Quy định xử lý lao động nữ mang thai

Căn cứ điều 125 Bộ luật lao động 2012 thì có 3 hình thức xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức; hình thức “ cách chức” chỉ áp dụng đối với người lao động vi phạm kỷ luật mà đang đảm đương chức vụ nhất định, trường hợp hành vi vi phạm không ảnh hưởng đến đạo đức, nghề nghiệp hay trình độ chuyên môn, thời gian quản lý, người sử dụng lao động có thể xem xét áp dụng biện pháp kéo dài thời hạn nâng lương;
  • Sa thải: sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất, áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng, khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải , người lao động sẽ bị mất việc làm , do đó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động chỉ được sa thải người lao động trong một số trường hợp nhất định.

Ngoài 3 hình thức kỷ luật trên, người sử dụng lao động không được áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào khác đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

  1. Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai và nuôi con

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như sau:

 “ 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Lao động nữ đang có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”

Đồng thời tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định với lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con như sau:

“Người sử dụng lao động lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp sử dụng người lao động là cá nhân chết, bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

Theo đó, trong giai đoạn lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật họ, đặc biệt không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ đã nêu trên. Vì trong giai đoạn mang thai, sinh con và nuôi con, lao động nữ khó khăn trong việc thực hiện quyền tự bào chữa, việc xử lý kỷ luật gây ảnh hưởng đến tâm lý, sự phục hồi sức khỏe hoặc thực hiện thiên chức. Hơn nữa biện pháp sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai khiến họ mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như tinh thần của người lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con.

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật với lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con

Theo điều 124 Bộ luật lao động năm 2012 thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng, kể từ ngày hành vi vi phạm xảy ra; trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến tài chính , tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật tối đa là 12 tháng. Trường hợp hết thời gian người lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hết thời hiệu xử lý kỷ luật nói trên thì người sử dụng lao động có quyền kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật nhưng không tối đa quá 60 ngày, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay.

Do đó, quy định như vậy không có nghĩa là lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật, việc này có thể dẫn đến việc lao động nữ lợi dụng quy định của pháp luật vi phạm kỷ luật lao động khi đang mang thai, sinh con và nuôi con. Vì vậy, pháp luật quy định hết thời gian mang thai, sinh con và nuôi con, người sử dụng lao động vẫn có quyền tiến hành xử lý kỷ luật đối với họ khi còn thời hiệu kỷ luật như đã nêu trên.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Ánh Sáng Việt về xử lý kỷ luật lao động nữ mang thai, sinh con và nuôi con. Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, thủ tục pháp lý và tranh tụng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Quý khách có thắc mắc vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua đường dây nóng hoặc đến trực tiếp văn phòng để được hỗ trợ.

Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Quy định xử lý lao động nữ mang thai

Luôn tận tâm vì bạn!

Chị hiện là nhân viên công ty làm việc tại Lâm Đồng. Chị đang mang thai tháng thứ 5. Chị muốn hỏi liên quan đến chế độ thai sản, thì không biết cho đến khi sinh con chị sẽ được hưởng những chế độ, quyền lợi gì? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ được quy định như thế nào?

Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

"Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

Quy định xử lý lao động nữ mang thai

Lao động nữ mang thai được hưởng các quyền lợi và chế độ gì? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thì lao động nữ mang thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai:

"Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động."

Trong trường hợp có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì lao động nữ có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo tới người sử dụng lao động.

Lao động nữ mang thai đang đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng những chế độ gì?

Trường hợp nếu người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, thì ngoài các quyền lợi trên còn được hưởng các chế độ sau đây theo Điều 32, Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:

- Chế độ khi khám thai: lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

- Chế độ thai sản khi thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.