Room tín dụng của các ngân hàng là gì năm 2024

Room tín dụng là một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên trong ngành ngân hàng. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá về cổ phiếu ngành ngân hàng. Để đưa ra cái nhìn chính xác nhất, hãy cùng VNSC tìm hiểu room tín dụng là gì cũng như ảnh hưởng khi room tín dụng thay đổi đến đầu tư qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Thuật ngữ liên quan đến Room tín dụng

Thuật ngữ room tín dụng xuất hiện nhiều trong giao dịch tài chính ngân hàng và có nhiều biến thể. Hãy cùng làm rõ các thuật ngữ liên quan đến room tín dụng ngân hàng:

Room tín dụng là gì?

Room tín dụng là giới hạn cho vay của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Có nghĩa, ngân hàng chỉ được phép cho khách hàng vay số tiền nằm trong giới hạn tín dụng được ngân hàng nhà nước quản lý.

Ví dụ như room tín dụng của ngân hàng A là 15%, trong khi quy mô tín dụng là 7000 tỷ đồng, thì giới hạn cho vay của ngân hàng A sẽ là 7000*15% = 1050 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, nếu ngân hàng A cho tất cả các khách hàng vay hết 1050 tỷ đồng thì sẽ hết khả năng cho vay tiếp tục. Khách hàng phải chọn vay ở ngân hàng khác còn room tín dụng cho phép.

Room tín dụng của các ngân hàng là gì năm 2024

Room tín dụng được hiểu là dành 1 số vốn nhất định cho vay một lĩnh vực ưu đãi nào đó, hoặc sản phẩm tài chính của ngân hàng. Khi có quá nhiều khách vay hết room thì ngân hàng không thể tiếp tục cho vay được nữa.

Nới room tín dụng là gì?

Ngân hàng Nhà nước sẽ là đơn vị quản lý room tín dụng của các ngân hàng khác. Khi hết room tín dụng, thì ngân hàng sẽ yêu cầu đơn vị quản lý (là Ngân hàng Nhà nước) nới room tín dụng.

Nới room tín dụng được hiểu là việc các ngân hàng thương mại được gia tăng giới hạn cho vay. Tức là các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn so với hiện tại. Việc nới room tín dụng sẽ do Ngân hàng Nhà nước kiểm tra đánh giá, rà soát hoạt động cho vay và quyết định có nới room hay không.

Siết room tín dụng là gì?

Tương tự việc nới room tín dụng, siết room tín dụng được ngân hàng nhà nước kiểm soát, quyết định mức cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần trong hệ thống. Siết room tín dụng là việc ngân hàng nhà nước thu nhỏ mức room tín dụng của một ngân hàng trong hệ thống.

Hết hạn room tín dụng là gì?

Hết hạn room tín dụng là thuật ngữ tình trạng ngân hàng thương mại cổ phần cho vay vượt quá room tín dụng cho ngân hàng nhà nước đề ra và không còn khả năng cho vay thêm.

Mục đích áp dụng room tín dụng ở các ngân hàng

Việc áp dụng room tín dụng ở các ngân hàng là điều cần thiết, được ngân hàng nhà nước quyết định. Vậy, mục đích áp room tín dụng là gì?

Mục đích của việc ngân hàng nhà nước áp room tín dụng là quản lý chặt chẽ việc phát triển của tín dụng Việt Nam, nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, ý nghĩa của hoạt động áp room tín dụng như sau:

  • Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước: Room tín dụng là công cụ đắc lực để hạn chế và kiểm soát tình trạng lạm phát, khi nguồn cung dòng tiền cao. Ngân hàng nhà nước siết chặt room tín dụng nhằm đảm bảo việc cho vay nằm trong phạm vi nhất định. Việc kiểm soát việc cho vay đồng thời cũng hạn chế được nợ xấu, rủi ro tài chính từ các khoản nợ ngân hàng.
  • Kiểm soát tốc độ tín dụng phát triển trên thị trường: Khi chưa có room tín dụng, các ngân hàng thường xuyên đứng trước nguy cơ ngưỡng cho vay tín dụng luôn ở mức rất cao. Yếu tố tốc độ tăng trưởng ở mức cao sẽ vượt qua ngưỡng quản lý và quản trị của ngân hàng. Điều này sẽ tăng nguy cơ lạm phát, mất cân bằng về nguồn cung vốn ra thị trường. Do vậy, room tín dụng là thước đo quan trọng để kiểm soát việc cho vay, đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính.
  • Nâng cao và đảm bảo chất lượng tín dụng: Bên cạnh việc kiểm soát tốc độ tín dụng, công cụ này còn hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể, room tín dụng hạn chế việc cho vay, lựa chọn đối tượng cho vay, nhằm đảm bảo khách hàng có khả năng thanh toán các khoản vay. Các ngân hàng sẽ phải cẩn trọng hơn trong việc duyệt hồ sơ, thẩm định tài chính khách hàng, trước khi giải ngân. Từ đó, room tín dụng giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng Việt Nam.

Room tín dụng của các ngân hàng là gì năm 2024

Tác động của nới room tín dụng lên nền kinh tế

Có thể thấy, room tín dụng đóng vai trò quan trọng đến tín dụng, vấn đề tài chính, kinh tế, khả năng phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết lập room tín dụng cũng có nhiều hạn chế tới khả năng phát triển của các ngân hàng.

Khi nhu cầu vay tín dụng tăng cao, đặc biệt là thời điểm trong giai đoạn phục hồi kinh tế, tình trạng ngân hàng bị cạn kiệt room tín dụng trở nên phổ biến. Nhưng nhu cầu vay vốn cao, kéo theo việc ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành nới room tín dụng ngân hàng để giải ngân số tiền cho phép doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể vay để phát triển kinh tế.

Room tín dụng của các ngân hàng là gì năm 2024

Việc nới room tín dụng ngân hàng sẽ tạo ra tác động 2 mặt lên nền kinh tế. Cụ thể, ảnh hưởng tích cực của việc nới room tín dụng như sau:

  • Mở rộng khả năng vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gặp khó khăn về vốn. Nới room tín dụng cho phép khả năng vay vốn nhanh, thuận lợi hơn nhiều, từ đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tăng tiêu dùng thúc đẩy phát triển kinh tế, trong thời kỳ khó khăn. Cụ thể, khi các khoản vay được giải ngân, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn trong tay, đồng thời sẽ tăng chi tiêu, mua sắm, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hạn chế của việc nới room tín dụng ngân hàng mang lại cho nền kinh tế:

  • Nới room tín dụng gia tăng nguy cơ lạm phát: Do có quá nhiều nguồn vốn lưu thông trên thị trường, giá cả tăng do sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng, từ đó khiến chỉ số lạm phát tăng.
  • Tăng rủi ro tín dụng và nợ xấu: Khi room tín dụng được nới lỏng, phạm vi cho vay của ngân hàng rộng hơn. Việc này sẽ khiến tỷ lệ hồ sơ được xét duyệt tăng, số người được vay nhiều hơn, việc kiểm soát chất lượng tín dụng không được đảm bảo, tăng nguy cơ nợ xấu.

Tình trạng room tín dụng của một số ngân hàng hiện nay

Room tín dụng được ngân hàng nhà nước kiểm soát, quyết định sau khi phân tích đánh giá các yếu tố kinh tế và mục đích tăng trưởng trong tương lai. Giới hạn room tín dụng của các ngân hàng được điều chỉnh phù hợp với vị thế, tiềm lực phát triển của từng khu vực, lĩnh vực.

Năm 2023, hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần đã được cấp room tín dụng. Đợt đầu năm 2023, ngân hàng MSB là ngân hàng được cấp mức room tín dụng cao nhất với 13.2%. Các ngân hàng còn lại có mức room tín dụng thấp hơn, ví dụ như: HDbank 11%, ACB Bank 9.8%, VIB Bank 9.5%, TP Bank 9.1%, MB Bank 9%, Lienvietpostbank 8%…

Tất cả mức room tín dụng được cấp đầu năm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy chính sách siết chặt room tín dụng của ngân hàng nhà nước, nhằm kiểm soát lạm phát.

Room tín dụng của các ngân hàng là gì năm 2024

Tính đến tháng 10/2023, ngân hàng nhà nước đã tiến hành nới room tín dụng cho khoảng 18 ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Đợt nới hạn mức tín dụng đầu tháng 9 vừa qua được áp dụng cho các ngân hàng có tín dụng lành mạnh.

Khi lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để đầu tư, bạn nên xem xét tới dư địa tín dụng còn lại của ngân hàng để đưa ra đánh giá. Một ngân hàng còn dư địa tín dụng tức là còn tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.

Trên đây là những thông tin cơ bản về room tín dụng giúp bạn đọc hiểu rõ về cơ chế quản lý của ngân hàng nhà nước đến hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng. Room tín dụng là công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, kiểm soát sự phát triển hay lạm phát.

Khi nào Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng?

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% và linh hoạt điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Room tín dụng là gì trắc nghiệm?

Room tín dụng là hạn mức cho vay mà một ngân hàng có thể cung cấp. Hạn mức này được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và áp dụng cho toàn bộ ngành ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ được phân bổ hạn mức room tín dụng tùy theo định hướng tăng trưởng tín dụng của mỗi năm.

Nới room nghĩa là gì?

Nới room tín dụng là việc tăng mức giới hạn cho vay của ngân hàng dưới sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, pháp luật. Khi được nới room tín dụng, ngân hàng có thể cho vay vượt hạn mức ban đầu. Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào tỷ lệ vốn tối thiểu, nặng lực quản trị,... sẽ được cấp mức hạn mức tín dụng khác nhau.

Tổng dư nợ tín dụng là gì?

Dư nợ là nợ được phát sinh trong giao dịch tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ là toàn bộ số tiền mà người vay phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong giao dịch vay vốn trước đó.