Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Nước vào tai trong khi tắm gội là một vấn đề thường gặp và gây ra cảm giác ù tai khó chịu. “Trẻ bị nước vào tai có làm sao không?” là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Nước vào tai có thể dễ dàng xử trí, tuy nhiên nếu không xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm tổn thương biểu bì bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm ống tai ngoài. Vậy làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Nước vào ống tai ngoài sau khi tắm gội xong là một vấn đề hay gặp đối với trẻ nhỏ, nếu nước vào ít thì chỉ cần nghiêng đầu đồng thời kéo vành tai xuống và lắc nhẹ nước sẽ chảy ra ngoài. Một phần nước phía trong tai còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Nước vào ống tai sẽ gây cảm giác ù tai, buồn nôn và khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Khi nước vào ống tai ngoài nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Điều này dẫn tới bệnh viêm ống tai ngoài với biểu hiện ban đầu bao gồm:

  • Ngứa tai
  • Đau nhức
  • Sưng tai
  • Ù tai

Bởi vì khi nước vào tai, nút ráy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra và chèn ép vào ống tai ngoài gây ù tai, tai chảy dịch, nghe kém và đau tai. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ tái phát viêm tai. Lúc này biểu hiện của bệnh đó là chảy mủ tai vàng xanh, giảm mức độ nghe. Trẻ sơ sinh bị nước vào tai có sao không? Đối với trẻ sơ sinh, khi nước vào tai sau khi tắm gội, trẻ không thể nói ra như trẻ lớn mà chỉ quấy khóc. Điều này làm tăng tỷ lệ viêm tai và chỉ phát hiện khi trẻ có những triệu chứng nặng. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bú mẹ bị sặc sữa hay bú không đúng tư thế có thể làm cho sữa chảy vào ống tai cũng gây nên tình trạng tương tự với nước vào tai sau tắm gội.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Giải đáp trẻ bị nước vào tai có sao không?

Sau khi tắm gội, nếu nước vào tai trẻ cha mẹ cần xử trí đúng cách như:

  • Sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô phần bên ngoài của ống tai. Lau khô nước ở phía bên ngoài cửa tai, cha mẹ cần lưu ý không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai.
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên, đồng thời lắc nhẹ và kéo dái tai lên trên và ra sau để cho nước chảy ra.
  • Cho trẻ nằm nghiêng về phía bên tai bị nước vào trong vòng vài phút để nước tự chảy. Cha mẹ có thể kê cho trẻ một chiếc khăn bông mềm dưới tai giúp thấm nước.
  • Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất, giữ khoảng cách phù hợp ít nhất 30 phút để tránh làm nóng tai quá mức, rồi hướng về phía tai để hong cho nhanh khô.
  • Sử dụng loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm khô tai. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc nhỏ tai nếu tình trạng của trẻ đã tiến triển thành viêm tai giữa hoặc thủng nhĩ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý những phương pháp xử trí sai cách khi trẻ bị nước vào tai như tự dùng tăm bông ngoáy tai bởi vì điều này làm cho ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong hơn, đồng thời làm cho tai mất đi lớp biểu bì bảo vệ, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Tóm lại, trẻ bị nước vào tai sau khi tắm gội là vấn đề thường gặp, nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai và dẫn tới viêm tai. Vì vậy, khi trẻ bị nước vào tai cần theo dõi và xử trí đúng cách. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau và sưng tai, tai chảy mủ, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều,... cần cho trẻ ngay tới cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Nước làm ù tai – chuyện thường xuyên gặp khi tắm hoặc đi bơi

Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt. Nước vào tai trong lúc tắm gội, nhất là đi bơi vào dịp hè là chuyện bạn sẽ thường xuyên gặp phải.

Thông thường, nước làm ù tai không gây ra những nguy hại sức khỏe đáng kể nào nhưng cảm giác khó chịu mà chúng đem lại cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền phức.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.

Thông thường chúng ta vẫn thường để tình trạng ù tai tự biến mất theo thời gian hoặc xử trí sai cách. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe cũng như nguy cơ viêm nhiễm bên trong bộ phận này.

"Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai - còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy...

Theo chuyên gia, nhiều người có thói quen đưa vật lạ như bút, ngón tay, tăm bông hay cây ngoáy tai vào trong ống tai, vì dễ gây tổn hại lớp niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Thật may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu biết một số thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nếu việc lấy nước khỏi tai tại nhà không hiệu quả và bạn thấy tai đau thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

Sơ cứu khi bị nước làm ù tai đúng cách, tránh nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh nguy hiểm

Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi bị nước làm ù tai, bạn có thể sử dụng một số cách sơ cứu đơn giản như sau:

- Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống vai về phía có nước. Bạn cũng nên thử lắc đầu từ bên này sang bên kia.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Đi bơi có thể khiến bạn bị ù tai do nước chảy vào.

- Nằm nghiêng và úp tai xuống. Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc bạn có thể kê thêm gối cho êm.

- Tạo áp lực chân không bằng cách nghiêng đầu sang một bên và giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai. Bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi khum lại nhanh chóng, lực chân không có thể kéo nước ra ngoài.

- Áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau một phút. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước mau ráo.

- Sử dụng máy sấy để sấy khô tai. Bạn thực hiện theo cách sau: Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm. Kéo dái tai xuống trong khi di chuyển máy sấy qua lại. Điều này có thể làm bay hơi lượng nước mắc kẹt trong tai.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm để sấy khô tai.

- Pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần sử dụng từ 3-4 giọt dung dịch. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.

- Tạo một "máy hút chân không" trong tai của bạn. Úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay, sau đó dùng lòng bàn tay đập đập cho đến khi nước bắt đầu chảy ra. Không làm điều này cùng lúc với bên tai còn lại, nếu không nước có thể chảy ngược vào trong ống tai. Cách này sẽ tạo ra cơ chế giống như máy hút chân không hút nước từ trong tai ra tay của bạn.

Nước vào lỗ tai thì phải làm sao

Để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai.

Chuyên gia khuyên, để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai, đồng thời nghiêng đầu một lên và lắc đầu để loại bỏ nước còn sót trong tai.

Không nên sử dụng tăm bông làm sạch tai vì có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Tránh sử dụng nút tai hay bông gòn khi tai bạn đang bị nước đọng vì cũng có tác hại tương tự như tăm bông.