Răng hàm bị lung lay phải làm sao

Răng hàm là chiếc răng có vai trò rất quan trọng, thực hiện chức năng nghiền nát thức ăn chính. Răng hàm lung lay, nếu muốn biết răng hàm lung lay có nên nhổ không, phương pháp điều trị răng hàm bị lung lay là gì,… tuyệt đối đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

1. Răng hàm lung lay có nên nhổ không?

Răng hàm là những chiếc răng lớn mọc ở phía bên trong đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính trong toàn bộ khung hàm. Trường hợp răng hàm lung lay có nên nhổ không là vấn đề được nhiều người quan tâm vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và vấn đề sinh hoạt.

Răng hàm lung lay có nên nhổ không vốn là nỗi băn khoăn rất lớn bởi nhiều người lo sợ rằng nhổ răng hàm sẽ gây nguy hiểm. Thực tế việc nhổ răng hàm lung lay còn phụ thuộc vào nguyên nhân răng hàm lung lay cũng như tình trạng hiện tại của chiếc răng.

– Răng hàm bị sâu và lung lay

Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không thì còn tùy thuộc vào mức độ sâu có nặng hay không. Nếu như tình trạng răng hàm sâu bị lung lay nặng ăn vào chân răng, răng vĩnh viễn gốc gần như không còn thì nên nhổ bỏ và trồng răng giả.

– Răng bị ê buốt lung lay

Khi răng hàm bị lung lay kèm theo biểu hiện ê buốt là biểu hiện của răng đã bị yếu và trở nên nhạy cảm bởi bị tác động bởi ngoại lực, quá trình chăm sóc không đúng cách hoặc đang mắc phải bệnh lý răng miệng.

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

– Răng hàm bị nhức và lung lay

Răng hàm lung lay đau nhức gây khó chịu cho người bệnh và khiến cho các vấn đề ăn uống, sinh hoạt gặp khó khăn. Tại sao răng hàm lung lay đi kèm biểu hiện đau nhức thì bạn cần phải đến trực tiếp nha sĩ để chuẩn đoán. Trường hợp này có thể do quá trình ăn nhai sai cách khiến răng tổn thương, cũng có thể do các bệnh lý như khoa như viêm nướu, răng hàm số 6 bị lung lay, răng hàm số 7 bị lung lay có thể do răng khôn mọc lệch đâm vào, mọc răng thừa,… Lúc này nha sĩ có thể thực hiện nhổ bỏ răng khôn, hoặc điều trị bệnh lý răng miệng,… mà không cần phải nhổ răng hàm lung lay.

– Răng hàm tự nhiên lung lay

Răng hàm bị lung lay nhẹ có thể do ăn nhai sai cách hoặc biểu hiện ban đầu của răng yếu, răng gặp phải vấn đề bệnh lý. Lúc này có thể khắc phục bằng các biện pháp cố định răng, không nên nhổ bỏ.

2. Răng hàm lung lay phải làm sao?

Răng hàm vĩnh viễn bị lung lay có rất nhiều cách để xử lý. Vậy cách chữa răng hàm bị lung lay là gì, làm gì khi răng hàm bị lung lay? Bên cạnh bài thuốc dân gian chữa răng lung lay thì chúng ta có thể xử lý tình trạng này như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn nhất?

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

+ Trám răng hàm lung lay

Răng lung lay có trám được không còn tùy thuộc vào mức độ lung lay nặng hay nhẹ. Nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và trám vào phần chỗ hở để cho răng chắc chắn trở lại. Phương pháp này áp dụng cho cả răng hàm trên lung lay và răng hàm dưới bị lung lay không có biểu hiện đau nhức.

+ Nẹp cố định răng lung lay

Hiện tại nha sĩ hoàn toàn có thể khắc phục sự cố răng hàm lung lay cho bạn mà không cần phải nhổ bỏ bằng chỉ thép chuyên dụng. Điều này sẽ áp dụng khi răng hàm lung lay ở mức độ nhẹ và tổng thể vẫn còn nguyên vẹn, khỏe mạnh.

+ Bọc răng sứ

Đây là cách chữa răng hàm lung lay hiệu quả và an toàn được nhiều người áp dụng. Khi răng hàm bị lung lay và đau đi kèm với những vấn đề bệnh lý khác và vẫn giữ được chân răng thì sẽ thực hiện bọc răng sứ. Lớp mão sứ sẽ là lớp bảo vệ răng, giúp răng chắc khỏe và không bị lung lay nữa.

Xem thêm>> Bọc răng sứ Nano Ceramic 2 ngày hết răng xấu hỏng

 + Trồng răng giả

Chân răng hàm bị lung lay thì cách khắc phục lúc này là nhổ bỏ và trồng răng giả, cấy ghép răng implant. Đây là giải pháp tốt nhất để tránh trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của răng và chế độ ăn uống sinh hoạt.

Xem thêm>> Trồng răng Implant lựa chọn phục hình răng mất hoàn hảo

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi “răng hàm lung lay có nên nhổ không” nếu còn có điều gì băn khoăn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006465 hoặc điền thông tin theo Form mẫu dưới đây để được bác sĩ giải đáp miễn phí!

Một số người có thói quen nghiến răng, tình trạng này xảy ra trong thời gian căng thẳng hoặc vào ban đêm có thể làm mòn các mô và làm răng lung lay. Nhiều người không biết về tật nghiến răng của họ cho đến khi họ đi khám vì đau hàm. Nha sĩ có thể phát hiện được vấn đề trước khi răng bị tổn thương vĩnh viễn.

Bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ rằng có chấn thương làm hỏng răng. Ví dụ như thương tích, tai nạn và té ngã trong thể thao… có thể gây tổn thương răng miệng, gây hậu quả về lâu dài.

4. Loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh khiến xương bị suy yếu và trở nên giòn xốp. Khi bị loãng xương, ngay cả những va chạm nhỏ và các tác động bình thường trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Loãng xương thường ảnh hưởng đến cột sống, hông và cổ tay và cũng có thể làm hỏng xương hàm. Xương ổ răng không chắc chắn, loãng xương làm suy yếu chất xương nơi ổ răng khiến răng lung lay.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương có thể gây ra vấn đề sức khỏe răng miệng, mặc dù tình trạng không phổ biến. Trong một số ít trường hợp, loại thuốc được gọi là bisphosphonates giúp điều trị loãng xương, có thể dẫn đến mất răng do hoại tử xương hàm.

Phòng ngừa răng lung lay ở người trưởng thành

Bạn có thể thực hiện các bước sau đây để phòng ngừa răng lung lay:

  • Tránh hút thuốc
  • Khám răng miệng định kỳ
  • Đánh răng kỹ lưỡng hai lần một ngày
  • Dùng chỉ nha khoa một lần một ngày
  • Nhận thức được các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến răng
  • Hỏi bác sĩ về việc bổ sung canxi và vitamin D để giúp ngăn ngừa chứng loãng xương
  • Giữ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, vì bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ cho bệnh nướu răng.

Điều trị răng lung lay ở người trưởng thành

Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho răng lung lay, lựa chọn điều trị tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân của răng lung lay. Các phương pháp điều trị bao gồm:

• Thuốc hoặc nước súc miệng: Có thể giúp điều trị nướu răng bị nhiễm trùng và chống lại vi khuẩn trong miệng.

• Phẫu thuật: Mục đích là để loại bỏ các mô nướu bị viêm và xương bị hư hại do bệnh nướu răng.

• Ghép xương: Giúp xây dựng lại xương bị mất do bệnh nướu răng.

• Ghép mô mềm: Còn được gọi là ghép nướu răng, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu răng hoặc mất răng ở những người mắc bệnh nướu răng.

• Điều trị bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao có vấn đề về răng miệng do dễ nhiễm khuẩn, giảm đề kháng khiến vi khuẩn tấn công.

Ngoài các phương pháp điều trị hiệu quả trên, điều quan trọng là nha sĩ phải điều trị nguyên nhân cơ bản của răng lung lay và thực hiện thêm các bước cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại thêm.

Bệnh loãng xương, mang thai hay tác dụng phụ của thuốc… là những nguyên nhân khiến răng lung lay ở người trưởng thành. Nếu không điều trị, bạn có thể sẽ bị mất răng. Vì vậy, khi bạn phát hiện răng có biểu hiện lung lay, bạn nên tới gặp nha sĩ để kiểm tra nguyên nhân và điều trị ngay nếu cần.

Thanh Tùng HELLO BACSI

Có thể bạn quan tâm:

Răng lung lay chính là biểu hiện cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị lung lay và phải khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay

Khi 1 hoặc vài răng trên cung hàm bị lung lay, thì chính là dấu hiệu báo động cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể, những nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay như sau:

  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây nhiễm trùng các mô mềm, dây chằng bao xung quanh răng. Viêm nha chu càng kéo dài, thì cấu trúc răng càng lỏng lẻo, lung lay và dễ gãy rụng.

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

Viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị lung lay

  • Tiêu xương răng: Sau khi mất răng sẽ không còn chân răng tác động lực, khiến xương hàm bị tiêu biến dần, gây tụt nướu, chân răng kế cận lộ ra ngoài và khiến răng bị lung lay.
  • Loãng xương: Người mắc bệnh loãng xương thường răng sẽ không được khỏe, giòn xốp và dễ bị lung lay.
  • Tác động từ bên ngoài: Răng bị va đập mạnh do tai nạn, dùng răng cắn vật cứng… có thể làm tổn thương các tổ chức quanh răng, làm cho răng không còn được cố định chắc chắn, dễ lung lay.

2. Cách khắc phục khi răng bị lung lay

Khi răng bị lung lay, cần phải có phương án điều trị sớm, để có thể bảo tồn răng thật tối đa. Về cách điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến răng lung lay mới có thể chữa trị triệt để nhất.

  • Cạo vôi răng: Trường hợp răng lung lay do các bệnh lý nha chu thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh.
  • Cấy ghép xương: Viêm nha chu, viêm chóp răng nếu kéo dài không điều trị sẽ khiến phần nướu bị tụt xuống, lúc này phần xương ổ răng có thể đang dần bị tiêu biến. Nếu tiêu xương nặng thì phải thực hiện ghép xương sau khi xử lý viêm nhiễm. Hoặc có trường hợp sẽ cần phải ghép vạt nướu để đảm bảo  răng được vững chắc.

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

Ghép vạt nướu sẽ giúp răng cố định chắc chắn hơn

  • Dùng nẹp cố định: Với những trường hợp răng lung lay do tác động lực từ bên ngoài, thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Nếu nhẹ có thể dùng nẹp để cố định các răng lung lay. Sau một thời gian răng sẽ chắc chắn trở lại.
  • Trồng răng Implant: Trường hợp răng lung lay nặng, không thể giữ lại được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, bạn nên sớm tiến hành phục hình răng giả bằng phương pháp trồng răng Implant. Đây là phương án duy nhất có thể khôi phục đầy đủ cả thân và chân răng. Đồng thời ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Từ đó không làm lộ chân răng và khiến các răng kế cận bị lung lay.

3. Cách ngăn ngừa tình trạng răng lung lay

Cách tốt nhất để răng luôn chắc chắn, không bị lung lay chính là phòng ngừa những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giữ gìn sức khỏe răng miệng, và giúp răng luôn vững chắc:

  • Đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa.

Răng hàm bị lung lay phải làm sao

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn, ngăn ngừa mảng bám

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C và canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Nếu mắc chứng nghiến răng, hãy mang máng chống nghiến khi ngủ.
  • Mang máng bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao.
  • Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Đặc biệt, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của răng miệng như: răng ê buốt, đau nhức, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, chảy mủ… thì bạn cần lập tức đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay, tránh tình trạng để răng ngày càng suy yếu, lung lay nặng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang gặp tình trạng răng lung lay thì cách tốt nhất chính là đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ: CS1: 193A - 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

               CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Nha khoa Implant I-DENT không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY

Bài viết liên quan