Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Sỏi niệu quản chiếm khoảng 28% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chữa sỏi niệu quản hiệu quả có những phương pháp nào? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi niệu quản

– Niệu quản được cấu tạo là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sỏi xuất hiện bất cứ vị trí nào trên ống niệu quản sẽ tạo thành sỏi niệu quản.

– Có đến 80% do sỏi từ thận di chuyển xuống mắc kẹt lại niệu quản thành sỏi niệu quản. Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý, cản trở việc di chuyển của sỏi. Ba vị trí hẹp đó là: Vị trí nối thận vào niệu quản; vị trí nối niệu quản vào bàng quang; vị trí niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.

– Sỏi niệu quản thường có số lượng 1 viên. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều hơn một viên, tạo thành chuỗi sỏi.

– Người ta phân loại sỏi niệu quản thành: Sỏi niệu quản ⅓ trên, sỏi niệu quản ⅓ giữa và sỏi niệu quản ⅓ dưới. Cách chữa sỏi niệu quản sẽ phụ thuộc vào vị trí của sỏi trên niệu quản.

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Sỏi niệu quản chiếm 28% tổng số ca trong bệnh lý sỏi tiết niệu

2. Biến chứng nguy hiểm nếu như không chữa sỏi niệu quản kịp thời

Khi không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, sỏi niệu quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

– Gây ra giãn đài bể thận do ứ nước tại thận: Sỏi niệu quản chặn đường nước tiểu đi qua khiến nước tiểu không xuống được bàng quang. Việc này dẫn đến ứ nước tại thận, dẫn đến giãn đài bể thận.

– Gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Biến chứng này thường xảy ra sớm nhất. Khi sỏi di chuyển trong niệu quản gây tổn thương niêm mạc, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm đường tiết niệu. Viêm cấp tính gây ra biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, đau hố thắt lưng dữ dội.

– Gây biến chứng suy thận cấp và mạn tính: Sỏi bít tắc hoàn toàn ống niệu quản gây ra chứng vô niệu, suy thận cấp. Khi các tế bào thận bị tổn thương lâu dài gây ra suy thận mạn.

3. Những cách chữa sỏi niệu quản hiệu quả

3.1. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp nội khoa

Để đi đến quyết định chữa sỏi niệu quản bằng nội khoa phải dựa vào vị trí và kích thước của viên sỏi. Sỏi càng nhỏ, càng nằm gần bàng quang và bề mặt nhẵn thì khả năng được đào thải ra ngoài theo đường tiểu càng cao. Cụ thể các trường hợp sỏi niệu quản được chỉ định điều trị nội khoa khi đáp ứng các điều kiện:

– Sỏi niệu quản đường kính nhỏ dưới 5mm.

– Sỏi có bề mặt nhẵn và có bờ rõ nét.

– Sỏi chưa ảnh hưởng đến chức năng thận.

– Niệu quản bình thường, không bị hẹp, không bị tổn thương.

– Bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân.

Thông thường các thuốc sẽ được chỉ định là: Nhóm thuốc giãn cơ trơn niệu quản giúp sỏi dễ dàng di chuyển. Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm giúp bệnh nhân không đau khi sỏi di chuyển. Thuốc kháng sinh để phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, người bệnh kết hợp chế độ uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải sỏi.

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Một số trường hợp sỏi niệu quản nhỏ, bề mặt nhẵn, chưa có tổn thương thận… có thể điều trị nội khoa

3.2. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp ngoại khoa

Khi sỏi không thể điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả, cần can thiệp ngoại khoa. Can thiệp ngoại khoa là cách tối ưu để loại bỏ sỏi hoàn toàn trong niệu quản. Các trường hợp sỏi niệu quản cần can thiệp ngoại khoa như sau:

– Sỏi niệu quản có kích thước dưới 7mm đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả.

– Sỏi niệu quản có khả năng tự di chuyển thấp (thường sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên và đoạn ⅓ giữa).

– Sỏi niệu quản bít tắc đường nước tiểu, sỏi niệu quản gây nhiễm trùng đường niệu.

– Sỏi niệu quản đã gây ảnh hưởng đến chức năng thận…

4. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản

4.1. Phương pháp phẫu thuật  mở lấy sỏi niệu quản

Đây là phương thức chữa sỏi kinh điển trước đây. Phương pháp này có nhiều nhược điểm: xâm lấn nhiều, gây chảy máu nhiều, để lại sẹo xấu. Đồng thời có thể gây biến chứng nặng nề, người bệnh phải nằm viện dài ngày, khó hồi phục…Ngày nay, chỉ một số ít bệnh nhân như béo phì, hay có viên sỏi quá lớn mới chọn cách này để điều trị.

Ba phương pháp ngoại khoa còn lại là những công nghệ tán sỏi hiện đại. Các phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi vì những ưu điểm vượt trội của nó.

4.2. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là phương pháp chữa sỏi niệu quản hoàn toàn không xâm lấn, rất an toàn. Dưới tác động của chùm sóng xung kích hay năng lượng laser tập trung phá vỡ viên sỏi. Viên sỏi bị vỡ thành nhiều mảnh sẽ được đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.

Điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể chỉ định cho bệnh nhân có sỏi đường kính dưới 1,5cm, thận ứ nước độ 2 trở xuống.

Chống chỉ định điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngoài cơ thể với: Phụ nữ đang có thai; Bệnh nhân có các rối loạn về đông máu, bị nhiễm trùng, bị béo phì…

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Điều tri sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

4.3. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng

Phương pháp này bác sĩ sử dụng ống nội soi đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang lên niệu quản. Sau đó năng lượng laser phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Mảnh vụn sỏi được hút rửa khỏi niệu quản. Đây phương pháp chữa sỏi niệu quản khá tối ưu. Không xâm lấn, không ảnh hưởng đến chức năng thận, hồi phục nhanh…

Trường hợp sỏi niệu quản được chỉ định phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là:

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản kích thước dưới 2,5cm.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ dưới 0,6cm nhưng điều trị nội khoa không có kết quả.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản ở vị trí sa lồi niệu quản.

– Bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng không thành công.

Một số trường hợp không áp dụng được tán sỏi nội soi ngược dòng:

– Bệnh nhân có các vấn đề về đông máu, bệnh tim, nội tiết…

– Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính.

– Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo.

4.4. Chữa sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi qua da

Phương pháp này bác sĩ tạo một đường hầm nhỏ qua da để đưa thiết bị tiếp cận phá vỡ sỏi. Mảnh sỏi được gắp và đưa ra ngoài. Phương pháp này loại bỏ được sỏi kích thước lớn, ít xâm lấn, hiệu quả cao.

Có nhiều phương pháp chữa sỏi niệu quản. Trong đó các phương pháp tán sỏi công nghệ cao đang được áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên đây là những kỹ thuật tán sỏi khó, đòi hỏi phải thực hiện tại bệnh viện uy tín để tránh các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Sỏi niệu quản có thể gây ra các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người bệnh. Loại sỏi này thường do sỏi thận rơi xuống niệu quản, gây bít tắc đường tiểu. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng.

Niệu quản là một đường ống dài (khoảng 25cm) dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, càng về cuối niệu quản càng hẹp lại. Sỏi niệu quản thường là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Loại sỏi này gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sự tắc nghẽn này dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, lâu ngày sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. (1)

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Vị trí của sỏi có thể nằm ở bất kỳ đoạn nào của niệu quản, thường gặp là 3 vị trí hẹp sinh lý của niệu quản như:

  • Đoạn nối thận vào niệu quản.
  • Đoạn nối niệu quản vào bàng quang.
  • Đoạn niệu quản nằm phía trước động mạch chậu.

Thông thường, số lượng sỏi là một viên. Một số trường hợp có thể là nhiều viên hoặc tạo thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản xuất hiện sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên giãn to và teo nhỏ, chít hẹp ở đoạn niệu quản dưới.

Khi mới xuất hiện sỏi, người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này thường kéo dài 2 năm và không có biến chứng. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa trong giai đoạn này, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%.

  • Đau: Khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở thận với các biểu hiện như xuất hiện các cơn đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan tới vùng bẹn.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục: Người bệnh có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt. Màu nước tiểu bị đục, xuất hiện mủ (dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều nếu có sốt kèm rét run). Triệu chứng này đe dọa nghiêm trọng tới chức năng thận. Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
  • Tiểu máu: Sỏi có thể ma sát với thành niệu quản, gây xuất huyết, dẫn tới tình trạng tiểu ra máu.
  • Một số trường hợp hiếm có thể tiểu ra sỏi nhỏ.
  • Các triệu chứng kèm theo có thể xảy ra như sốt, rét run, buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện.

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Sỏi niệu quản được tạo thành từ những tinh thể trong nước tiểu kết tụ với nhau. Sỏi thường hình thành trong thận trước khi đi vào niệu quản. Không phải tất cả sỏi niệu quản đều được tạo thành từ những tinh thể giống nhau. Các viên sỏi có thể thành từ những loại tinh thể khác nhau như: (2)

  • Canxi oxalat: Trường hợp sỏi được tạo thành từ những tinh thể canxi oxalat là phổ biến nhất. Cơ thể người bệnh bị mất nước kết hợp chế độ ăn có nhiều thực phẩm giàu oxalate sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi.
  • Axit uric: Sỏi axit uric thường xuất hiện khi chuyển hóa purine trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là bổ sung nhiều thực phẩm giàu purine (lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), bệnh gout, phân hủy những khối ung thư khi sử dụng thuốc hóa trị liệu. Axit uric dễ tan trong môi trường kiềm, dễ kết tinh trong môi trường axit, khi độ pH của nước tiểu <6. Theo đó, nước tiểu bị toan hóa là môi trường lý tưởng để tạo thành sỏi.
  • Struvite: Sỏi struvite được hình thành do bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi khuẩn gây nhiễm trùng gây ra tình trạng tích tụ amoniac trong nước tiểu, dẫn tới hình thành sỏi. Sỏi struvite thường tăng kích thước rất nhanh.
  • Cystine: Sỏi cystine rất hiếm gặp ở Việt Nam. Sỏi hình thành khi thận đào thải quá nhiều cystine (một loại axit amin trong nước tiểu), nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Nguyên nhân gây ra tình trạng là do bẩm sinh rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystine ở ống thận và niêm mạc ruột.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản như:

  • Tiền sử gia đình: Nếu thành viên trong gia đình có người bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn.
  • Không uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi ở hệ tiết niệu. Ngoài ra, người sống ở vùng khí hậu ấm áp và người ra nhiều mồ hôi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. 
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn có nhóm thực phẩm giàu natri, protein động vật, canxi oxalat sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thỏi sỏi. Ngoài ra, bổ sung quá nhiều vitamin C cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện sỏi ở hệ tiết niệu.
  • Béo phì: Kích thước vòng eo lớn, thừa cân, tăng cân mất kiểm soát là các yếu tố làm gia tăng khả năng hình thành sỏi niệu quản.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid và thuốc chống co giật có thể làm gia tăng khả năng hình thành sỏi.
  • Một số yếu tố khác khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao như nhiễm trùng tiểu tái phát, bệnh viêm ruột, bệnh gout, bệnh cường tuyến cận giáp.

Sỏi niệu quản nếu trì hoãn điều trị sẽ gây ra các biến chứng như:

  • Ứ nước ở thận, gây giãn đài bể thận: Vì sỏi đã chặn đường nước tiểu di chuyển nên nước tiểu không thể xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài. Tình trạng này khiến nước tiểu bị ứ đọng ở thận, giãn đài bể thận ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trong quá trình sỏi di chuyển đã làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thận là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây viêm với các biểu hiện như sốt cao, rét run, căng đau vùng hố thắt lưng.
  • Suy thận cấp: Tình trạng này xảy ra khi sỏi gây bít tắc hoàn toàn đường niệu quản 2 bên, hoặc sỏi kẹt niệu quản ở thận độc nhất, dẫn đến triệu chứng vô niệu.
  • Suy thận mạn: Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy thận mạn. Những tế bào thận lúc này đã bị tổn thương, không thể phục hồi.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa theo đặc điểm cơn đau của người bệnh như đau vùng hông lưng hay cơn đau quặn thận. Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng như:

  • Siêu âm: Đây là phương tiện ban đầu gợi ý chẩn đoán sỏi niệu quản với dấu hiệu thận ứ nước, niệu quản giãn. Kết quả siêu âm thường cho thấy sỏi niệu quản tại đoạn ⅓ trên và ⅓ dưới của niệu quản.
  • X-quang hệ tiết niệu (KUB): Phương pháp này có thể phát hiện sỏi niệu quản trong khoảng 60 – 80% trường hợp, trừ những loại sỏi không cản quang như sỏi axit uric, sỏi cystine.
  • Chụp cắt lớp (MSCT): Đây là phương pháp giúp xác định vị trí, kích thước và độ cản quang sỏi, mức độ tắc nghẽn với độ chính xác cao (lên tới 96%).
  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định liệu có quá nhiều canxi hay axit uric trong máu của người bệnh hay không. Qua đó, bác sĩ có thể theo dõi chức năng thận, đánh giá tình trạng nhiễm trùng kèm theo, đồng thời kiểm tra những bệnh lý khác (nếu có).
  • Xét nghiệm nước tiểu: Dùng để đánh giá có nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không. Ngoài ra, mẫu xét nghiệm nước tiểu trong khoảng 24 giờ gần nhất có thể cho thấy người bệnh có đang bài tiết quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hay quá ít chất ngăn tạo sỏi hay không. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm này trong 2 ngày liên tiếp.

Khi sỏi niệu quản gây viêm bể thận cấp tính, người bệnh có thể bị đau hông lưng và có sốt lạnh, rét run kèm theo. Khi đó, bác sĩ sẽ cần phải giải quyết tình trạng tắc nghẽn với thủ thuật mở thận ra da (nephrostomy) hay đặt thông niệu quản và phối hợp kháng sinh điều trị phù hợp. Khi giải quyết xong tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh mới được can thiệp lấy sỏi. (3)

Khi sỏi còn nhỏ có đường kính ≤ 10mm, nhẵn và bờ rõ nét, chức năng thận bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị nội khoa. Thời gian theo dõi điều trị nội khoa khoảng 4 – 6 tuần.

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Bác sĩ chỉ can thiệp phẫu thuật với các trường hợp như:

  • Sỏi niệu quản trên 1cm
  • Sỏi niệu quản có nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Không đáp ứng với các phương pháp giảm đau
  • Điều trị nội khoa không hiệu quả
  • Chức năng thận bị ảnh hưởng (suy thận, sỏi niệu quản, sỏi thận độc nhất, sỏi niệu quản 2 bên)

Một số phương pháp điều trị sỏi niệu quản bằng ngoại khoa bao gồm:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể
  • Nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi
  • Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
  • Tán sỏi qua da
  • Mổ mở lấy sỏi

Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi niệu quản bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Đối với người bệnh có tiền sử sỏi thận, bạn nên thải ra ngoài cơ thể khoảng 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày. Nước tiểu màu vàng nhạt và trong là dấu hiệu cơ thể đã được cung cấp đủ nước.
  • Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi oxalat như phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp.
  • Hạn chế ăn muối, protein động vật: Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên giảm lượng muối, chọn nguồn đạm có nguồn gốc từ thực vật như nấm, các loại đậu…
  • Cẩn trọng khi bổ sung canxi: Canxi trong thức ăn thường không ảnh hưởng tới nguy cơ sỏi thận. Do đó, bạn vẫn có thể tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chỉ trừ các trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên. Vì khi cơ thể bị thiếu canxi rất dễ dẫn tới các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Sỏi niệu quản nên uống thuốc gì

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. 

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật sỏi niệu quản với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 1800 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Sỏi niệu quản có khả năng gây ra các biến chứng nặng nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Một số trường hợp trì hoãn chữa trị, người bệnh có thể bị đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu, bạn nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh.