Ông chủ trung nguyên là ai

Đặng Lê Nguyên Vũ – Người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên. Đây là tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cà phê lớn nhất Việt Nam. Ông được Forbes vinh danh là “Vua cà phê Việt Nam”. Vậy Đặng Lê Nguyên Vũ là ai? Cuộc đời và sự nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân nổi tiếng người Việt Nam và là người sáng lập, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ được Forbes Asia và National Geographic Traveller vinh danh là “Vua cà phê Việt Nam“.

Khởi nghiệp bằng cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ đưa thương hiệu của mình phát triển lớn mạnh mà ông còn góp phần đưa cà phê Việt vươn tầm thế giới. Ông góp phần rất lớn đưa Việt Nam trở thành “thánh địa cà phê” toàn cầu.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên [ảnh: internet]

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/02/1971, trong gia đình nghèo tại tỉnh Khánh Hòa.

Đến năm 1979, ông cùng gia đình di cư lên sinh sống tại huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981 khi biến cố gia đình xảy ra, bố ông mắc bệnh nan y khiến kinh tế gia đình càng trở nên sa sút. Chính từ thời điểm này, ý chí về việc làm giàu đã được thôi thúc mạnh mẽ trong ông.

Năm 1990, ông thi đỗ trường Đại học Y Tây Nguyên. Trong thời gian đi học ông làm thuê rất nhiều công việc khác nhau để có tiền trang trải học tập và cuộc sống. Ông cũng bắt đầu nghiên cứu về cà phê trong quãng thời gian này. Khi học năm thứ 3 đại học ông quyết định bỏ học và bắt đầu lên Sài Gòn lập nghiệp.

Năm 1996, ông Vũ tiếp quản cơ sở rang xay cà phê do cha mình là ông Đặng Mơ thành lập. Hai năm sau, ông cùng bà Lê Hoàng Diệp Thảo kết hôn và cùng nhau thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

Đến năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán bán cà phê tại TP. Hồ Chí Minh. Sau đó công ty mở rộng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Từ mô hình kinh doanh đó, cà phê Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc.

Một số sản phẩm của Trung Nguyên [Ảnh: internet]

Năm 2003, sản phẩm G7 ra đời, sản phẩm này chính thức đánh dấu bước phát triển mới của Trung Nguyên trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Điều kì diệu là cà phê Trung Nguyên đã vượt mặt những “ông lớn” trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam là VinacafeNestlé về thị phần.

Để nối tiếp những thành công đó, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên liên tục mở rộng kinh doanh bằng việc xây hàng loạt nhà máy cà phê. Trong đó, nhà máy ở Bình Dương là nhà máy lớn nhất Việt Nam và nhà máy tại Bắc Giang là nhà máy lớn nhất Châu Á vào năm 2005. Danh mục các sản phẩm của Trung Nguyên cũng được kéo dài hơn với nhiều mặt hàng hấp dẫn.

Năm 2006, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập hệ thống cửa hàng G7 Mart, một mô hình siêu thị kiểu mới, với mức đầu tư 475 tỷ đồng với mục tiêu 100.000 điểm bán lẻ. Tuy nhiên, hướng đi này đã gặp thất bại chỉ sau 5 năm. Năm 2011, G7 Mart chuyển hướng sang cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản nhưng cũng gặp thất bại sau 4 năm.

Năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore với ước muốn được vươn tầm quốc tế. Tính đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Đến năm 2010, sản phẩm của cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc,…

Ngày 27/4/2011, thương hiệu “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo Financial [Thời báo Tài chính] với danh tiếng là doanh nghiệp thành công với mô hình kinh doanh của mình. Trong bài viết ấy có đoạn:

“Ông Vũ khơi dậy khát vọng của người dân Việt Nam. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận thương hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm xã hội quan trọng”

Tháng 2 năm 2012, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu được vinh danh chính thức trên tạp chí National Geographic Traveller “Vua Cà Phê Việt”. Đến tháng 8 năm 2012, ông được tạp chí nổi tiếng Forbes được ca ngợi với danh hiệu “zero to hero”.

Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133 cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.

Quan niệm kinh doanh của Đặng Lê Nguyên Vũ [ảnh: internet]

Với sự phát triển mạnh mẽ của cà phê Trung Nguyên đã giúp ông Vũ có được khối tài sản khổng lồ. Theo báo cáo của Tập đoàn Trung Nguyên qua các năm, doanh thu của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 đạt mức 3.800 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của Trung Nguyên đạt 5.696 tỷ đồng. Về tổng tài sản mà vị đại gia 49 tuổi này sở hữu tính đến tháng 10/2018 vào khoảng 2.102 tỷ đồng. Số tài sản này sẽ bao gồm: tiền mặt, ngoại tệ, cùng các bất động sản, cổ phần tại các doanh nghiệp mà ông đang sở hữu hiện nay.

Trong vài năm gần đây ông Vũ đã chi nhiều tiền cho công ty và những dự án riêng của mình. Ông đã dùng 1.000 tỷ để làm truyền thông cho Trung Nguyên. Bên cạnh đó ông chi hơn 200 tỷ đồng cho chương trình “Lập chí vĩ đại – khởi nghiệp kiến quốc”

Ngoài việc được biết đến là ông chủ của Trung Nguyên, ông Vũ còn được biết đến là diễn giả mang theo những nguồn cảm hứng lớn đến các bạn trẻ khởi nghiệp. Những câu nói, những chia sẻ của ông Vũ có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhiều bạn trẻ có đam mê với việc khởi nghiệp.

Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: “Chỉ cần có chí hướng ước mơ là gần như thành công rồi, nửa còn lại là ý chí. Vốn lớn nhất là lòng tin của người khác”.

Ông Vũ cũng thể hiện khát vọng của mình vươn tầm thế giới để khắp nơi trên đều biết đến những sản thương hiệu Việt chất lượng cao. Ông đã từng tuyên bố rằng: ” Tôi và Trung Nguyên muốn góp phần kiến tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt có khát khao vĩ đại với lòng tin và tâm huyết đặt vào thế hệ trẻ.

Xem thêm: Tư duy kinh doanh khác biệt của bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của Vietjet Air

Tạm kết

Với những gì ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm với Trung Nguyên nói riêng và cà phê Việt nói chung đều rất đáng ngưỡng mộ. Ông đã giúp nhiều người dân trên thế giới có cơ hội thưởng thức sản phẩm cà phê chất lượng đến từ một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam. Ông có công rất lớn giúp cà phê Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Qua bài viết trên, News Timviec đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi ban đầu “Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?”. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên những bài viết hấp dẫn khác về cẩm nang việc làm, doanh nhân và các doanh nghiệp của chúng tôi nhé!

Chiều ngày 5/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận thuận tình ly hôn cho vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và giao toàn bộ cổ phần của Trung Nguyên cho ông Vũ.

Sau 4 ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều ngày 5/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ [Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên].

Trong khi ông Vũ tới tòa từ sớm thì bà Thảo không xuất hiện, bà ủy quyền cho các luật sư của mình tới nghe tuyên án.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Quá trình công bố bản án, các phóng viên không được dự, chỉ tới khi tuyên án, HĐXX mới cho vào tham dự.

Theo đó, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn. Chấp nhận một phần kháng nghị của VKS.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ, không tranh chấp toàn bộ Công ty Trung Nguyên Singapore cho bà Thảo. Tuyên công nhận thỏa thuận ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ, giữ nguyên bản án sơ thẩm về những thỏa thuận của ông Vũ và bà Thảo về hôn nhân, cấp dưỡng

Chấp nhận sự tự nguyện trợ cấp nuôi con chung, mỗi cháu 2,5 tỷ đồng/năm, tính từ thời điểm 2013 tới khi học xong đại học.

Giao cho ông Vũ toàn bộ cổ phần trong các công ty của tập đoàn Trung Nguyên. Theo đó, ông Vũ được hưởng 60%, bà Thảo 40% tài sản chung là các cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức đường ai nấy đi

Tòa yêu cầu bà Thảo giao lại toàn bộ số cổ phần cho ông Vũ và ông có trách nhiệm hoàn lại bằng tiền cho bà Thảo.

Về tiền, vàng có giá trị hơn 1.765 tỷ, HĐXX nhận thấy trong trường hợp không có căn cứ chứng minh đang có tranh chấp là tài sản riêng nên coi là chung và tính đến công sức đóng góp của các bên. Tòa giao bà Thảo tiếp tục quản lý, số tiền chênh lệch được cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.

Về bất động sản, bà Thảo được sỡ hữu, quản lý, quyền sử dụng đất và gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ; ông Vũ được quản lý tài sản đất và gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ.

Tại tòa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị HĐXX ghi nhận ông tặng cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo tài sản ở Trung Nguyên Singapore. 

Đoàn Nga - Thanh Tùng

Video liên quan

Chủ Đề