Phong trào Đồng khởi 1959 1960 đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc nào cho cách mạng miền Nam

Cập nhật: 17/01/2020 | 08:56

Phong trào Đồng khởi năm 1960 mà đỉnh cao là Đồng khởi ở Bến Tre đánh dấu bước ngoặt chiến lược của cách mạng miền Nam. Đó là một mốc son trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Đã 60 năm trôi qua nhưng giá trị những bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử từ phong trào Đồng khởi đến nay vẫn còn vẹn nguyên, đã và đang được Nhân dân cả nước phát huy trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trước tình hình khủng bố ngày càng gay gắt của địch, tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ưong Đảng họp, thống nhất ban hành Nghị quyết 15 về tăng cường đoàn kết, kiên quyết, đấu tranh giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước.

Cuối năm 1959, Nghị quyết 15 về đến các địa phương miền Nam đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, mở ra cao trào cách mạng mới. Đầu năm 1960, sau thắng lợi vang dội ở Bến Tre, phong trào Đồng khởi đã bùng phát, lan rộng, đưa phong trào cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.

Phong trào Đồng khởi 1959 1960 đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc nào cho cách mạng miền Nam

Một góc thành phố Bến Tre hôm nay. Ảnh tư liệu

Có thể khẳng định, thắng lợi của phong trào Đồng khởi khẳng định tính đúng đắn, kịp thời của đường lối cách mạng mà Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 đã vạch ra, đồng thời thể hiện sâu sắc quan điểm quần chúng của Đảng và Bác Hồ, thấy được sức mạnh to lớn của quần chúng, luôn bám sát vào dân, tin tưởng tuyệt đối ở dân, dựa vào dân, quan tâm bảo vệ và chăm lo quyền lợi của Nhân dân, từ đó mà gìn giữ và phát triển lực lượng Đảng, phát động và quy tụ đông đảo lực lượng Nhân dân tham gia cuộc Đồng khởi.

Phong trào Đồng khởi đã hình thành và phát triển nghệ thuật tiến công địch một cách độc đáo của Nhân dân Bến Tre, đó là sự kết hợp hai chân: Chính trị, quân sự; ba mũi giáp công: Chính trị, quân sự và binh vận. Sau này, Trung ương đúc kết kinh nghiệm phổ biến toàn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đưa cách mạng miền Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

Phong trào Đồng khởi đã có những đóng góp quan trọng về chiến thuật, chiến lược trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là trong mọi tình huống phải nắm vững chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chiến lược, giữ vững lập trường cách mạng tiến công, đề cao tinh thần tự lực, tự cường, linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp thực hiện. Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân; thực hiện tốt công tác vận động và tổ chức quần chúng, coi đó là công tác cơ bản để thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng không ngừng lớn mạnh.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng phải được tăng cường; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nắm chắc và vận dụng chiến lược chiến tranh nhân dân một cách toàn diện để đánh thắng chiến tranh hiện đại của đối phương; tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.

Phát huy truyền thống cách mạng và tinh thần của Đồng khởi năm 1960 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, Đảng đã không ngừng tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của cấp ủy đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu.

Việc củng cố, xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không ngừng được phát huy.

Mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế được khơi dậy, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Công tác xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc, đẩy mạnh xây dựng thế trận lòng dân; nâng cao tiềm lực quốc phòng, chất lượng các khu vực phòng thủ, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, đồng thời quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống tiếp tục được chú trọng.

Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tập trung thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Hoạt động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, toàn xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta tiếp tục được tăng cường.

Bình Minh

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, kết hợp với kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân miền Nam tiến hành phong trào Đồng khởi giành thắng lợi, tạo ra bước ngoặt chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vậy phong trào đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ?

Hoàn cảnh diễn ta phong trào đồng khởi

– Trong những năm 1957 – 1959:

+ Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

– Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Diễn biến phong trào đồng khởi

– Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

– Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

– Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

– Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

Ý nghĩa phong trào đồng khởi

– Phong trào Đồng khởi miền Nam-hiện thực hóa bước chuyển chiến lược được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng:

Phong trào Đồng khởi chính là biểu hiện cụ thể, sinh động của sự vận dụng sáng tạo nghị quyết vào thực tiễn đấu tranh của các cấp ủy Đảng và nhân dân miền Nam. Thắng lợi của phong trào làm xoay chuyển tình thế, đưa cách mạng thoát khỏi thế hiểm nghèo, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, tạo tiền đề quan trọng cho quân và dân ta đánh bại các chiến lược quân sự của Mỹ trong những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi chứng minh sự chuyển hướng về đường lối, phương pháp cách mạng được xác định trong Nghị quyết 15 của Đảng là hoàn toàn đúng, để lại bài học quý trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) hiện nay. Đó là, phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng về BVTQ, công tác quân sự, quốc phòng, làm định hướng thực hiện “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước”

– Phong trào Đồng khởi thể hiện nghệ thuật mở đầu chiến tranh giải phóng của Đảng, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

 Quán triệt chủ trương, phương pháp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng được xác định trong Nghị quyết 15, nhân dân miền Nam tiến hành Đồng khởi giành thắng lợi, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công. Với sự sáng tạo, chủ động của các cấp ủy đảng địa phương, phong trào Đồng khởi ở miền Nam thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, phá tan một mảng lớn chính quyền tay sai ở cấp cơ sở, thiết lập và củng cố chính quyền cách mạng của nhân dân.

 Thắng lợi đó tạo tiền đề quan trọng cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển lên tầm cao mới, từ khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng. Kẻ địch từ thế chủ động chuyển thành bị động về chiến lược, lúng túng đối phó với phong trào cách mạng. Đây là mốc quan trọng của cách mạng miền Nam, tạo ra điều kiện và cơ sở vững chắc để quân và dân ta tiến lên đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của cách mạng miền Nam-thời kỳ tiến công liên tục, mạnh mẽ vào các chiến lược, chiến thuật của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn-nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng của ta, đưa cách mạng miền Nam từng bước tiến lên.

– Phong trào Đồng khởi miền Nam làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, đẩy chính quyền Sài Gòn vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện

Cuộc nổi dậy tại chỗ, mạnh mẽ, đồng loạt của nhân dân ta ở miền Nam đã làm cho đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn hết sức bất ngờ (chúng đề phòng một cuộc tiến công quân sự từ miền Bắc). Chính quyền Sài Gòn bị đẩy vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện với những mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, 60 tỉnh trưởng, tỉnh phó, 100 quận trưởng bị thay thế hoặc chuyển vùng. Những cuộc đảo chính, phản đảo chính thanh trừng lẫn nhau diễn ra liên tục làm cho chính quyền trung ương Sài Gòn luôn trong trạng thái mất ổn định. Sau Đồng khởi, thế chiến lược của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở miền Nam bị đảo lộn, từ chỗ tập trung lực lượng chủ động mở các cuộc càn quét, đánh phá quyết liệt, thậm chí có lúc hô hào “Lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, nay bị đẩy vào thế lúng túng, bị động đối phó, phải dồn lực lượng về chống đỡ, bảo vệ chính quyền cơ sở ở khắp mọi nơi.

Trên đây là nội dung bài viết phong trào đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam từ?? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.