Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì

Rượu tắc kè là một trong những loại rượu thuốc tốt cho nam giới gặp vấn đề trong chuyện phòng the. Tắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động  sinh dục kém...; bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy nhược thần kinh,...

Rượu tắc kè tươi

Tắc kè giết chết, bỏ hết phủ tạng, dùng bông thấm cồn 70 độ  lau sạch máu, sau đó cho rượu trắng ngâm gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để khô se. Thường ngâm một đôi: một con đực, một con cái hoặc nhiều đôi. Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 - 70 độ  cho ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5-8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 - 40 độ trong 60 ngày, lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 - 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.

Rượu tắc kè khô

Tắc kè khô đã có sẵn hoặc đã chế biến như trên, chặt bỏ phần đầu từ mắt và 4 bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành mảnh nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng, cho mùi thơm hoặc giã giập để có bột thô (nếu giã giập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn), đổ rượu trắng 35 - 40 độ ngâm với tỷ lệ như rượu tắc kè tươi (1 phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu) cũng ngâm như rượu tắc kè tươi.

Song song việc ngâm rượu tắc kè có thể ngâm bình rượu thuốc gồm các vị: hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Ngâm trong 1 tháng, chắt lấy dịch thuốc, đổ rượu ngâm tiếp lần 2 trong 3 tuần, chắt lấy dịch, đổ rượu ngâm tiếp lần 3 trong 2 tuần. Hòa dịch thuốc của các lần ngâm lại. Lấy bình rượu tắc kè rót từ từ vào rượu thuốc (theo tỷ lệ 1 phần rượu tắc kè, 1 phần rượu thuốc hoặc 1 phần rượu tắc kè, 2 phần rượu thuốc), vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị tủa. Sau cùng thêm đường trắng quấy đều cho tan, đổ thêm rượu cho đủ 4 lít. Cách dùng rượu tắc kè: Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Rượu bổ tắc kè rất tốt, tuy nhiên không nên lạm dụng./.

Hoàng Đông Y (t/h)

Có thể bạn chưa biết, khác với nhiều loài bò sát khác, tắc kè được biết đến với rất nhiều các công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để phát huy được tối đa các công dụng và hạn chế tác dụng phụ, người dùng phải biết cách sử dụng thật hợp lý. Vậy thực tế, tắc kè chữa bệnh gì và ngâm rượu tắc kè uống lợi hay hại? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết hữu ích dưới đây.

Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì
Con tắc kè ngâm rượu có tác dụng chữa bệnh gì?

Tắc kè là con gì?

Tắc kè là một loài động vật bò sát còn có tên khoa học là Gekko Gecko. Nằm trong chi họ Tắc kè. Tên của nó được lấy để đặt cho chi và họ của loài này.

Đặc điểm nhận dạng con tắc kè

Tắc kè có đặc điểm là đầu dẹp, hình như hình tam giác, toàn thân được phủ 1 lớp vảy nhỏ dạng hạt. Mắt của chúng màu nâu hoặc màu vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động theo chiều dọc. Mắt loài vật này có độ tập trung rất cao.

loài động vật bò sát này có thân hình khá lớn, con đực có thể dài tới 30-40cm, còn con cái dài khoảng 20-30cm. Trọng lượng của chúng dao động từ 150g tới 300g.

Tuổi thọ trung bình khoảng 7-10 năm, tuy nhiên có một số con cá biệt đã được ghi nhận sống đến 18 năm.

Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì
Hình ảnh con tắc kè trong tự nhiên

Lưng của chúng có màu xám xanh điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Bụng của chúng có màu trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.

Chiều dài đuôi của chúng chiếm tới 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 – 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng nhạt. Chúng có khả năng tái sinh đuôi, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.

Chân có 5 ngón vuốt trừ 1 ngón không có vuốt. Tắc kè thường sống cô độc, chỉ tìm đến nhau khi tới mùa sinh sản.

Môi trường sống của con tắc kè

Tắc kè có thể sống ở môi trường rất phong phú và đa dạng. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi, các nước có khí hậu nhiệt đới, nhất là những vùng rừng núi.

Loài bò sát này thường sống trong các hốc đá, gốc cây, đá, tường nhà và biết kêu. Nhưng chỉ có con đực mới kêu được thành tiếng “tắc kè”.

Chúng hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, và ẩn nấp trong tổ vào những ngày lạnh giá, chúng có thể nhịn ăn mà vẫn sống khỏe mạnh.

Trong thời kì này, tắc kè sử dụng lại chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì vậy, không nên bắt chúng vào thời gian này vì giá trị dược liệu sẽ bị giảm.

Mặc dù kích thước và trọng lượng không lớn nhưng tắc kè lại là loài bò sát chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người.

Theo nghiên cứu khoa học, toàn thân loài này và phần đuôi có chứa chất béo và 15 loại axit amin, phải kể đến như axit glutamin, glyxin, lysin, serin, …. Đặc biệt, chất béo có trong loài này có chứa một loại tinh thể có giá trị cao cho y học.

Những công dụng thần kỳ từ tắc kè

Khi được sử dụng đúng cách, tắc kè mang đến rất nhiều công dụng như tăng cường sức khỏe cho con người và chữa nhiều loại bệnh:

  • Tắc kè có công dụng tăng cường sinh lý nam, hỗ trợ nam giới yếu sinh lý, làm tăng kích thước và sự cương cứ của dương vật, tăng ham muốn
  • Giúp bồi bổ khí huyết, giúp tăng lượng hồng huyết cầu và huyết sắc tố
  • Giúp ngăn ngừa và giảm bệnh viêm đường tiết niệu
  • Hỗ trợ chữa trị bệnh hen suyễn lâu năm, bệnh phổi
  • Điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng
  • Trị chứng đau lưng, mỏi gối, bổ gân cốt, bổ thận
  • ….

Tuy nhiên để đảm bảo các lợi ích mà tắc kè mang lại bạn không những phải sử dụng đúng cách mà còn phải biết cách phân biệt thật giả với sản phẩm bán sẵn.

Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì
Rượu ngâm tắc kè từ lâu dân gian đã tương truyền có nhiều tác dụng đặc biệt đối với cánh mày râu

Uống rượu tắc kè có lợi hay hại?

Cách tốt nhất để sử dụng tắc kè trong thời gian dài và phát huy được công dụng chữa bệnh là ngâm rượu tắc kè. Tuy nhiên uống rượu tắc kè có lợi hay có hại còn phụ thuộc vào cách ngâm và liều lượng sử dụng.

Có 3 cách ngâm rượu mang lại hiệu quả cao mà bạn nên tham khảo:

Thứ nhất là ngâm rượu tắc kè với các vị thuốc nam. Với cách này, bạn cần sử dụng các nguyên liệu gồm:

  • Tắc kè 1 cặp
  • Sao biển 1 cặp
  • Dâm dương hoắc 40g
  • Đẳng sâm 80g
  • Huyết giác 10g
  • Trần bì 10g
  • Tiểu hồi 10g
  • 2 lít rượu trắng

Thứ hai là ngâm rượu tắc kè cùng bìm bịp, gồm các nguyên liệu:

  • 1 cặp tắc kè
  • 1 con bìm bịp
  • 1 lít rượu trắng

Với cả 2 cách ngâm trên, bạn đều cần ngâm tất cả nguyên liệu trong khoảng 3 tháng rồi mới lấy ra sử dụng để phát huy tác dụng chữa bệnh cao nhất.

Ngoài cách ngâm rượu người ta cũng có thể dùng tắc kè ở dạng tươi hoặc dạng khô vào các bài thuốc chữa bệnh. Với dạng tươi, thường phải bỏ phần đầu, 4 bàn chân và nội tạng, sau đó nướng vàng. Ở dạng khô, người ta bỏ nội tạng đem sấy hoặc phơi khô rồi kết hợp các vị thuốc nam có lợi.

Tắc kè ngâm rượu có tác dụng gì
Rượu tắc kè cần được ngâm đúng cách để đảm bảo tác dụng có lợi

Một số lưu ý khi dùng rượu tắc kè chữa bệnh

Hầu hết các loài vật chữa bệnh đều có 2 mặt, dùng đúng cách thì lợi, sai cách thì hại đến sức khỏe. Do đó, khi dùng rượu tắc kè bạn cũng cần bỏ túi một số lưu ý sau:

  • Không dùng cồn pha chung với rượu khi ngâm tắc kè dễ gây hại gan và dạ dày
  • Không uống quá nhiều rượu, với những người điều trị bệnh chỉ nên uống 1 đến 2 ly nhỏ mỗi ngày
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng.

Hiện Thái Sơn có cung cấp sản phẩm Minh Mạng Thang 33 vị thuốc, trong đó có bao gồm 2 con tắc kè, nấm linh chi, sao biển, dâm dương hoắc, và các dược liệu quý khác.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và đặt mua sản phẩm có thể tham khảo tại đây:

  • Minh Mạng Thang – Bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe

Hi vọng những thông tin hữu ích trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về tắc kè và cách ngâm rượu tắc kè đúng cách nhất. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

Đăng nhập

Ngâm rượu tắc kè uống có tác dụng gì?

Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém...; bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy ...

Tắc kè ngâm rượu với gì?

Song song việc ngâm rượu tắc kè có thể ngâm bình rượu thuốc gồm các vị: hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần thuốc, 5 - 8 phần rượu.

Rượu bìm bịp tắc kè có tác dụng gì?

Dùng trong các trường hợp thận dương suy yếu gây chứng liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm. Ngoài ra, còn dùng khi bị gãy xương, giúp cho xương chóng liền hoặc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối... Đặc biệt, chim bìm bịp ngâm rượu sẽ tăng tác dụng bổ thận tráng dương, giúp quý ông sung mãn.

Tắc kè ngâm chung với gì?

Tắc kè ngâm với các vị thuốc Các vị thuốc ngâm cùng bao gồm: 10g trần bì; 80h đẳng sâm; 10g huyết giác; 10g tiểu hồi. Ngoài ra, chuẩn bị thêm 1,5 lít rượu trắng. Bạn cho tất các các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình và ngâm trong vòng 2- ngày là đã có thể sử dụng.