Tại sao Bác Hồ sinh ra ở quê ngoại

Tag: Bác Hồ Quê Quán

Quê Bác Hồ ở đâu? Quê ngoại, quê nội của Bác Hồ ở đâu? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Để biết quê Bác Hồ ở đâu, hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi bạn nhé.

>> Tham khảo: Tiểu sử ngắn gọn về Bác Hồ, gia đình và sự nghiệp

  • Quê Bác Hồ ở đâu: Quê nội Bác ở đâu?
  • Quê Bác Hồ ở đâu: Quê ngoại Bác ở đâu?

Quê Bác Hồ ở đâu: Quê nội Bác ở đâu?

Quê nội Bác Hồ có tên gọi khá thân thương và mộc mạc - làng Sen. Làng Sen ngày nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 15km theo quốc lộ 46. Đây là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất của cả nước và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, biết bao biến cố, vật đổi sao dời nhưng những hình ảnh thân quen, xưa cũ gắn liền với tuổi thơ của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc thì vẫn còn mãi.

Về thăm làng Sen, bạn sẽ thấy được cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh... và đặc biệt là ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - ông cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã gắn bó với làng Sen, với ngôi nhà thân thương của mình suốt những năm tháng thiếu thời (từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906). Chính nơi ấy đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác, là nơi đã nuôi dưỡng một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, khởi nguồn cho tinh thần yêu nước, cho ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc.

Sau này, trải qua hơn 50 năm xa cách, bôn ba tìm đường cứu nước và làm cách mạng đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Bác mới có dịp về thăm lại quê nhà 2 lần vào năm 1957 và năm 1961.

>> Tham khảo:

  • Bác Hồ tên thật là gì? Tên thật của Bác Hồ là gì?
  • Bác Hồ mất ngày tháng năm nào? Hình ảnh xúc động ngày Bác mất

Tại sao Bác Hồ sinh ra ở quê ngoại

Nguồn ảnh: Internet

Quê Bác Hồ ở đâu: Quê ngoại Bác ở đâu?

Quê ngoại Bác Hồ chính là làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây chính là quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ Hoàng Thị Loan. Cũng tại làng Hoàng Trù này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã được ông bà ngoại của Bác Hồ nhận nuôi dưỡng và giáo dục thành tài.

Cũng chính tại ngôi làng này, cha mẹ của Bác đã nên duyên vợ chồng và sinh ra 3 người con ưu tú, trong đó có một người con kiệt xuất, đó chính là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.

Ngày nay, khi tới làng Hoàng Trù, bạn sẽ được thăm lại nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của cụ Hoàng Đường cùng với gian nhà tranh đơn sơ nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Mặc dù chỉ sống tại quê ngoại một quãng thời gian ngắn, từ lúc lọt lòng (ngày 19 tháng 5 năm 1890) đến khi 5 tuổi nhưng những hình ảnh thân thương của quê ngoại vẫn luôn sâu đậm trong tâm trí của Người.

Cả một đời bôn ba lo toan việc nước, Người đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất trên thế giới, thế nhưng Người cũng chỉ có điều kiện về thăm lại quê ngoại một lần duy nhất vào ngày 9/12/1961.

Tại sao Bác Hồ sinh ra ở quê ngoại

Nguồn ảnh: Internet

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được quê Bác Hồ ở đâu, quê ngoại, quê nội của Bác Hồ ở đâu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

>> Tham khảo thêm:

  • Ngày 19 tháng 5 là ngày gì? 19 tháng 5 là cung gì?
  • Những mẩu chuyện về Bác Hồ ngắn, hay, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  • Bài phát biểu kỷ niệm ngày sinh nhật Bác hay, ý nghĩa nhất
  • Những bài hát hay về Bác Hồ ý nghĩa, xúc động nhất
  • Thơ chúc mừng sinh nhật Bác hay kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ
  • Những bài thơ của Bác Hồ sáng tác hay nhất
  • Những lời chúc sinh nhật Bác Hồ 19/5 hay, ý nghĩa nhất

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương, nay thuộc địa bàn xã Kim Liên và xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi đến nay còn lưu giữ được không gian văn hóa, lịch sử và nhiều tài liệu, hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Người, bao gồm 2 cụm di tích chính, với 14 di tích thành phần:

1. Cụm di tích tại quê nội - làng Sen, xã Kim Liên

Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: do nhân dân làng Sen xuất quỹ công để xây dựng, làm quà mừng dịp cụ đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901, gồm các hạng mục: nhà chính, nhà ngang, cổng, sân, vườn. Đặc biệt, trong nhà còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, mâm bằng gỗ sơn đen…

Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm: là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã sống trong một thời gian dài, gồm nhà chính, nhà ngang, vườn.

Nhà thờ họ Nguyễn Sinh: được dựng trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ, bằng kết cấu gỗ...

Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý: là nhà của gia đình cụ Vương Thúc Quý, thầy giáo khai tâm của Bác, bao gồm nhà chính và nhà ngang.

Lò rèn cố Điền: trong thời gian sống ở làng Sen, vào những lúc rảnh rỗi, Bác thường ra lò rèn chơi với cố Điền. Đây là một ngôi nhà nhỏ, mái lá, 3 mặt che phên...

Giếng Cốc: là nơi lấy nước sinh hoạt của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc. Giếng hình tròn, kè đá, có 18 bậc lên xuống bằng đá ong.

Núi Chung: là nơi lúc còn thơ ấu Người và các bạn thường lên chăn trâu, thả diều, đánh trận giả, ngắm nhìn phong cảnh non nước, quê hương.

Sân vận động làng Sen: nơi này, trong hai lần về thăm quê (1957 và 1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trò chuyện thân mật cùng bà con làng xóm.

Đền làng Sen: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm việc với Đảng ủy và Ủy ban Hành chính xã Kim Liên năm 1961. Đền gồm nhà bái đường và hậu cung...

2. Cụm di tích tại quê ngoại - làng Hoàng Trù, xã Kim Liên

Nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Chùa: là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác lúc còn nhỏ) cất tiếng khóc chào đời. Nhà gồm ba gian, mái lá, xung quanh che phên..

Nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác): là nơi chứng kiến tình cảm của ông, bà ngoại và gia đình dành cho Bác. Đây là một ngôi nhà tranh, phía trước và phía sau được che bằng phên nứa...

Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân: do ông Hoàng Xuân Đường (thân sinh của bà Hoàng Thị Loan) dựng năm 1882, kết cấu gỗ, mái lợp ngói...

Ngoài 2 cụm di tích trên, thuộc về Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên còn có di tích Mộ bà Hoàng Thị Loan và Mộ cụ Hà Thị Hy, thuộc xã Nam Giang.

Mộ bà Hoàng Thị Loan: tọa lạc trên lưng chừng núi Động Tranh, trong dãy Đại Huệ, thuộc địa phận xã Nam Giang. Mộ được ốp đá hoa cương, bên trên che mái dốc, phía trước sân dựng một tấm bia bằng đá đen, ghi lại tiểu sử và công lao của bà...

Mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội của Bác): được ốp bằng đá granit màu nâu sẫm, sân lát đá đen, 4 cột quyết ở phía trước và phía sau gắn 4 búp sen sứ, màu đỏ thẫm, sát chân mộ đặt một lư hương bằng đá hoa cương màu trắng, phía trên dựng bia đá màu đen...

Hàng năm vào những ngày lễ, đặc biệt là dịp sinh nhật Bác (ngày 19/5), nhân dân từ khắp mọi miền đất nước lại về đây thăm Khu di tích để tưởng nhớ công ơn của Người. Lễ hội làng Sen khai mở từ “Liên hoan tiếng hát làng Sen”, được tổ chức hàng năm, cũng là dịp để các đoàn nghệ thuật quần chúng trong cả nước gặp gỡ và cùng nhau tranh tài... Ngày nay, khu di tích còn là địa điểm tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chính trị lớn, những nghi lễ của các cấp chính quyền, đoàn thể, đồng thời cũng là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg).

Cảnh Toàn (Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa)