Quầy thuốc có được bán thuốc kê đơn không

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết: Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi bán thuốc bắt buộc phải có đơn như kháng sinh mà không có toa của bác sĩ sẽ bị phạt 200.000 - 500.000 đồng.

đào tạo Dược sĩ nhà thuốc Sài Gòn chuyên nghiệp

Để khắc phục tình trạng bán thuốc kê đơn bừa bãi, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược phải thực hiện kết nối mạng, những đơn thuốc của khách hàng khi mua sẽ được lưu quầy thuốc để tránh được tình trạng Nhà thuốc mượn đơn của người khác bán thuốc kê đơn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là hầu hết đơn thuốc chỉ có chữ ký của bác sĩ hoặc chỉ được đóng dấu treo của bệnh viện nên rất dễ làm giả.Trên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc sử dụng thuốc kê đơn bắt buộc phải có khám chỉ định của Bác sĩ kê đơn cho dùng thuốc tuỳ theo tình trạng bệnh tránh việc nhờn thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh nghiên cứu để ban hành thông tư về kê đơn thuốc. Trên đơn kế phải ghi họ tên đầy đủ của người mua thuốc, bị bệnh gì, dùng loại thuốc gì… Đến năm 2020, tất các nhà thuốc phải hoàn thành nối mạng. Đến đầu năm 2021 tất cả các quầy thuốc phải nối mạng.

Theo Phó Hiệu Trưởng Trường Dược Sài Gòn cho biết, việc người dân tự ý mua sử dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân rất lớn góp phần tăng tỷ lệ kháng thuốc. Để khắc phục tình trạng người dân tự làm Bác sĩ, cứ có bệnh là tự mua thuốc kháng sinh thì cần các Trường chuyên đào tạo Dược sĩ nâng cao nhận thức của các sinh viên Cao đẳng Dược trong quá trình đào tạo đối với hành vi tiếp tay cho người dân tự ý sử dụng thuốc. Khi mà mỗi sinh viên Cao đẳng Dược đã ý thức được việc sử dụng thuốc thì sau này tốt nghiệp ra trường, các Dược sĩ nhà thuốc này sẽ là những tuyên truyền viên ngăn chặn việc người dân tự ý mua thuốc kê đơn về dùng.

Theo thông tin từ Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, qua thời gian thí điểm, nhiều nhà thuốc, quầy thuốc tại các tỉnh thành phố đã được tập huấn sử dụng phần mềm ứng dụng CNTT kết nối liên thông nhà thuốc với các cơ quan quản lý Y tế. Hiện đã có gần 40 tỉnh thành phố triển khai kết nối các nhà thuốc với khoảng gần 10.000 cơ sở bán lẻ thuốc có kết nối mạng và hơn 50.000 đơn thuốc được lưu trữ theo quy định. Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, việc quy định các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra là quy định bắt buộc. Vì vậy các nhà thuốc nào không chấp hành là vi phạm quy định và sẽ bị xử lý. Theo phó Hiệu Trưởng cho biết: Nhà trường cũng tiến hành tăng cường đào tạo công nghệ thông tin cho sinh viên Cao đẳng Dược để các em có thể sử dụng thành thạo các phần mềm kết nối Nhà thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong đào tạo Dược sĩ bán thuốc còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt tại một số Trường Cao đẳng không chuyên đào tạo nhóm ngành sức khoẻ.

Việc nắm được danh mục thuốc được phép kinh doanh tại nhà thuốc sẽ giúp cho các chủ đầu tư tiến hành việc kinh doanh của mình dễ dàng – đúng thủ tục pháp lý hơn. Hãy tìm hiểu xem danh sách đó gồm những cái tên nào nhé! 

Danh mục thuốc được phép kinh doanh tại nhà thuốc mà bạn cần phải biết

Để việc mua bán thuốc diễn ra một cách thuận lợi,  kiểm soát đúng với những yêu cầu quan trọng mà trong ngành dược phẩm, thực phẩm chức năng đề ra, những ai đang có ý định mở nhà thuốc cần nắm danh sách các sản phẩm được bán. 

Cụ thể hãy tham khảo danh sách trong bảng đính kèm: Tại đây

Tư liệu bộ ích dành cho dược sĩ mở nhà thuốc:

Danh mục thuốc kê đơn

Danh mục thuốc không kê đơn

Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Danh mục thuốc tại quầy nhất định phải có

Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ tại nhà thuốc 

Bên cạnh danh sách các nhóm thuốc được phép bán khi kinh doanh trong ngành dược thì các trình dược viên cần phải nắm rõ đâu là danh mục thuốc bị hạn chế bán lẻ.

Căn cứ vào bệnh tật của từng địa phương, Sở Y tế có văn bản cho phép bán lẻ một số thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ; cơ cấu bệnh tật của địa phương được xác định trên niên giám thống kê về y tế, các khảo sát, nghiên cứu khoa học đã được công bố, …

Thông tư ban hành này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2018.

Cụ thể hãy tham khảo qua danh sách thuốc đã được liệt kê trong bảng đính kèm: Tại đây

Danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt năm 2020

Những ai đang kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải hiểu rõ được rằng đâu là những tên thuốc nằm trong danh sách đặc biệt để lấy đó làm căn cứ pháp lý để thực hiện việc sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP.

Vì nếu muốn bán danh mục thuốc này phải đảm bảo những điều kiện cần thiết, nếu không sẽ bị phạt rất nặng.

Hãy tham khảo trước danh sách đính kèm trong tài liệu Tại đây nhé! 

Một số điều lưu ý khi kinh doanh nhà thuốc

Một số điều lưu ý khi kinh doanh nhà thuốc

Các quầy thuốc, nhà thuốc không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ những loại dược liệu.

Đối với trường hợp mua, bán thuốc nằm trong danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. 

Cụ thể, theo điều 34 của Luật Dược 2016 quy định xin được trích dẫn ra như sau:

“Điều 34. Điều kiện kinh doanh đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh mục hạn chế bán lẻ.               

Cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về dược chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ trên cơ sở với các điều kiện sau đây:

Có đủ Điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này phù hợp với Điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;

Có các biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

  1. Trường hợp kinh doanh thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
  2. Cơ sở bán lẻ thuốc có bán thuốc thuộc danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành phải có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 của Luật này và được Sở Y tế chấp thuận bằng văn bản. Việc chấp thuận được căn cứ vào cơ cấu bệnh tật và khả năng cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ; biện pháp về an ninh, đảm bảo không thất thoát thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.”

LỜI KẾT

Trên đây là danh mục thuốc được phép kinh doanh tại nhà thuốc cho những ai đang có nhu cầu trong lĩnh vực này nên tham khảo. Nhờ đó, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn rất nhiều. 

Tôi là Vũ Đức Mạnh, hiện đang là CEO & Founder Mediphar USA. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thực phẩm bảo vệ sức khỏe tôi luôn mong muốn chia sẻ và mang tới nhiều sản phẩm có giá trị đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hi vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ luôn được đồng hành cùng các bạn.

medipharusa.com/ceo-vu-duc-manh.html

Cá nhân, tổ chức muốn mở cơ sở kinh doanh thuốc tây cần phải cân nhắc, lựa chọn giữa hai loại hình là quầy thuốc và nhà thuốc. Vậy quầy thuốc và nhà thuốc có gì khác nhau?

- Đều là một trong những cơ sở kinh doanh dược;

- Đều phải thành lập hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp;

- Đều phải làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược;

- Đều có các quyền như: Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật; Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

- Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

Sự khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc [Ảnh minh hoạ]
 

Tiêu chí

Quầy thuốc

Nhà thuốc

Người phụ trách chuyên môn

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn sau:

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [sau đây gọi là Bằng dược sỹ];

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn sau:

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược [sau đây gọi là Bằng dược sỹ]

Địa bàn hoạt động

Địa bàn mở quầy thuốc:

- Xã, thị trấn;

- Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;

Được mở tại bất kỳ địa bàn nào.

Quyền lợi

- Mua nguyên liệu làm thuốc để pha chế thuốc theo đơn và bán thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc tại cơ sở;

- Mua thuốc để bán lẻ, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó;

- Người có Bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.

- Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

Nghĩa vụ

-  Người chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 6 Điều 80 của Luật Dược 2016 này cụ thể như sau:

+ Tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc;

+ Tư vấn, trao đổi với người kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý;

+ Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc.

- Bảo đảm điều kiện pha chế thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh…

Như vậy, quầy thuốc và nhà thuốc đều là cơ sở bán lẻ dược nhưng nhà thuốc có quy mô lớn và được mở tại cất cả các địa bàn. Nếu có thắc mắc về thủ tục mở quầy thuốc, nhà thuốc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép mở quầy thuốc 2021

Video liên quan

Chủ Đề