong văn hóa luôn mang tính giai cấp và được thể hiện trong văn hóa của từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó.

Một nền kinh tế lành mạnh được xây dựng trên các nguyên tắc công bằng, thực sự vì hạnh phúc của người lao động, sẽ là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa tinh thần lành mạnh, và ngược lại, một nền kinh tế được được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng của tư hữu với sự phân hóa sâu sắc sẽ không có một nền văn hóa lành mạnh.

Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của văn hóa, thì chính trị là nhân tố quyết định xu thế phát triển của nền văn hóa, tạo nên nội dung tư tưởng của nền văn hóa.

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ lịch sử đều để lại dấu ấn trong lịch sử phát triển văn hóa và sáng tạo ra nền văn hóa của xã hội đó.

Sống văn hóa là gì?

Sống có văn hóa là có lối sống đẹp và nếp sống tốt.

Lối sống đẹp là gì?

  • Lối sống đẹp là các giao tiếp, hành vi, nếp nghĩ trong tất cả các lĩnh vực: Lao động, sinh hoạt, các hoạt động chính trị-xã hội, hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, giới tính gắn liền với giá trị văn hoá tinh thần của con người, chịu sự tác động của phương thức sản xuất, ý thức xã hội, trở thành những quy tắc mang ước tính xã hội.
  • Ví dụ: Lối sống đẹp: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”…
  • Lối sống chưa đẹp: “Đèn nhà ai, rạng nhà ấy”, “Ngồi mát ăn bát vàng”, “Tham vàng bỏ ngãi”,

Nếp sống tốt là gì?

  • Nếp sống có ý nghĩa hẹp hơn lối sống, nếp sống bao gồm những cách thức, hành động và suy nghĩ, những quy ước được lặp đi lặp lại hằng ngày thành thói quen. Vậy một nếp sống tốt là cách thức sống, sinh hoạt, ứng xử… của con người, của cộng đồng, có chọn lọc và phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa xã hội. Ví dụ: Nếp sống tốt: Ngăn nắp, trật tự vệ sinh, đi làm đi họp đúng giờ, ăn trông nồi, ngồi trông hướng…