Sử nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 1-8-2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever-viết tắt là ASF) lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tính đến ngày 25-8-2018, đã có 4 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con; mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.

Sử nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi

Ảnh minh họa

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ, các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh; không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
- Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức lấy mẫu để chẩn đoán, xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh.
- Thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh tại các địa bàn có nguy cơ cao.
- Tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong tỉnh tiêu thụ; không mua bán lợn, sản phẩm của lợn không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thú y để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu lợn, sản phẩm của lợn đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi; khuyến cáo người dân không sử dụng sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
- Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khi có lợn ốm, chết. Định kỳ vệ sinh, thu gom chất thải, khử trùng môi trường chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 20 quốc gia trên thế giới. Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, hiện không có vắc-xin phòng chống và không thể chữa trị.

Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Lợn một khi đã nhiễm virus này thì tỷ lệ tử vong là 100%. Hiện nay vẫn chưa tìm thấy loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, rất may mắn là loại virus này không lây nhiễm sang người. Thế nhưng, dịch bệnh gây ra lại gây thiệt hại rất nặng nề đối với ngành chăn nuôi là nếu không có biện pháp để kiểm soát.

Theo thống kê của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, trên thế giới đã có 20 quốc gia báo cáo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của thế giới.

Thịt lợn hiện đang là nguồn thịt chủ yếu, được tiêu thụ rất nhiều tại các quốc gia châu Á. Do đó, gần như chắc chắn khả năng virus gây bệnh tả lợn sẽ xâm nhập vào các nước khác trong khu vực và lây lan nhanh chóng.

Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Ngày 5/3/2019, thông tin từ cơ quan chức năng cho biết đã có 202 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy.

Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ra 23 tỉnh tại Việt Nam, bao gồm: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

Sử nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi

Sự tiến hóa của dịch tả lợn châu Phi trên thế giới trong thời gian 1.01.2018 - 22.09.2018

Năm 1921: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya (châu Phi).

Năm 1957: Dịch tả lợn châu Phi lần đầu được phát hiện và báo cáo tại châu Âu.

Năm 2007: Dịch được phát hiện ở Armenia.

Năm 2008: Azerbaijan bắt đầu có heo nhiễm bệnh.

Từ cuối năm 2017 - 2018, đã có 12 quốc gia báo cáo có lợn nhiễm dịch tả châu Phi, bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Tiệp Khắc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraine và Zambia.

Vào tháng 8/2018: Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Đã có hàng triệu con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy tại quốc gia này.

Còn tại Việt Nam, tỉnh Hưng Yên là nơi đầu tiên phát hiện ra ổ dịch.

Tính đến nay, số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho biết, dịch tả heo châu Phi đã có mặt tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, với tổng số heo mắc bệnh và phải tiêu hủy lên đến hơn 1,2 triệu con, chiếm hơn 4% tổng đàn heo của cả nước.

Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn Châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh trên người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo, và gia cầm như gà, vịt. Lợn bị bệnh tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như tai xanh, cúm, sốt thương hàn... Những bệnh này mới chính là tác nhân gây nguy hiểm cho người, bởi khả năng làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn tiết canh, ăn thịt heo nhiễm bệnh nhưng chưa nấu chín kỹ.

Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn gây bệnh trú ngụ trong miệng. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, khi tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, cảm giác buồn nôn, xuất huyết ở một số vị trí trên cơ thể. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn nữa là viêm màng não.

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, một số biện pháp có thể thực hiện giúp phòng tránh dịch tả lợn Châu Phi như:

  • Tại các cơ sở chăn nuôi và các điểm bán buôn: thường xuyên vệ sinh, sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ lợn bằng vôi hoặc hóa chất.
  • Đối với những người tham gia chăn nuôi: vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với lợn.
  • Lập tức cách ly lợn nghi bị bệnh hoặc lợn bị bệnh.
  • Tránh để mầm bệnh phát tán ra bên ngoài bằng cách diệt các sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, ruồi,... vì chúng có khả năng là nguồn mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
  • Không mua bán lợn, thịt lợn khi chưa xác định được nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng nên tìm mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ uy tín.
  • Đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.

Sử nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi

Khi phát hiện lợn nhiễm bệnh, nên lập tức báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tổng hợp từ nguồn: Wikipedia

XEM THÊM: