Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm 2017

Download Mẫu phiếu đánh giá chuẩn giáo viên mầm non - Đánh giá năng lực giáo viên dạy mầm non

Mẫu phiếu đánh giá chuẩn giáo viên mầm non sẽ được Taimienphi.vn cập nhật và chia sẻ dưới đây. Mẫu phiếu này là một trong những tiêu chí để ban giám hiệu của nhà trường xem xét, đánh giá, xác định khen thưởng.

Mẫu phiếu đánh giá chuẩn giáo viên mầm non gồm các nội dung chính như đánh giá về phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn - nghiệp vụ, xây dựng môi trường giáo dục ... Cùng xem mẫu phiếu đánh giá giáo viên trường mầm non dưới đây để có thể tạo ra bảng đánh giá đúng chuẩn nhất.

Download phiếu đánh giá chuẩn giáo viên

Kế hoạch đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Năm học 2016 - 2017

Ngày đăng:12/05/2017 - 20:16

PHÒNG GD VÀ ĐT ĐẠI TỪ

TRƯỜNG MẦM NON LA BẰNG




Số: 126/KH-MN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




La Bằng, ngày 18 tháng 10 năm 2016

KẾ HOẠCH

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

Năm học 2016 - 2017




Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Mầm non;

Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non;

Căn cứ Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX;

Căn cứ Công văn số 2620 /SGDĐT-TCCB ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Sở GD&ĐT Thái Nguyên về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, PT và phó giám đốc TT GDTX;

Căn cứ Kết quả đánh giá chuẩn Nghề nghiệp giáo viên và kết quả đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng năm học 2015 - 2016 và tình hình thực tế năm học 2016 - 2017. Trường mầm non La Bằng xây dựng kế hoạch đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Kế hoạch đánh giá Chuẩn hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng năm học 2016 - 2017 như sau.

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

I. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường.

- Giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Làm cơ sở để đánh giá giáo viên hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo quyết đÞnh số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, để phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

II. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

- Làm căn cứ để Hiệu trưởng tự đánh giá và tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường mầm non và năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

- Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng;

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

B. CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

I. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1. Lĩnh vực

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 3 lĩnh vực và mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu:

- Phẩm chất chính trị

- Đạo đức, lối sống

- Kiến thức và kỹ năng sư phạm..

2. Yêu cầu của Chuẩn

- Là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 của văn bản này.

3. Tiêu chí của Chuẩn

- Là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện nét khía cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non.

II. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

Gồm 4 tiêu chuẩn và 19 tiêu chí [đối với chuẩn phó Hiệu trưởng cần điều chỉnh một số tiêu đề, tiêu chí cho phù hợp nội dung công việc được giao cho cấp phó].

1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp [Gồm 5 tiêu chí]

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

3. Tiêu chí 3. Lối sống, tác phong

4. Tiêu chí 4. Giao tiếp, ứng xử

5. Tiêu chí 5. Học tập, bồi dưỡng

2. Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm [gồm 3 tiêu chí]

1. Tiêu chí 6. Trình độ chuyên môn

2. Tiêu chí 7. Nghiệp vụ sư phạm

3. Tiêu chí 8. Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non

3. Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường mầm non [Gồm 9 tiêu chí]

1. Tiêu chí 9. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

2. Tiêu chí 10. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, KH phát triển nhà trường

3. Tiêu chí 11. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

4. Tiêu chí 12. Quản lý trẻ em của nhà trường

5. Tiêu chí 13. Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

6. Tiêu chí 14. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường

7. Tiêu chí 15. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin

8. Tiêu chí 16. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục

9. Tiêu chí 17. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

4. Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội [Gồm 2 tiêu chí]

1. Tiêu chí 18. Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ

2. Tiêu chí 19. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương

C. CÁC YÊU CẦU CỦA ĐÁNH GIÁ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON

I. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí:

a. Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước;

b. Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ;

c. Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;

d. Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.

2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí:

a. Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;

b. Thực hiện các quy định của địa phương;

c. Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường, lớp, nơi công cộng;

d. Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

3. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. Bao gồm các tiêu chí:

a. Chấp hành quy định của ngành, quy định của nhà trường;

b. Tham gia đóng góp xây dựng, thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường;

c. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

d. Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công.

4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;

b. Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ;

c. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ;

d. Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.

5. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

b. Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

c. Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ

d. Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.

II. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non;

b. Có kiến thức về giáo dục mầm non bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật;

c. Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non;

d. Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.

2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh, xử lý ban đầu, tai nạn thường gặp ở trẻ;

b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ;

c. Hiểu biết dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ;

d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.

3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Kiến thức về phát triển thể chất;

b. Kiến thức về hoạt động vui chơi;

c. Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học;

d. Có kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.

4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ;

b. Có kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm, xã hội, thẩm mỹ cho trẻ;

c. Có kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ;

d. Có kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.

5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địa phương nơi giáo viên công tác;

b. Có kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phßng chèng một số tệ nạn xã hội;

c. Có kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác;

d. Có kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.

III. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách;

b. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần;

c. Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ;

d. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ;

b. Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ;

c. Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;

d. Biết phòng tránh, xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.

3. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ;

b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp;

c. Biết sö dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi [kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm] và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ;

d. Biết quan sát, đánh giá và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.

4. Kỹ năng quản lý lớp học. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Đảm bảo an toàn cho trẻ;

b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ;

c. Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp;

d. Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp với mục đích chăm sóc, giáo dục.

5. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:

a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;

b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;

c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;

d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

D. TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI, QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ

I. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn giáo viên mầm non

1.1. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn

a. Điểm tối đa là 10;

b. Mức độ: Tốt [9 -10]; Khá [7 - 8]; Trung bình [5 - 6]; Kém [dưới 5].

1.2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn

a. Điểm tối đa là 40;

b. Mức độ: Tốt [36 - 40]; Khá [28 - 35]; Trung bình [20 - 27]; Kém [dưới 20].

1.3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn.

a. Điểm tối đa là 200;

b. Mức độ: Tốt [180 - 200]; Khá [140 - 179]; Trung bình [100 - 139]; Kém [dưới 100].

2. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học

2.1. Loại Xuất sắc: Là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

2.2. Loại Khá: Là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

2.3. Loại Trung bình: Là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;

2.4. Loại Kém: Là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau:

a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác, an toàn tính mạng của trẻ;

b. Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c. Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

d. Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

e. Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ.

II. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

1. Yêu cầu về đánh giá, xếp loại

- Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng và dân chủ; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác, phải đặt trong phạm vi công tác

- Thông qua việc đánh giá, phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá cấp phó, cấp trưởng và cơ quan quản lý cấp trên chọn lựa, đưa vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cũng như đề xuất, thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cấp phó các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

2. Phương pháp đánh giá, xếp loại

2.1. Đối với Hiệu trưởng

- Việc đánh giá hiệu trưởng phải căn cứ vào các kết quả đạt được dựa trên các minh chứng liên quan để cho điểm từng tiêu chí. Điểm tiêu chí tính theo thang điểm 10, là số nguyên, tổng điểm tối đa của 19 tiêu chí là 190.

- Việc xếp loại hiệu trưởng phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được của các tiêu chí, cụ thể như sau:

* Đạt chuẩn

+ Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 171 đến 190 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên;

+ Loại khá: Tổng số điểm từ 133 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên;

+ Loại trung bình: Tổng số điểm từ 95 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm.

* Chưa đạt chuẩn - Loại kém:

Tổng số điểm dưới 95 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau :

+ Có tiêu chí 0 điểm;

+ Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm.

2.2. Đối với phó Hiệu trưởng

* Đạt chuẩn

+ Loại xuất sắc: Tổng số điểm từ 135 đến 150 và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên;

+ Loại khá: Tổng số điểm từ 105 trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên;

+ Loại trung bình: Tổng số điểm từ 75 trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm.

* Chưa đạt chuẩn - Loại kém:

Tổng số điểm dưới 75 hoặc thuộc một trong hai trường hợp sau :

+ Có tiêu chí 0 điểm;

+ Có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1và 3 dưới 5 điểm.

3.Thành phần và quy trình đánh giá, xếp loại

3.1. Thành phần đánh giá, xếp loại hiệu trưởng gồm

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng.

3.2. Quy trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng:

a] Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phụ lục 1.

b] Nhà trường tổ chức đánh giá hiệu trưởng:

Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

- Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 2;

- Các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3.

c] Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý đánh giá hiệu trưởng:

- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường [được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3] và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4;

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

E. QUY TRÌNH thùc hiÖn

I. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non

1. Các bước đánh giá, xếp loại

Các bước đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện theo qui định tại Điều 10 Qui định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành theo Quyết định số:02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008. Cụ thể như sau:

Bước 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với Chuẩn và bản thân tự xác định, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng lĩnh vực, giáo viên tự xếp loại đạt được [theo 4 loại: loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc].

Sau khi tổ chuyên môn và Hiệu trưởng đánh giá. Nếu giáo viên chưa nhất trí với kết quả đánh giá, xếp loại thì có thể tự ghi ý kiến phản hồi về kết quả đánh giá và đề nghị được giải thích để đi đến một kết quả khách quan và chính xác nhất.

Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Xét kết quả tự đánh giá của giáo viên qua Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tập thể tổ chuyên môn tiến hành việc kiểm tra kết quả mà giáo viên đạt được, xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Sau khi các thành viên của tổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý kiến, tổ trưởng ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuyển cho Hiệu trưởng đánh giá.

Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Xét kết quản tự đánh giá của mỗi giáo viên và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn trong Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Hiệu trưởng đối chiếu với kết quả theo dõi, kiểm tra đánh giá giáo viên trong cả năm học. Kết quả công việc được giao và đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên.

Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng;

Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào bản đánh giá, xếp loại của từng giáo viên;

Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.

Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Hiệu trưởng ghi kết quả xếp loại giáo viên vào phần cuối của Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Sau phần nhận xét xếp loại của Tổ chuyên môn và có ký tên đóng dấu.

Sau khi đánh giá toàn bộ giáo viên. Hiệu trưởng báo cáo về Phòng Giáo dục bằng văn bản. Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên mầm non tại Phòng giáo dục

II. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

1. Thành phần đánh giá, xếp loại gồm

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý hiệu trưởng.

2. Quy trình đánh giá, xếp loại

a] Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu trong Phụ lục 1.

b] Nhà trường tổ chức đánh giá:

Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá, xếp loại trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 2;

- Các phó hiệu trưởng [đối với đánh giá Hiệu trưởng] và Hiệu trưởng [đối với đánh giá các phó Hiệu trưởng], đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 3.

c] Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý đánh giá hiệu trưởng:

- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường [được thể hiện trong các mẫu phiếu của Phụ lục 1, 2, 3] và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lục 4;

- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

Lưu ý: Trong các bước tiến hành đánh giá cấp phó cần sử dụng mẫu phiếu trong các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng tương ứng, sau khi đã điều chỉnh một số tiêu đề, tiêu chí cho phù hợp với thành phần, đối tượng đánh giá.

G. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non

- Ngay từ đầu năm học nhà trường ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

- Triển khai tới từng cán bộ giáo viên, nhân viên về các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Cần phải tạo cho giáo viên sự tự tin, tâm lý thoải mái, môi trường dân chủ, thân thiện trong quá trình đánh giá.

- Khi tự cho điểm các giáo viên phải được trả lời câu hỏi: Tại sao lại đánh giá ở mức độ này? Câu trả lời càng rõ ràng, bằng chứng càng cụ thể thì việc đánh giá sẽ đảm bảo tính khách quan và trung thực .

- Tập thể sư phạm của Nhà trường cần công khai, dân chủ, tạo được sự đồng cảm trong quá trình làm việc và đánh giá.

- Khi tham gia đánh giá giáo viên phải có đầy đủ thành viên của tổ.

- Nếu một tiêu chí mà giáo viên đạt điểm 10 hoặc điểm 9 thì phải được trên 50% giáo viên tán thành.

- Nếu một tiêu chí mà giáo viên ở mức 4 điểm hoặc 3 điểm thì phải có trên 50 % giáo viên của tổ chuyên môn tán thành.

- Trong quá trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp của GVMN không đưa yếu tố bằng cấp trong quá trình đánh giá vì:

+ Bằng cấp là xác nhận trình độ ban đầu của giáo viên khi bắt đầu lao động hoặc sau quá trình được học để nâng cao trình độ.

+ Đánh giá theo Chuẩn nghề là đánh giá giáo viên thông qua năng lực thực tiễn, khả năng làm việc, lòng yêu nghề, yêu trẻ, sự quyết tâm vượt lên trong lao động.

- Hằng năm vào cuối năm học, tổ chức cho giáo viên mầm non trong nhà trường tự đánh giá. Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được lưu giữ trong hồ sơ của giáo viên mầm non và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác trong năm học sau.

- Hằng năm, kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư liệu cho việc:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng giáo viên;

+ Làm cơ sở để hiệu trưởng phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của giáo viên, đánh giá viên chức cuối năm và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn;

+ Cung cấp cho các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, đề bạt...

II. Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

- Đánh giá, xếp loại Hiệu tr­ưởng, Phó hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học.

- Đối với Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ngoài việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non và đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của trường mầm non La Bằng năm học 2016 - 2017. Yêu cầu các tổ chuyên môn, các đ/c cán bộ quản lý và giáo viên nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT [B/c];

- Các tổ CM [T/h];

- Lưu NT.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thanh


  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề