Ra huyết trắng và đau bụng dưới khi mang thai

Khí hư khi mang thai có màu gì là là bình thường? Màu gì là bất thường là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu tiên mà gặp phải triệu chứng này. Hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi bên dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!

1. Khí hư khi mang thai có màu gì là hiện tượng bình thường?

Ra huyết trắng và đau bụng dưới khi mang thai

Để biết khí hư có màu gì là bình thường, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ

Thông thường, trong những tháng đầu tiên mang thai, mẹ bầu sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn so với bình thường do những thay đổi về nội tiết tố ở trong cơ thể. Theo đó, vào những tháng cuối của thai kỳ, khí hư sẽ ra nhiều hơn kích thước thai nhi chèn ép lên vùng chậu của mẹ bầu.

Dưới sự tác động của yếu tố nội tiết tố, mà khí hư của mẹ bầu sẽ có sự chuyển biến nhẹ về màu sắc, từ màu trắng trong sang hơi ngả vàng, hoặc vàng nhạt. Ngoài ra, cấu trúc của khí hư cũng sẽ có sự thay đổi nhẹ với dạng nhầy và dính hơn so với bình thường. Tình trạng này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng và cảm thấy hoang mang.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khí hư của mẹ bầu có màu trắng trong, hơi ngả vàng, vàng nhạt với số lượng nhiều hơn và nhầy dính hơn, mà không đi kèm  theo mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy hay những dấu hiệu phụ khóa bất thường khác là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường.

2. Khí hư trong thời gian mang thai có màu gì là hiện tượng bất thường?

Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu thấy khí hư của mình xuất hiện các biểu hiện bất thường sau đây, hãy cẩn thận với những căn bệnh viêm phụ khoa và các biến chứng thai kỳ nguy hiểm:

2.1. Khí hư khi mang thai có màu trắng đục, đặc sệt

Ra huyết trắng và đau bụng dưới khi mang thai

Khí hư khi mang thai có màu trắng đục và đặc sệt là bất thường

Nếu mẹ bầu thấy vùng kín của mình xuất hiện nhiều khí hư có màu trắng đục, với dạng đặc sệt, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát khi tiểu tiện thì hãy cảnh giác. Bởi lẽ lúc này mẹ có nguy cơ bệnh viêm âm đạo khi mang thai. Đây là bệnh lý thường gặp khi mang thai, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, những bệnh này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ.

2.2. Khí hư có màu đục, quánh như keo và có thể khô, cứng lại khi để lâu

Hiện tượng này xảy ra do mẹ bầu bị viêm âm đạo do nấm men hoặc lưu thông khí huyết không bình thường. Lúc này, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng kín vô cùng ngứa rát và nổi một vài đốm máu do âm đạo bị kích thích. Thậm chí, nhiều mẹ bầu khi quan hệ vợ chồng còn có cảm giác đau và khi đi tiểu thì có cảm giác bỏng rát ở vùng kín.

2.3. Khí hư có màu xanh

Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong quá trình mang thai hoặc viêm nhiễm nặng tại cơ quan sinh sản là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khí hư có màu xanh. Tình trạng này xảy ra trong thời kỳ mang thai khá nguy hiểm. Bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

2.4. Khí hư có màu đen

Khí hư khi mang thai có màu đen là một tình trạng đáng báo động. Nó cảnh báo rằng chị em đang có nguy cơ mắc các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự an nguy của con.

2.5. Ra nhiều khí hư màu trắng đục kéo dài giống trứng gà nhưng không có mùi

Đây là triệu chứng cho thấy mẹ đã mắc phải bệnh viêm vùng chậu khi mang thai. Khi gặp phải triệu chứng này, mẹ nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện ra bệnh trong khoảng thời gian sớm nhất.

Một số dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu khi mang thai là:

  • Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai và đau khi quan hệ với chồng
  • Khí hư ra quá nhiều, có mùi hôi khó chịu và xuất huyết bất thường khi mang thai
  • Mẹ bầu bị sốt cao, mệt mỏi

2.6. Khí hư có lẫn máu

Ra huyết trắng và đau bụng dưới khi mang thai

Khí hư có lẫn máu là hiện tượng bất thường

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy khí hư có lẫn máu thì phải cực kỳ cẩn thận. Bởi lẽ đây là dấu hiệu dọa sảy thai hoặc cảnh báo rằng mẹ đang có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Trường hợp khí hư bất thường có lẫn máu trong những tháng giữa và cuối của thai kỳ, mẹ bầu cũng phải thận trọng. Bởi lẽ đây là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng thai nhi vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn như sảy thai, sinh non.

3. Mẹ bầu ra khí hư bất thường có nguy hiểm hay không?

Như đã nói ở trên, khí hư bất thường khi mang thai là dấu hiệu của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ,… Những bệnh lý này nếu được điều trị sớm và đúng cách khi vừa mới chớm bệnh thì sẽ không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Nếu chị em không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sinh hoạt vợ chồng và thậm chí, gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Đó là lý do tại sao chị em nên tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện ra những triệu chứng như khí hư có màu nâu lẫn máu, khí hư màu xanh, khí hư có mùi hôi, mùi tanh,… Bởi lẽ nếu để tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng hơn sẽ lây lan tới những bộ phận khác như ống dẫn trứng, vòi trứng, vùng chậu,… Nếu không được điều trị kịp thời, nó còn gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như sinh non mang thai ngoài tử cung, hoặc sảy thai.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “Khí hư khi mang thai có màu gì là bình thường, màu gì là bất thường. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, ngay khi phát hiện ra dấu hiệu khí hư bất thường khi mang thai, chị em nên chủ động tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai, đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể mẹ bầu đã bị viêm vùng kín.

Biểu hiện đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai là biểu hiện của bệnh gì?

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp nhiều vấn đề về thay đổi của cơ thể do hoạt động hormone thai kỳ cũng như sự suy giảm của hệ thống miễn dịch. Đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai là một trong các tình trạng mà mẹ bầu thường gặp phải. Theo các bác sĩ sản khoa, đây thường là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. 

Khi bị viêm nhiễm tại vùng kín dấu hiệu đặc trưng nhất mà mẹ bầu có thể tự nhận biết được đó là huyết trắng/khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi từ trắng xám, xanh hoặc vàng, … Ngoài ra, còn có cảm giác ngứa ngáy âm đạo, đau bụng dưới kèm huyết trắng, đau khi quan hệ và tiểu tiện.

Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng lại có nguy cơ tái phát cao đối với các mẹ bầu. Một số trường hợp, nếu người mẹ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai mà không được điều trị dứt điểm thì khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh.

Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm. Ngoài ra, người mẹ còn phải đối mặt với các biến chứng thai kỳ như:

  • vỡ màng ối sớm
  • nhiễm trùng nước ối
  • nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh
  • con sinh ra bị nhẹ cân
  • viêm màng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ…

Vì vậy, mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.

Mẹ bầu có thể dùng thuốc khi đau bụng dưới và ra dịch trắng khi mang thai không?

Theo các chuyên gia, thuốc điều trị bệnh phụ khoa đa phần đều có tác dụng tại chỗ. Tức là thuốc chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo nhưng ít hoặc không ảnh hưởng tới các khu vực khác.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Do đó, người mẹ có thể sử dụng thuốc đặt trị viêm âm đạo trong thai kỳ. Nếu như tmẹ bầu chần chừ không điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh còn có nhiều biến chứng nguy hiểm cho em bé hơn.

Khi thai phụ uống hay đặt bất cứ loại thuốc nào đều phải được sự chỉ định của bác sĩ. Mỗi người sẽ có những thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, không thể tùy tiện mua thuốc về tự đặt tại nhà hoặc đặt thuốc theo đơn thuốc của một bà bầu khác có triệu chứng bệnh tương tự.

Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, bà mẹ tuyệt đối không nên dùng các loại hóa chất hay thụt rửa sâu vùng kín, tránh đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong âm đạo.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ bầu bị viêm âm đạo có thể cải thiện bằng cách nào?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau nhằm hạn chế tình trạng viêm phụ khoa khi mang thai:

  • Hạn chế việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục gây nóng bí âm đạo.
  • Lựa chọn đồ lót rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên sử dụng đồ lót cotton có tính thấm hút cao.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành lạnh, khoa học
  • Có thể bổ sung các sản phẩm từ sữa chua, bổ sung lợi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo.
  • Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Trước khi mặc nên là quần lót bằng bàn là nóng, sạch để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt quần.

Cùng với chế độ chăm sóc vùng kín, mẹ bầu cũng nên bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, món ăn giàu kẽm, vitamin C, ... để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh ra các lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị viêm âm đạo trong thai kỳ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo