Tại sao bạn muốn làm việc tại BIDV

1. BIDV tuyển dụng sẽ luôn hỏi “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân?”

Đây là một câu hỏi rất phổ biến để bắt đầu một buổi phỏng vấn. Hầu hết, không chỉ riêng BIDV, mà bất kì ngành nghề nào cũng sẽ hỏi bạn câu hỏi này. Thật ra, đây là một câu đề nghị chứ không phải là một câu hỏi. Các nhà tuyển dụng, không quan tâm bạn đến từ đâu, bạn học trường nào, sở thích là gì,…. Vì tất cả các thông tin đó đã có trong CV của bạn, thì đương nhiên nhà tuyển dụng đã đọc rất kỹ trước khi mời bạn phỏng vấn.

Do đó, với câu hỏi nay, sau khi bạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân, bạn cần phải nói được những nội dung đặc biệt, hoặc khác biết của bạn so với các ứng viên khác mà BIDV tuyển dụng bạn chứ không phải là người khác?

Ví dụ: khi bạn đi ứng tuyển vị trí nhân viên tín dụng, bạn sẽ phải nêu về những mối quan hệ với khách hàng rộng ra sao, kỹ năng bán hàng, thuyết phục và chăm sóc khách hàng tốt như thế nào bằng các tình huống và có các dẫn chứng cụ thể…..

1. Chính xác thì BIDV là ngân hàng gì

BIDV là cụm từ viết tắt của tên gọi chính xác: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là ngân hàng tổ chức theo hình thức thương mại cổ phần được thành lập vào năm 1957. Đến thời điểm hiện tại, xét trên phương diện tổng khối lượng tài sản thì BIDV được xếp vào loại lớn nhất nước ta.

Đến nay, BIDV đã mở rộng quy mô phát triển lên đến 191 chi nhánh và 855 điểm giao dịch phân bố đồng đều trên 63 tỉnh thành của Việt Nam. Trong đó, có tổng cộng 57.825 chốt ATM, bao gồm cả máy POS thanh toán di động.

Bên cạnh sự phát triển trong nước, BIDV còn có mặt ở 6 đất nước khác trong khu vực và trên thế giới, bao gồm Cambodia, Lào, Cộng Hòa Séc, Liên Bang Nga, Myanmar và Đài Loan. BIDV có trụ sở chính thức tọa lạc ở 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng BIDV

Xem thêm: Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Kinh nghiệm phỏng vấn BIDV cho ứng viên

BIDV là một trong Big4 ngân hàng lớn ở Việt Nam, điều này khiến cho nhiều ứng viên muốn trở thành nhân viên tại đây. Bỏ túi kinh nghiệm giúp bạn ứng tuyển thành công vào ngân hàng này qua chia sẻ dưới đây:

Bài thi năng lực và phương án điểm trúng tuyển

Kinh nghiệm phỏng vấn BIDV cho ứng viên

Sau vòng đầu tiên các ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển, các bạn sẽ được chọn lọc cho những ứng viên có CV chất lượng và ấn tượng đi tiếp vào vòng tiếp theo. Các ứng viên sẽ tiến vào thi năng lực, ứng viên sẽ có đề thi bidv và được tính điểm cụ thể như sau:

Điểm trúng tuyển = Điểm bài thi nghiệp vụ x 70% + Điểm bài thi tiếng Anh x 30%

Để có được điểm bài thi chất lượng tốt và cao thì các bạn cần chuẩn bị kiến thức chuyên môn thật tốt. Bên cạnh đó còn cần trao dồi tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng.

👉 Xem thêm: BIDV là ngân hàng gì? Toàn bộ thông tin về ngân hàng BIDV

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Nguyên tắc BIDV áp dụng để chọn ứng viên cho vòng phỏng vấn

Ngân hàng BIDV sẽ áp dụng nguyên tắc chọn điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp. Đồng thời điểm của bạn phải đảm bảo không được thấp hơn điểm sàn chung theo yêu cầu đặt ra từ phía ngân hàng trước khi thi tuyển công bố.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn đối với các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên quản lý rủi ro
  • Chuyên viên quản lý khách hàng
  • Chuyên viên quản trị tín dụng
  • Nhân viên quản lý thông tin khách hàng
  • Nhân viên quản lý khách hàng
  • Chuyên viên kế toán tổng hợp

Khi mà các thi sinh nam được xét tiếp vào vòng phỏng vấn chỉ chiếm dưới 30%. Lúc này để đảm bảo phục vụ công việc được tốt nhất, phía ngân hàng BIDV sẽ có ưu tiên cho tuyển nam có điểm thi tuyển thấp hơn mức trung bình tối đa 10 điểm. Bộ phận tuyển dụng vẫn áp dụng nguyên tắc chọn điểm từ cao xuống thấp.

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn BIDV ấn tượng và thu hút

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn BIDV ấn tượng và thu hút

Những thí sinh vượt qua được vòng thi năng lực sẽ tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp với hội đồng tuyển dụng của BIDV. JobsGo sẽ chia sẻ đến bạn câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên và đáp án nhằm giúp bạn vượt qua vòng này dễ dàng. Cụ thể bạn sẽ trả lời các câu hỏi được chia thành 4 chủ đề như sau:

  • Nhóm 1: Dạng câu hỏi dựa vào khung năng lực để xử lý tình huống và kỹ năng ứng xử. Bạn sẽ gặp nhiều câu hỏi liên quan đến tình huống thực tế và yêu cầu bạn cần giải quyết và xử lý vấn đề. Cách trả lời là bạn nên bình tĩnh, suy nghĩ một chút để phân tích tình huống đó nên dùng kỹ năng gì để giải quyết.
  • Nhóm 2: Dạng câu hỏi về kỹ năng ứng xử trong các tình huống chung. Các bạn sẽ được đặt những câu hỏi mở, không có đúng sai nhưng để gây được ấn tượng thì hãy thể hiện được kỹ năng và tự tin khi trả lời nhé!
  • Nhóm 3: Dạng câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội. Để trả lời tốt với những câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu những vấn đề xã hội có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Bạn thực sự hiểu và đưa ra quan điểm của mình sẽ ghi điểm cực tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Nhóm 4: Dạng câu hỏi về nghiệp vụ chuyên môn. Phân này thì bạn chỉ cần đem kiến thức bản thân có để trả lời những gì mà phía hội đồng đưa ra mà thôi. Tuy nhiên nên có những sáng tạo trong cách nói, kết hợp với ngôn ngữ hình thể để tăng tính thuyết phục.

👉 Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bạn cần biết

Các câu hỏi PV vào BIDV và cách trả lời [Sưu tầm]

83. Tài khoản thanh toán là gì? Hiện nay, khách hàng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn hay dài và vì sao. Bạn tưởng tượng ra công việc của một giao dịch viên ngân hàng là như thế nào? 84. Sắp xếp các loại hình cấp tín dụng sau theo mức độ rủi ro giảm dần: Cho vay dài hạn, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C.


Các câu hỏi PV vào BIDV và cách trả lời

1. Theo anh, chị, căn cứ để xác định thời hạn cho vay hợp lý là gì?

Trả lời:

Những căn cứ cơ bản đề ngân hàng xác định thời hạn cho vay:

• Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động ảnh hưởng và có tính chất quyết định tới luồng tiền ra và luồng tiền vào của khách hàng cả về số lượng và thời gian, theo đó nó ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn để trả nợ vay ngân hàng.

• Đối tượng vay vốn tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng: Giá trị của khoản vay được chuyển dịch toàn bộ hay dần từng phần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi chu kỳ ngân quỹ kết thúc cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí.

• Mục đích vay vốn: Vay ngắn hạn hay trung, dài hạn. Vay để mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định.

• Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư.

• Khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

2. Phân biệt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba và cầm cố thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Trả lời:

Nêu khái niệm:

• Bảo lãnh là việc bên thứ ba [bên bảo lãnh] cam kết với ngân hàng cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thức ba [không thực hiện hành vi bảo lãnh là việc bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố, thế chấp cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.

Khác nhau:

• Bảo lãnh: Khi khách hàng không trả được nợ, bên bảo lãnh phải trả nợ thay và chỉ hết nghĩa vụ khi đã trả nợ đầy đủ.

• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba: Khi khách hàng không trả được nợ, bên thứ ba chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đã được cầm cố thế chấp. nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ thì ngân hàng tiếp tục thu nợ từ khách hàng.

3. Vì sao ngân hàng quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư vay vốn?

Trả lời:

• Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

• Tăng cường trách nhiệm của người vay.

• Giảm chi phí tài chính cho phương án, dự án.

4. Một khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại có tài sản đảm bảo là Sổ Tiết Kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau. Bạn sẽ soạn thảo hợp đồng bảo đảm là “hợp đồng thế chấp tài sản” hay “hợp đồng cầm cố tài sản”?

Trả lời:

Hợp đồng cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba [gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp tài sản là sổ tiết kiệm bắt buộc phải giao cho ngân hàng nắm giữ nên phải là hợp đồng cầm cố.

5. Khi phân tích tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể dựa vào các nguồn thông tin nào? Tại sao trong quá trình xem xét hồ sơtín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng? Khi phỏng vấn, nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những nội dung nào?

Trả lời:

Các nguồn cung cấp thông tin để phân tích tín dụng:

• Hồ sơ từ khách hàng vay cung cấp.

• Thông tin lưu trữ tại khách hàng đối với khách hàng đã có quan hệ.

• Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn.

• Thông tin khác: từ ngân hàng khác, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ các tổ chức chuyên môn [CIC], thông tin từ các cơ quan truyền thông…

Mục đích phỏng vấn là để thu thập thông tin bổ sung và kiểm tra tính chân thực của thông tin do khách hàng cung cấp.

Nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những thông tin hay tài liệu nào chưa rõ ràng, có dấu hiệu nghi ngờ hay những thông tin mà khách hàng chưa cung cấp đầy đủ.

6. Có bao nhiêu NHTM Nhà nước hiện nay? [5 NHTM NN: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, MHB].

7. NH không được phép cho vay những đối tượng nào?

8. Cho vay và tín dụng có khác nhau không?

9. Bảo lãnh có phải là tín dụng không?

10. Điều kiện quan trọng nhất của tài sản đảm bảo?

11. Trong hoạt động tín dụng, em quan tâm nhất tới điều gì?

12. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P xếp hạng vn thế nào? Ai quản lý tổ chức ấy?

13. Hiểu gì về câu "thương trường là chiến trường"?

14. Nhận định tình hình kinh tế VN 7 tháng đầu năm?

15. Bạn biết gì về BIDV? BIDV Chi nhánh...?

16. Tại sao bạn đăng ký vị trí này?

17. Nêu các bước của quy trình tín dụng.

18. Hồ sơ tín dụng gồm những gì?

19. Ta dùng những tỉ số nào để đánh giá xem có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Những tỷ số đó được tính như thế nào? Tỷ số đó ở mức bao nhiêu thì có thể cho vay?

20. Bạn có nhận xét gì về các báo cáo tài chính của các DN Việt Nam?

21. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?

Rất nhiều ứng viên trả lời câu hỏi này trong sự mơ hồ rằng vì đây là công việc đã tìm kiếm lâu nay, vì công việc này sẽ phát huy hết được khả năng, kinh nghiệm bản thân, vì lòng ngưỡng mộ với công ty…Tuy nhiên nhà tuyển dụng muốn biết nhiều hơn những thông tin trên.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn biết được những gì từ công ty này và tại sao bạn lại hy vọng được làm việc ở đây chứ không phải những công ty khác trong cùng lĩnh vực?”. Chính vì thế khi trả lời những câu hỏi này hãy tập trung làm rõ những ý trên. Bạn có thể nhấn mạnh, chẳng hạn, bạn rất quan tâm đến những nghiên cứu mới của cơ quan, sự sát nhập hoặc những chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội gần đây của công ty…Những thông tin chi tiết như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn tìm hiểu khá kỹ về công ty của họ, bạn quan tâm đến vị trí này không chỉ vì thu nhập. Họ sẽ đánh giá rất cao về tính nghiêm túc của bạn trong cơ hội nghề nghiệp này.

22. Thế mạnh của bạn là gì?

Câu trả lời thường là: Tôi có thể làm việc ăn ý với những đồng nghiệp khác, tôi nhiệt tình, tôi có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc…Những câu trả lời chung chung như vậy thường ít đem đến sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: "Làm thế nào bạn có thể biến thế mạnh của mình thành lợi nhuận của công ty?”. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ phát huy những thế mạnh của mình như thế nào trong công việc sắp tới, những thế mạnh này có phù hợp với yêu cầu công việc không. Hãy tập trung làm rõ những thế mạnh của bạn có thể đáp ứng như cầu cụ thể của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: Kinh nghiệm của bạn có thể phát huy trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng, bạn có thể sáng tạo những ý tưởng mới và lãnh đạo một nhóm làm việc triển khai những ý tưởng này.

23. Đâu là điểm yếu của bạn?

Các ứng viên thường cố gắng liệt kê ra những điểm yếu của mình tương tự như kể ra những điểm mạnh cho dù là thành thật hay không thành thật như: “Tôi là một người quá cầu toàn” hoặc “Tôi là người không thể nói không khi có người yêu cầu giúp đỡ”…Những câu trả lời kiểu này gần như là được “đóng hộp” như nhau. Nhà tuyển dụng đã “chán ngấy” những câu trả lời giống nhau như thế và họ có cảm giác rằng bạn đang lẩn tránh những điểm yếu thực sự của mình.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Tôi muốn biết mức độ trung thực và tự đánh giá bản thân của bạn” và “Làm thế nào bạn giải quyết thành công những thách thức trong công việc của mình?”, “Bạn đã khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào trong những công việc đã qua?”. Tất cả mọi người đều có điểm yếu, nhưng không phải tất cả mọi người đều dám thừa nhận nó. Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên biết nhận ra những điểm yếu của mình và từng bước khắc phục, vượt qua những điểm yếu ấy. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng làm được cả hai điều đó. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng biết bạn thường không tự tin nói trước đám đông. Và giải pháp của bạn là: trình bày ý tưởng dự án của mình trước đồng nghiệp, sau đó là tập thế lãnh đạo công ty trước khi trình bày trước một tập thể rộng lớn hơn. Khẳng định với nhà tuyển dụng rằng dần dần những điểm yếu này đã được khắc phục.

24. “Bạn muốn làm việc độc lập hay làm việc theo một nhóm?”

Đây là một trong những câu hỏi khó trả lời, vì hiếm có ứng viên nào dám mạnh dạn đề xuất mình làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm khi “chân ướt chân ráo” bước vào công ty.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi: “Bạn có định hướng gì cho công việc sắp tới của mình không”, “Bạn có thể kể lại một kinh nghiệm đã từng làm việc với một hoặc một nhóm đồng nghiệp để giải quyết một khó khăn, thách thức nào đó trong công việc không?” Với câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm một ứng viên biết phải làm thế nào để công việc đạt kết quả cao nhất. Họ sẽ không phải mất thời gian để giải thích, hướng dẫn cho nhân viên của mình từng bước đi, ứng viên đó có thể tự chủ và đề xuất ra những giải pháp của riêng mình.

Biết được mục đích thực sự của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc là một lợi thế. Bằng việc cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin thực sự họ muốn biết, đồng thời tạo ra sự khác biệt so với những ứng viên khác là một cách tạo ấn tượng hiệu quả với nhà tuyển dụng và là cách nâng cao khả năng được tuyển dụng của bạn.

25. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.

Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?

26. Nêu ra lý do vì sao chúng tôi phải chọn bạn?

27. Cho em chọn trong 3 yếu tố: Ông chủ tốt, lương và cơ hội thăng tiến hãy sắp xếp theo thứ tự mà em cho là hợp lý. Đối với câu hỏi mang tính chất tương đối như thế này, có thể mình trả lời không trùng với ý của nhà tuyển dụng nhưng chỉ cần giải thích logic và thuyết phục là được.

Thế nào là ông chủ tốt?

28. Ngân hàng yêu cầu em huy động được 5 tỷ từ 1 khách hàng thì mới ký hợp đồng tuyển dụng với em, nhưng người khách hàng này nói sẽ chỉ gửi nếu ngày nào em cũng đi uống cf với anh ta, em có đồng ý không?

29. Nếu Ngân hàng tuyển em vào mà bố trí em ở vị trí khác, hoặc cho em làm việc xa, ở các PGD khác, em có chấp nhận không?

30. Nếu cho em làm sale, em sẽ chọn sản phẩm nào của BIDV để kinh doanh?

31. Chủ tịch huyện/ thành phố nơi em đang sống?

32. Tỷ giá vàng, tỷ giá đô la, vàng và đô la có mối quan hệ ntn? Các chính sách của NHNN ảnh hưởng gì đến giá vàng?

33. Lãi suất huy động của BIDV hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất thấp hơn các ngân hàng khác làm sao vẫn thu hút được khách hàng?

34. Bạn hãy hoạch định chiến lược và đưa ra phương hướng, cách thức, quy trình thực hiện để huy động 3 tỷ và cho vay 3 tỷ trong thời gian 1 tháng.[ko dựa vào bất kỳ mối quan hệ thân quen nào,bỏ qua những lợi thế có sẵn, tự lực cánh sinh]

35. Khách hàng cầm sổ hồng trị giá 5 tỷ, đến NH vay 200 đi du lịch nước ngoài, phương an trả nợ từ nguồn tiền của con trai làm việc tại nước ngoài. Là NVQHKH cá nhân bạn sẽ quyết định như thế nào, cách ứng xử trong tình huống này như thế nào?

36. Anh/chị là nhân viên thử việc, khách hàng của nhân viên cũ khiếu nại tuy nhiên anh/chị không liên lạc đc với nhân viên cũ đó. anh/chị xử lý thế nào?

37. So sánh cho vay vốn lưu động với cho vay dự án đầu tư? Vay dài hạn dùng cho mục đích gì?

38. Kể về một ví dụ chứng tỏ khả năng sáng tạo/khả năng quản lý/khả năng lãnh đạo của anh chị.

39. Bạn là 1 ng thích sự tự do và sáng tạo nhưng phải làm việc với 1 ng khô khan và cứng nhắc thì phải làm như thế nào?

40. Đánh giá TSĐB như thế nào? Khách hàng muốn vay 5 tỷ và có 1 lô đất mặt đường rộng 4m, sâu 15m, trên đó xây 1 ngôi nhà 2 tầng, UBNN tỉnh niêm yết giá đất khu đó là 20 triệu 1m vuông, thị trường chợ đen định giá là 60tr 1m vuông, trong 1 năm nay không có hoạt động giao dịch mua bán đất nào ở khu đó. Vậy em định giá như thế nào về TSĐB này và cho vay như thế nào?

41. Những rủi ro tài chính ngân hàng phải đối mặt?

42. Các nghiệp vụ cấp tín dụng?

43. Bao thanh toán hiện nay ở Việt Nam triển khai ra sao?

44. Những đối tượng nào được mua ngoại tệ của Ngân hàng?

45. Các loại bảo lãnh?

46. Ngân hàng phân loại nợ như thế nào? Trích lập dự phòng rủi ro ra sao? Kể tên các nhóm nợ?

47. Ngân hàng làm gì để tránh rủi rotín dụng?

48. Phân biệt rủi rotín dụng và tổn thất tín dụng?

49. Có mấy loại chứng từ phân loại theo địa điểm lập chứng từ? Kế tên.

50. Nếu bạn là nhân viên mới. Khách hàng ko muốn giao dịch với bạn vì là ng mới nên thường lúng túng,... Bạn làm thể nào trong trường hợp này.

51. Tại VN có bao nhiêu ngân hàng quốc doanh và Tmai. Kể tên 1 vài NH và nêu các hình thức kinh doanh của các ngân hàng đó.

52. Vay tín chấp nếu KH ko trả được nợ thì NH xử lý thế nào?

53. NH cho vay theo quyết định nào?

54. Nêu công thức và ý nghĩa các chỉ tiêu TC: NPV, ROE,ROA.

55. Các yếu tố cần quan tâm khi cho KH vay.

56. Các hình thức cho vay; bảo lãnh, thư L/C, cho thuê tài chính có phải là hình thức tín dụng ko?

57. Nếu bạn có việc cần xác nhận của trưởng phòng nhưng trưởng phòng gây khó khăn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

58. Lạm phát VN nguyên nhân là gì?

59. Biện pháp xử lý nợ quá hạn?

60. Phân biệt chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng, chặt chẽ.

61. Các biện pháp kích cầu của chính phủ.

62. Thông tư có phải do Chính Phủ ban hành hay ko?

63. Theo em thế nào là đạo đức nghề nghiệp??? Cho một vài ví dụ.

64. Số tiền đi vay giữa các tổ chức tín dụng với nhau có phải trích dự trữ bắt buộc ko?

65. Hiện nay có bao nhiêu hình thức tổ chức bộ máy kế toán? BIDV đang áp dụng hình thức nào?

66. Tỉ lệ nhập siêu của năm 2008 có phải lớn hơn 15.000 tỉ ko?

67. Luật kinh tế ban hành năm nào, áp dụng cho đối tượng nào?

68. Báo cáo tài chính được lập dựa trên số bao nhiêu, do ai chịu trách nhiệm? Nêu các loại báo cáo cần lập.

69. Nêu sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.

70. Phân biết kế toán trưởng và giám đốc tài chính.

71. Nêu cách trích lập dự phòng rủi ro, lập dự phòng khi nào?

72. Kết cấu tài khoản 4711, 4712, TSCĐ cho thuê tài chính.

73. Nêu các phương thức cho vay. Hạn mức tín dụng là gì? Nêu khái niệm về hệ số K. Ưu và nhược điểm của NPV.

74. Công chứng và chứng thực TS thế chấp và gaio dịch bào đàm có giống nhau không? Nó giúp gì cho Ngân hàng.

75. Kỳ hạn và thời hạn vay vốn là gì? Căn cứ vào đâu để NH cho vay các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp.

76. Nêu khái niệm về cầm cố, thế chấp TS.

77. Tố chất gì một người kế toán nên có.

78. Nêu các sản phẩm của ngân hàng.

79. Làm thế nào để phát triển sản phẩm thẻ, làm thế nào để thu hút khách hàng đến với ngân hàng, làm thế nào để ngân hàng huy động được nhiều tiền gửi?

80. Chăm sóc khách hàng như thế nào là tốt.

81. Kế toánngân hàng gồm những loại nào, thích làm kế toán nào và vì sao?

82. Làm sao để biết khách hàng nào phù hợp với sản phẩm nào, khi khách hàng đến thì phải làm những gì?

83. Tài khoản thanh toán là gì? Hiện nay, khách hàng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn hay dài và vì sao. Bạn tưởng tượng ra công việc của một giao dịch viên ngân hàng là như thế nào?

84. Sắp xếp các loại hình cấp tín dụng sau theo mức độ rủi ro giảm dần: Cho vay dài hạn, cho vay ngắn hạn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C.

[Sưu tầm]

Kinh nghiệm thi Ngân hàng

Hotline

024.3232.1999

Kinh nghiệm PHỎNG VẤN vào BIDV và những lưu ý QUAN TRỌNG

4:12 - 18/05/2016

| Lượt xem: 23767 | Đăng tại: Kinh nghiệm thi Ngân hàng

Hi all,

Hiện 1 số CN của BIDV đã bắt đầu tổ chức phỏng vấn, hầu hết các chi nhánh còn lại sẽ phỏng vấn sau đợt nghỉ lễ. Các bạn đã rất xuất sắc vượt qua được rất nhiều đối thủ mạnh để đến được vòng phỏng vấn của BIDV. Thật tiếc nếu phải dừng bước trước “ngưỡng cửa thiên đường”, nhất là khi đã đặt được một chân vào ngân hàng. Nhiều bạn vẫn hoang mang, chưa nắm rõ về vòng phỏng vấn của BIDV, phong cách phỏng vấn, các câu hỏi thường gặp,… Nhằm giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt cho vòng này của BIDV, Ad chia sẻ với các bạn kinh nghiệm phỏng vấn vào “ông lớn” BIDV HOT nhất nhì hệ thống này. Đây cũng là những lưu ý và kinh nghiệm chung khi tham gia vòng phỏng vấn của bất cứ ngân hàng nào. Các bạn tham khảo và vận dụng linh hoạt khi chuẩn bị cho vòng PV của các ngân hàng khác nhé. Linh hoạt cũng là yếu tố rất quan trọng khi phỏng vấn.

Trước khi nói về kinh nghiệm phỏng vấn, hãy cùng nhau xem lại quy định tính điểm của BIDV trong đợt tuyển tập trung, và có thể cả các đợt tuyển dụng lẻ tẻ. BIDV tuyển lẻ tẻ vẫn với phong cách tuyển tập trung, chỉ khác là vòng hồ sơ BIDV yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp và thi tại chi nhánh chứ không thi tập trung.

  • Điểm thi và phương án điểm trúng tuyển vào vòng phỏng vấn BIDV:

Cách thức tính điểm trung bình theo trọng số và nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào vòng 3 – phỏng vấn:

Điểm trọng số = Điểm nghiệp vụ x 70% + điểm tiếng Anh x 30%

Điểm sàn chung của hệ thống:
+ Điểm trọng số: >= 30đ
+ Điểm Nghiệp vụ: >= 30đ
+ Điểm tiếng Anh: >= 30đ

Nguyên tắc lựa chọn thí sinh vào vòng 3 – phỏng vấn: lựa chọn theo điểm bình quân trọng số từ cao xuống thấp và điểm của thí sinh phải đảm bảo không thấp hơn điểm sàn chung của hệ thống.

– Riêng đối với các vị trí CV Quản lý Khách hàng, CV Quản lý rủi ro, CV Quản trị tín dụng, CV Kế toán tổng hợp, NV Quản lý Khách hàng, NV Quản lý thông tin khách hàng: để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc, trong trường hợp số thí sinh Nam vào vòng 3 chiếm tỷ lệ dưới 30% tổng số thí sinh vào vòng 3, sẽ xét phương án ưu tiên Nam có điểm trọng số thấp hơn tối đa 10 điểm so với điểm chuẩn trọng số chung của Chi nhánh, nguyên tắc lựa chọn theo điểm bình quân trọng số từ cao xuống thấp và điểm của thí sinh đảm bảo không thấp hơn điểm sàn chung của hệ thống.

Bình luận: Thông tin này hẳn không lấy gì làm vui với các bạn nữ. Vốn dĩ các bạn nữ thường chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia phỏng vấn vào ngân hàng ở một số vị trí [thường bị bắt bẻ về vấn đề tuổi tác, chồng con, sức khỏe, dọa về áp lực công việc,…]. Giờ đến cả vòng thi BIDV cũng có quy định như này. Nhưng thay vì kêu ca, oán thán ngân hàng, hãy chấp nhận cuộc sống vốn dĩ không công bằng, ôn tập tốt để nằm trong nhóm an toàn trong vòng thi, thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn. Xã hội ngày càng bình đẳng, hãy nghĩ về những lợi thế không nhỏ mà các bạn có còn các bạn nam không có. Thực tế vẫn rất nhiều bạn nữ trúng tuyển vào vị trí QHKH, thẩm định, tái thẩm định, quản trị rủi ro,… Còn GDV thì khỏi nói rồi, đối tượng bị phân biệt đối xử lại là các bạn nam

]

Số ứng viên vào vòng Phỏng vấn thường gấp 4 lần chỉ tiêu.

  • Tiêu thức phỏng vấn và điểm phỏng vấn BIDV:

– Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100.
– Hình thức phỏng vấn: bốc thăm câu hỏi. Có 3 giỏ câu hỏi:
+ Kinh tế – Xã hội
+ Nghiệp vụ/Tình huống cho vị trí ứng tuyển
+ Tình huống/ Ứng xử [trong công việc, cuộc sống]

– Tiêu thức phỏng vấn [thang điểm]:
+ Ngoại hình, tác phong: 30 điểm
+ Kỹ năng ứng xử, xử lý tính huống: 30 điểm
+ Hiểu biết chung về kinh tế xã hội: 25 điểm
+ Kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành: 15 điểm
– Điểm PV đươc tính trên cơ sở điểm trung bình cộng của các các thành viên tham gia PV.
– Điểm PV của các thành viên HĐPV Chi nhánh đối với 1 thí sinh phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau không quá 10 điểm.
+ Trường hợp Điểm PV giữa người cao nhất và người thấp nhất chênh lệch nhau quá 10 điểm, các thành viên HĐPV Chi nhánh cần thống nhất lại điểm; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo về Hội đồng tuyển dụng tập trung toàn hệ thống để xử lý.

  • Phương thức tính điểm sau vòng 2 và vòng 3 để xét tuyển dụng chính thức:

– Đối với thí sinh dự thi vòng 2:
Điểm sau 2 vòng thi = [Điểm TB theo trọng số vòng 2 + Điểm vòng 3]/2

– Đối với thí sinh được miễn thi vòng 2:
Điểm sau 2 vòng thi = Điểm vòng 3

Căn cứ theo nhu cầu tuyển dụng của đơn vị và kết quả sau 02 vòng thi, điểm trúng tuyển sẽ được xét theo thứ tự từ cao xuống thấp theo từng nghiệp vụ.

Những thông tin này giúp các bạn có CHIẾN THUẬT phù hợp khi tham gia đợt tuyển của BIDV. Với việc vòng thi và vòng PV có vai trò như nhau, rõ ràng nhưng bạn đạt điểm thi cao sẽ có lợi thế không nhỏ, nhất là khi đề thi của BIDV chuyển sang hình thức trắc nghiệm toàn bộ, điểm bài thi về mặt bằng chung cao hơn những năm còn phần tự luận trong đề nghiệp vụ khá nhiều.

Nói vậy không có nghĩa là những bạn đạt điểm không có lợi thế này [nói một cách dễ hiểu là điểm thi không cao, nằm cuối danh sách phỏng vấn] không còn cơ hội. Bạn vẫn có thể lật ngược tình thế nếu thể hiện xuất sắc trong vòng phỏng vấn. Ad có biết một số trường hợp các bạn điểm nằm trong nhóm cuối danh sách PV [tương ứng với điểm thấp hơn] vẫn trúng tuyển.

Tuy nhiên, nếu bạn đọc bài này khi đang chuẩn bị cho các đợt tuyển tiếp theo của BIDV [đợt 2/2016, đợt 1, 2/2017 với các bạn thế hệ 1995, các đợt tuyển lẻ tẻ khác], hãy nhớ ôn tập dần để chuẩn bị tốt cho vòng thi viết, mang lại lợi thế lớn cho mình. Cộng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho vòng phỏng vấn, chắc chắn, cơ hội sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Bạn sẽ làm chủ tình hình chứ không phải trông mong vào sự xuất thần của mình hay hy vọng các ứng viên khác – những “đối thủ cạnh tranh” không thể hiện đúng phong độ.

Với BIDV, vòng PV có thang điểm rất rõ ràng. Thang điểm này cũng đã gợi ý phần nào cho việc chuẩn bị cho vòng phỏng vấn.

Để chuẩn bị tốt cho vòng PV của BIDV hay bất cứ ngân hàng nào, có 6 YẾU TỐ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG cần chú ý như sau:

1/ Hình thức, trang phục, diện mạo, tác phong, cử chỉ: những yếu tố gây ấn tượng ban đầu bao giờ cũng RẤT QUAN TRỌNG. Nhất là với BIDV, yếu tố này chiếm 30 điểm trên tổng điểm 100. HĐPV có ấn tượng tích cực hay tiêu cực về bạn, phần lớn đều từ những ấn tượng ban đầu của họ khi bạn xuất hiện.

Nhân viên Ngân hàng – đặc biệt đối với các vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách luôn có một hình thức tươi trẻ, đầy sức sống, đặc biệt là rất gọn gàng, chuyên nghiệp. Vì thế, để trở thành một trong số họ, bạn cũng nên có những thay đổi tương đồng, không quá cầu kỳ nhưng cũng cần chỉn chu, lịch sự và chuyên nghiệp. Một tips nho nhỏ là có thể đến trải nghiệm ở các ngân hàng, quan sát các CVQHKH, GDV, từ trang phục đến cách trang điểm, cung cách giao tiếp với khách hàng để tham khảo và học hỏi.

Những chi tiết nhỏ có thể tạo khác biệt lớn. Ấn tượng ban đầu tốt giúp bạn có sự khởi đầu thuận lợi, trút bỏ áp lực về tâm lý, HĐPV sẽ thoải mái, thân thiện, vui vẻ hơn với bạn. Thậm chí có những HĐPV sẽ bày tỏ sự hài lòng ra mặt, khi bạn là ứng viên duy nhất xin phép ngồi và cất ghế lại trước khi ra về.

Lời khuyên chung cho buổi phỏng vấn BIDV:

– Về trang phục: An toàn nhất là trang phục công sở. Với nhiều bạn sinh viên, trong 4 năm ĐH lần duy nhất các bạn mặc đồ công sở là khi… chụp ảnh kỷ yếu. Thời sinh viên sôi nổi đã qua, giờ là lúc phải đi làm và hãy làm quen với đồ công sở.

+ Với Nam: Giầy tây đen, quần tây sẫm màu [nên là màu đen], tất cùng tông màu với quần, dây lưng, sơ mi trơn dài tay, thắt caravat, có thể thêm đồng hồ, áo vest và nhớ sơ vin nhé.

+ Với nữ: Áo vest [nếu trời lạnh/se lạnh], áo sơ mi trắng kèm zuýp. Ưu tiên zuýp bó, độ ngắn quá đầu gối một chút [đừng ngắn quá bạn nhé

]. Có một số bạn nữ không tự nhiên, thoải mái, không hợp với zuýp, có thể mặc quần âu hoặc trang phục nào đó bạn thấy tự tin nhưng vẫn đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Phụ kiện có thể có đồng hồ. Hạn chế khuyên tai loằng ngoằng. Trang điểm nhẹ nhàng. Hãy thể hiện một sự cuốn hút vừa đủ, nhã nhặn nhưng cũng toát lên vẻ sắc sảo, chuyên nghiệp.

Với cả nam và nữ, nhớ là áo phẳng phiu. Tuyệt đối tránh các loại quần áo màu quá lòe loẹt, hở hang và mang trên người quá nhiều trang sức. Nếu bạn muốn thể hiện cá tính, hãy thể hiện ở một môi trường khác phù hợp hơn. Ngân hàng là nơi quy chuẩn về ăn mặc, hãy tuân thủ.

– Về gương mặt, tác phong: Đầu tóc, râu ria, móng tay cắt tỉa gọn gàng. Với nam: không nhuộm tóc và nên dùng gel tạo kiểu. Nếu dùng nước hoa, nên chọn mùi trung tính và loại nhẹ.

Nhớ đến sớm khoảng 15p để chỉnh trang lại đầu tóc, quần áo trước khi vào phỏng vấn.

– Về phong thái: đi thẳng, bước đi tự tin, chắc chắn, hơi ưỡn người về phía trước. Luôn giữ sự tươi tắn, tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn.

Một gương mặt sáng sủa, tác phong tự tin, trang phục phù hợp, vậy là bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi.

TUY NHIÊN, ấn tượng ban đầu có tốt đến đâu cũng không thể cứu vãn được buổi phỏng vấn nếu bạn KHÔNG làm tốt 5 yếu tố còn lại.

2/ Kiến thức cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn BIDV: bao gồm kiến thức cứng [nghiệp vụ, kiến thức nền tảng,…] và kiến thức mềm [vốn sống, kiến thức xã hội, hiểu biết về ngành nghề ứng tuyển].

Làm chủ kiến thức giúp bạn tự tin trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bám sát vào kiến thức nghiệp vụ cần thiết cho vị trí [ví dụ: QHKH là kiến thức về NHTM, tín dụng NH, các văn bản pháp luật, thêm cả TCDN, báo cáo tài chính, thẩm định dự án nếu PV vào vị trí CVQHKH DN] và các kiến thức nền tảng của ngành [ngân hàng thương mại, lý thuyết tài chính, tài chính tiền tệ và cả kinh tế vi mô, vĩ mô] để chuẩn bị cho các câu hỏi nghiệp vụ.

Với BIDV: Kiến thức cứng [nghiệp vụ hoặc tình huống liên quan đến công việc của vị trí ứng tuyển] chiếm 15 điểm trên thang điểm 100. Điểm phần này thấp nhất trong 4 phần của thang điểm. Lý do đơn giản: đề thi của BIDV vẫn luôn được coi là một trong những đề thi khó nhất. Việc bạn vượt qua được vòng thi, BIDV đã đánh giá bạn rất cao rồi. Nhưng không vì điểm thấp mà không ôn hay ôn qua loa. Hãy đảm bảo ít nhất là mình có ý tưởng gì đấy cho câu hỏi. Bởi bạn đã thể hiện tốt ở vòng thi rồi nhưng lại không trả lời được ở vòng PV, HĐPV sẽ không thực sự đánh giá cao bạn nữa.

Kiến thức mềm chiếm 25 điểm, số điểm rất cao trong thang điểm. Các ngân hàng hiện nay rất thích hỏi ứng viên các câu hỏi về tình hình chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng, hiểu biết về ngân hàng ứng tuyển, ngân hàng đối thủ cạnh tranh, các vấn đề được cả xã hội quan tâm,… BIDV thậm chí còn có những câu hỏi trên trời dưới biển [Lê Quý Ngoại Sử là tên khác của tác phẩm nào? Hay Việt Nam có bao nhiêu km biên giới với Trung Quốc? Bốc được mấy câu này, hẳn hầu hết các bạn đều nghĩ trong đầu: Oát tờ hợi, BIDV troll em à? @@ Ad: Troll max level chứ còn gì nữa

]]. Ngân hàng bước sang một giai đoạn mới, kinh doanh an toàn và phát triển bền vững, hướng tới mảng ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ. Cách thức tuyển dụng cũng được điều chỉnh phù hợp với xu thế này. Ngân hàng yêu cầu cao hơn ở ứng viên trong giai đoạn hiện nay, không chỉ vững chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, nhạy bén với thời cuộc. Đây là những yếu tố cần chuẩn bị, bồi đắp qua cả một quá trình.

Đọc đến đây, có một số bạn sẽ nghĩ: Phải làm sao nếu không có nhiều thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, không có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú?

Lúc này, bạn cần đến các cụm từ khóa tìm kiếm giúp nhanh chóng thu thập được thông tin:

– 10 sự kiện kinh tế xã hội tiêu biểu/nổi bật trong năm 2015
– Cục diện ngân hàng sau 4 năm tái cơ cấu
– Những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2015
– 10 sự kiện xã hội nổi bật nhất năm 2015
– Toàn cảnh bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, hiệp định TPP
– …

Các bạn quan tâm đến thông tin nào thì tìm kiếm theo từ khóa tương ứng. Google không tính phí, vấn đề là có chịu khó hay không thôi.

Các sự kiện được cả xã hội quan tâm trong thời gian qua có thể kể đến:

– Đại hội Đảng, bầu cử các chức danh lãnh đạo, bầu cử đại biểu quốc hội
– Thực phẩm bẩn
– Cá chết hàng loạt ở miền Trung [tìm hiểu về thủy triều đỏ, việc bức xúc với dự án của 1 công ty Đài Loan, vấn đề sàng lọc thông tin,…]
– Hiệp định TPP
– Hải chiến Gạc Ma 1988
– …

Với các câu hỏi hiểu biết về ngân hàng [tên gọi đầy đủ, lịch sử hình thành, logo, slogan, ban lãnh đạo, sản phẩm cho KHCN/KHDN, sản phẩm chủ đạo, các sự kiện nổi bật,…], cách tốt nhất là theo dõi từ chính website của ngân hàng. Bên cạnh đó, chọn lọc từ các tin tức chung về ngành ngân hàng, về tình hình kinh doanh, chương trình ưu đãi, sự kiện nổi bật của từng ngân hàng [sáp nhập, hợp nhất, tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới,…] trên các trang tin đã liệt kê ở trên.[tham khảo thêm các kênh đọc/xem tin tức được liệt kê bên dưới].

Ví dụ: BIDV có các thông tin nổi bật sau:

– Lịch sử hình thành:
+ Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
+ Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
+ Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]
+ Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]

– Ban lãnh đạo:
+ Chủ tịch HĐQT: Trần Bắc Hà
+ TGĐ: Phan Đức Tú
Nên tìm hiểu thêm về lãnh đạo chi nhánh [Giám đốc], các hoạt động nổi bật và địa bàn [lĩnh vực chủ đạo, khách hàng tiềm năng, các dự án lớn, cụm/khu công nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của địa phương].

– Slogan: Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công

– Logo:

Biểu tượng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] chính thức được công bố vào ngày 25/9/1991. Đến nay, trải qua bao thời gian xây dựng và phát triển, ngân hàng vẫn giữ nguyên logo ấy.

Logo của BIDV bao gồm những chữ cái đầu tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bằng tiếng Anh [BIDV]. Ba chữ IDb được bố trí thành một khối chặt chẽ lồng ghép với nhau. Chữ D màu xanh là biểu tượng của tương lai, hy vọng và phát triển. Chữ I màu đỏ là màu của cờ Tổ quốc Việt Nam, chữ b được lồng ghép từ chữ I và chữ D có hai màu xanh đỏ. Chữ V có màu đỏ là màu cờ Tổ quốc và đỡ gọn cả khối ba chữ trên trong lòng một cách chặt chẽ.

Việc bố trí cấu trúc của khối chữ và màu của nó đã tự nói lên ý nghĩa của biểu tượng: Tổ quốc Việt nam như một con tàu, như cái nôi của người mẹ Tổ quốc [chữ V] đang nâng niu, dìu dắt đứa con BIDV [khối chữ IDb]; và IDb sẽ góp phần đưa con tàu tới đích cũng như con tàu [chữ V] người mẹ Việt Nam sẽ đưa, lãnh đạo IDb tới bến vinh quang.

– Sự kiện nổi bật:
+ Nhận sáp nhập MHB vào ngày 22/05/2015 [NHNN chấp thuận vào ngày 25/04]
+ Tổng tài sản lớn nhất hệ thống [> 850 nghìn tỷ, Vietin ~ 780 nghìn tỷ, Vietcom ~675 nghìn tỷ], lợi nhuận trước thuế & sau thuế cao nhất hệ thống [LNTT: 7.949 tỷ, LNTT sau khi tính đủ phần lỗ lũy kế khi tiếp nhận MHB: 7.473 tỷ, LNST: 6.382 tỷ]
+ Tăng vốn điều lệ sau khi nhận sáp nhập MHB
+ Đạt giải thưởng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015 do Tạp chí The Asian Banker trao tặng

– Sản phẩm: xem thêm tại: BIDV Internet – Trang chủ

Có thể hỏi thêm người quen [trực tiếp hoặc gián tiếp] làm ở BIDV các thông tin về sản phẩm chủ đạo, định hướng phát triển,…

Về lâu dài, hãy tạo thói quen đọc/xem tin tức. Có một số trang tin hay về kinh tế, tài chính như CafeF, VnEconomy, Bizlive, mục Kinh doanh của VnExpress. Xem bản tin tài chính kinh doanh cũng là một cách rất hay để cập nhật tin tức nhanh chóng, trực quan, sinh động. Tin về xã hội các bạn có thể đọc từ một số trang tin chính thống như VnExpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ, Tiền Phong, Thanh Niên,… và xem thời sự, chuyển động 24h,… Về cơ bản, các sự kiện nổi bật, các trang đều đưa tin với nội dung khá giống nhau, chỉ cần có cho mình một vài trang tủ là được. Mỗi ngày dành 15-30 phút cập nhật thông tin. Thông tin rất nhiều, nên chọn lọc để tiết kiệm thời gian làm những việc quan trọng khác.

Tìm hiểu những thông tin này để chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp sau:

+ Sự kiện kinh tế gần đây mà em quan tâm?
+ Xu hướng phát triển của ngành NH?
+ Cơ hội và thách thức của việc sáp nhập ngân hàng?
+ Em cho biết về tình hình KT- CT – XH thời gian qua?
+ Sự kiện gì được cả xã hội quan tâm thời gian gần đây?
+ Tuần qua tình hình trong nước và thế giới có gì nổi bật,…
+ Sản phẩm chủ đạo, sản phẩm liên quan đến vị trí, giải thưởng, slogan, CTHĐQT, TGĐ, Hội sở,…
+ Sự kiện đặc biệt của ngân hàng trong thời gian qua
+ Tại sao lại chọn BIDV? Tại sao lại nộp BIDV mà không phải VietinBank, Vietcombank?
+ Nếu trúng tuyển cả BIDV và MB [hoặc Vietin, Vietcom], em chọn NH nào?
+ …

3/ Kỹ năng: bao gồm kỹ năng làm việc cơ bản như làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình, lập kế hoạch,… Ngân hàng còn đánh giá cao những kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, có khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, chủ động, có nhiều kinh nghiệm sống.

Với riêng BIDV, yếu tố này nằm trong đánh giá chung về tác phong, cử chỉ, kiến thức [tình huống liên quan đến công việc của vị trí] và cả thái độ nữa.

4/ Thái độ: Đây là yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT. Dù bạn giỏi, nhưng thái độ không tốt, không cầu thị thì cơ hội chưa chắc đã rộng mở với bạn, so với những bạn khá, nhưng thái độ cầu thị, lắng nghe và chịu khó học hỏi. Ngân hàng quan niệm, kiến thức đuối có thể trang bị thêm, kỹ năng chưa tốt có thể cải thiện, nhưng thái độ tiêu cực thì rất khó thay đổi. Giữa những bạn có nền tảng kiến thức như nhau, kỹ năng tựa tựa như nhau, HĐPV chắc chắn sẽ chọn những bạn có thái độ tích cực hơn. Vì vậy, hãy luôn thể hiện thái độ vui vẻ, tích cực và cầu thị trước HĐPV.

Các nhà tuyển dụng thường ứng dụng một mô hình cơ bản trong đánh giá năng lực ứng viên, đó là ASK [Attitude – Skill – Knowledge]. Một ứng viên có Thái độ phù hợp – Kiến thức chắc chắn – Kỹ năng thành thạo là ứng viên có năng lực tốt.

– A: Attitude: thái độ
– S: Skill: Kỹ năng
– K: Knowledge

Trong tam giác ASK, thái độ là yếu tố nằm ở cuối cũng đã thể hiện tầm quan trọng của Thái độ, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.

5/ Các nội dung cần chuẩn bị khác cho buổi phỏng vấn BIDV

– Giới thiệu bản thân: bên cạnh việc gây ấn tượng ban đầu bằng trang phục, hình thức, diện mạo, tác phong thì giới thiệu bản thân là phần tiếp theo giúp gây ấn tượng tích cực hoặc mờ nhạt hoặc tiêu cực với HĐPV. Đây là phần rất quan trọng trong buổi PV, cần chuẩn bị tốt.

Một số HĐPV có thể không yêu cầu giới thiệu bản thân mà đi thẳng vào các câu hỏi luôn. Trong trường hợp này, tùy tình hình mà chủ động xin giới thiệu ngắn gọn đôi nét về bản thân hoặc thể hiện sự sẵn sàng cho các câu hỏi của HĐPV.

– Hiểu CV:
mỗi thông tin điền vào CV, hãy luôn đặt ra câu hỏi: Hội đồng PV có thể hỏi mình điều gì từ thông tin này?

– Các câu hỏi phỏng vấn BIDV về vị trí ứng tuyển

+ Em biết gì về công việc của 1 CV Quản lý Khách hàng/ Giao dịch viên/ CV Quản trí tín dụng/… ở BIDV? [Hoặc QHKH/ GDV/ … nói chung]
+ Theo em tố chất/ kỹ năng/ điểm mạnh nào quan trọng nhất với công việc của vị trí ______ [chỗ trống là vị trí ứng tuyển của bạn]
+ Em có điểm gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí? Hoặc: Tại sao em lựa chọn vị trí này mà không phải vị trí khác?
+ Với QHKH: các câu hỏi về chỉ tiêu, kế hoạch triển khai công việc, tình huống với 1 CVQHKH
+ Với GDV: các câu hỏi về nghiệp vụ, tình huống thường gặp với 1 GDV
+ Với HTTD, TTQT, thẩm định,…: các câu hỏi về nghiệp vụ

– Các câu hỏi cá nhân

+ Các bạn sinh viên mới/ sắp ra trường: thường sẽ được hỏi về các hoạt động trong thời đại học: làm thêm, thực tập, tham gia các CLB, tổ chức đoàn thể, xã hội, những thành công, thất bại, những trải nghiệm đáng nhớ, môn học yêu thích, khóa luận tốt nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, khả năng đặc biệt,…
+ Với các bạn đã có kinh nghiệm [nói chung, không riêng gì trong ngân hàng]: hỏi về công việc cũ/ hiện tại, tại sao lại nghỉ việc, tại sao lại chuyển sang ngân hàng, thành công, thất bại trong công việc,…
+ Ngoài ra là các câu hỏi chung cho cả 2 nhóm ứng viên: gia đình, người yêu, dự định lập gia đình, khả năng hát hò, uống rượu bia,…

– Các câu hỏi khác

– Dự phòng bị hỏi tiếng Anh bằng cách chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu bản thân [tương tự như giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt]

6/ Tinh thần trước mỗi vòng phỏng vấn BIDV

Đừng nghĩ đến kết quả của buổi PV, đừng tạo áp lực cho mình là phải thành công ngay trong lần này, lần kia. Hãy nghĩ về buổi PV đơn giản là 1 buổi nói chuyện, trao đổi, là dịp để mình thể hiện sự hiểu biết, vốn sống, quan điểm và những gì thú vị nhất về mình với HĐPV. Buổi PV được coi là thành công nếu PV xong mình thấy hài lòng với phần thể hiện của mình, mình đã chia sẻ được những gì muốn chia sẻ với HĐPV. Kết quả ra sao không quan trọng. Kết quả PV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Mấu chốt của một buổi PV thành công là sự chuẩn bị, tâm lý vững vàng, tự tin, ứng biến linh hoạt, cầu thị, tích cực, chân thành và sự sẵn sàng cao với công việc được giao. Ngân hàng thích những người: “Thú vị + Vui vẻ + Lạc quan + Nhanh nhẹn + Có khả năng nắm bắt vấn đề”. Họ không cần những người quá giỏi về nghiệp vụ, thành thạo về kỹ năng nhưng thiếu đi Tinh thần và Thái độ.

PV xong là lúc mình còn nhớ nhất về những gì vừa trải qua. Vì vậy, ghi chép lại tất cả những trải nghiệm, những điểm được và điểm cần cải thiện là việc cần làm lúc này.

Update: Ad gửi các bạn FILE TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG VÒNG PHỎNG VẤN CỦA BIDV [chia theo các giỏ câu hỏi]. Các bạn DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM để tham khảo chi tiết tài liệu.

Pass mở file: cocghe266

Chúc các bạn có sự chuẩn bị tốt để tự tin chinh phục Hội đồng Phỏng vấn của BIDV và bất cứ ngân hàng nào!

Chia sẻ bởi cocghe266

Tài liệu đính kèm:BIDV – cac cau hoi thuong gap trong vong PV

Bài viết liên quan nên đọc

1. Bí kíp trả lời các câu hỏi phỏng vấn BIDV cơ bản

Trong một cuộc phỏng vấn bất kỳ, ứng viên sẽ luôn phải đối mặt với câu hỏi đơn giản và các câu hỏi phức tạp. Chúng có thể được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ dễ đến khó nhưng cũng có thể là chẳng theo quy luật nào. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào từng trường hợp mà đưa ra những câu hỏi dành cho ứng viên để khai thác tối đa mục đích của họ. Vậy với ứng viên của ngân hàng BIDV, bạn sẽ phải đối phó với những câu hỏi cơ bản nào?

1.1. Vì sao bạn lại chọn BIDV là nơi để phát triển sự nghiệp?

Theo bạn mục đích của câu hỏi này là gì? Nhà tuyển dụng của BIDV mong muốn nghe những đánh giá từ bạn. Từ đó xem ứng viên ứng tuyển vì mục đích gì, liệu có phải là xuất phát từ sở thích cá nhân hay một niềm đam mê mãnh liệt nào đó?


REVIEW 1
Dạ anh Nguyên ơi,
em mới đi phỏng vấn sáng nay về ạ. Cuộc phỏng vấn diễn ra khá vui và thân thiện em xin được review lại một số câu hỏi để mai mốt anh lại chia sẻ cho các bạn khác giống như anh hỗ trợ em ạ
Hội đồng phỏng vấn khoảng 10 người, có anh giám đốc chi nhánh, ứng viên ngồi ghế đối diện giám đốc. mới bước vô hội đồng kêu em ngồi xong không nói gì nữa, em chủ động giới thiệu về bản thân minh. tiếp sau đó là hỏi một số câu hỏi như sau ạ:
1. em quê ở đâu, sống ở HCM bao lâu rồi, bố mẹ làm gì, nhà có mấy anh chị em. sau này có ý định về quê làm không?
2. công việc của em khi làm ở Ngân hàng cũ là vị trí gì, em có làm tờ trình thế chấp không? đến phần bốc rổ câu hỏi: gồm 4 rổ ạ
1. khi giao tiếp với 1 người mà người đó nói toàn những lời trái với những gì em hiểu biết thì em có tranh luận, tìm ra cái đúng không?
2. khi thẩm định một doanh nghiệp thì em quan tâm đến những vấn đề gì? 3. mệnh giá cổ phiếu là bao nhiêu? và tại sao trên thị trường có những loại cổ phiếu có giá thị trường khác nhau?
câu 4 thì em không nhớ ạ. Sau đó hội đồng còn hỏi thêm là nếu sau này chi nhánh chuyển về phú nhuận cách chỗ này 13km em có làm không? em muốn làm cá nhân hay doanh nghiệp. dư nợ em quản lý ở chỗ cũ là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu hồ sơ thế chấp? em nói em thích làm việc ở bidv tại sao? qua bidv em phải chạy nhiều chỉ tiêu về huy động, thẻ, dịch vụ em có làm được không, e thcj hiện kế hoạch của em như thế nào?
dạ, buoir phỏng vấn diễn ra khoảng 15-20 phút. em là ứng viên đầu tiên nên em hơi run ạ.
Khi nào có kết quả em sẽ báo anh biết ạ. Em cảm ơn anh, hôm nay em cảm thấy em phỏng ván tốt hơn 2 lần trước ạ. em cảm ơn anh nhiều ạ

REVIEW 2
Lo lắng và khát khao được làm việc tại Big 4 là mong muốn của rất nhiều bạn có định hướng thi vào ngân hàng, đặc biệt là giai đoạn này - khi mùa tuyển dụng tập trung của 4 ông lớn đang diễn ra những vòng cuối cùng - vòng phỏng vấn. Vì vậy, sau đây chị chia sẻ chút kinh nghiệm phỏng vấn tại BIDV [vietcombank/ Agribank có thời gian chị sẽ chia sẻ sau]
Về hội đồng phỏng vấn: thường gồm 3 - 7 người, 3 người là đối với các chi nhánh ngoại thành như Hà Tây,..trung bình là 5 người [gồm anh/chị giám đốc chi nhanh, các anh/chị trường phòng của phòng còn định biên và anh/chị đại diện phòng nhân sự]
Về hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn cá nhân và bốc thăm trả lời câu hỏi trong 4 giỏ câu hỏi.
Về nội dung tại buổi phỏng vấn:
 Đầu tiên là màn chào sân "giới thiệu bản thân" của các em ứng viên, đây là câu hỏi rất quan trọng nên các em nên chuẩn bị trước ở nhà, tập nói trước gương sao cho trôi chảy và có điểm nhấn - giọng nói dứt khoát, mạch lạc sẽ là một điểm cộng cho các em. [Nếu em nào không tự tin phần này có thể ib hoặc call mess chị sẽ chỉ thêm bằng kinh nghiệm mà chị có]
 Sau màn chào sân, nếu ấn tượng và hấp dẫn hội đồng phỏng vấn, thì các em có thể được hỏi thêm 1 -2 câu gì đó liên quan đến kinh nghiệm, tính cách của mình. Cái này thì tùy mỗi ứng viên khác nhau sẽ có câu hỏi khác nhau. Nếu thi tuyển vào BIDV theo đợt tuyển dụng tập trung thì các vị trí tuyển dụng đều là vị trí front vì vậy nội dung câu hỏi trong các giỏ câu hỏi đều là hướng vào kĩ năng cần có có một chuyên viên vị trí front như kĩ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống chung và cùng với đó là các câu hỏi về kiến thức hiểu biết kinh tế - xã hội, vì các em đang thi vào ngân hàng - là ngành trọng điểm lĩnh vực tài chính. Bây giờ chị sẽ chia sẻ sâu hơn về nội dung từng giỏ câu hỏi các em gặp trong phỏng vấn:
***Giỏ 1: Câu hỏi về kĩ năng ứng xử, xử lý tình huống dựa trên khung năng lực
Có thể gặp các câu như:
1. Trong cuộc đàm phán, nếu đối tác không trả lời những câu hỏi mà bạn đặt ra, điều này có nghĩa là gì?
Gợi ý: Đối tác đang suy nghĩ, đối tác hiện chưa có thông tin chính xác về nội dung câu hỏi và cũng có thể là đối tác đang muốn lẩn tránh câu hỏi. ==> Kỹ năng hướng tới qua câu hỏi trên là kỹ năng đàm phán.
2. Trong giao tiếp, nếu gặp vấn đề khó nói, khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, theo bạn nên dùng phương pháp truyền đạt nào?
Gợi ý: Sử dụng cách nói tế nhị như dùng phương pháp ngụ ý, hoặc có thể dùng các câu châm ngôn hay ca dao tục ngữ để diễn đạt. [Nếu các em cso thể lấy được một ví dụ đã từng xử lý thì chắc chắn sẽ ấn tượng hơn rất nhiều đấy]
3. Theo bạn, những kênh nào giúp bạn thiết lập và mở rộng mối quan hệ hiện có?
Gợi ý: Xây dựng sự liên kết từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân,..và đồng thời tích cực tham gia các buổi hội thảo, câu lạc bộ, bữa tiệc,…==> Kỹ năng hướng tới là kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ
*** Giỏ 2: Câu hỏi về kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống chung
1. Lý do anh/chị muốn được làm việc tại BIDV?
2. Hãy kể cho chúng tôi nghe về nơi các anh/ chị đã làm việc? Lý do anh chị thay đổi nơi làm việc?
Những câu hỏi mở như thế này thường không có đáp án chung, mỗi người sẽ có một đáp án riêng. Lời khuyên là các em hãy trả lời thật [nhưng ko phải tất cả sự thật], vì hội đồng phỏng vấn có kinh nghiệm nhìn người siêu năng lực đấy, nên nếu xạo quá thì em out là chắc luôn. Và nên tránh kiểu trả lời lý thuyết hóa: Vì môi trường abc…hãy nói khác đi, muốn khác ko giống ai gây ấn tượng thì phải nói câu chuyện của riêng mình.
***Giỏ 3: Câu hỏi về kiến thức kinh tế xã hội
1. Theo bạn, khi đầu tư vào khu vực đang có "sóng" về bất động sản, nhà đầu tư sẽ đối mặt về những rủi ro nào?
Gợi ý: Rủi ro về pháp lý, chính sách quy hoạch chưa rõ ràng có thể thay đổi bất chợt,..thậm chí là đất không đúng mục đích sử dụng [ví dụ như là mua đất trồng cây lâu năm và đất đó chưa được chuyển đổi thương mại thì không được phép dùng để kinh doanh]. Có thể, bong bóng bđs bị vỡ, tiền đầu tư nằm chết một chỗ.
2. Ô tô điện đang dần trở thành lựa chọn của nhân loại nói chung, thay thế cho các loại ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng loại hình xe này vẫn chưa phổ biến trên thế giới? Bạn hãy cho biết lý do tại sao? [Đây là câu mà chị đi thi và bốc vào :]]
Gợi ý: Vì xe điện sẽ phải sạc pin mà xe lơn --> pin lớn --> sạc lâu: tốn time/ khoảng cách di chuyển xa thì xe điện không phải là sự lựa chọn tối ưu; quan trọng hơn cả là không phải là sự lựa chọn của số đông.
***Giỏ 4: Câu hỏi về nghiệp vụ
Câu hỏi này xoay quanh các kiến thức về các thông tư, nghị định liên quan đến tín dụng [Các em chịu khó cập nhật bản mới nhất, so sánh bản mới có gì khác so với bản cũ nhé]
Về tác phong đi phỏng vấn: cái này đã có rất nhiều người viết rồi nên chị không viết sâu nữa, chủ yếu là thần thái tự tin, thoải mái. Lúc trả lời các câu hỏi nhớ là giao lưu ánh mắt với tất cả hội đồng phỏng vấn nhá, không nên nhìn vào mỗi người đặt câu hỏi, ...Sau tất cả chúc moi người thật bình tĩnh, tự tin và may mắn nhé.
Đến đây, cũng dài rồi nên chị xin stop. Nếu có time sẽ chia sẻ thêm cho mọi người nhé. Bạn nào có gì thắc mắc thêm có thể hỏi nhé.
PS: Những đáp án gợi ý trên là dựa trên quan điểm cá nhân của chị nhé, có thể có nhiều đáp án khác nhé

REVIEW 3
VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN QUẢN LÝ KH
Chào mn hôm nay em đi pv BIDV về nên em rì viu cho anh em pv sau đừng có dại như em :[[[
1/ Hội đồng pv gồm có 14 người ngồi vòng xung quanh ứng viên *kiểu đối diện, bàn trong hội trường* ứng viên đi vô sẽ ngồi và bốc câu hỏi tại 4 rổ để sẵn. Hội đồng mình pv hôm nay thì có đầy đủ các anh chị nhưng đa số là lớn tuổi, nhưng cũng khá dễ chịu khi mình nói "Anh chị gợi ý thêm giúp em đc không?"

2/ Bốc câu hỏi, đoạn này mình thấy giống thi huê hậu lắm luôn. Sẽ có 4 giỏ cho mình lựa. Bạn nào có điểm mạnh gì thì hãy bốc giỏ đó trước *đừng ngu như mình bốc trúng cái mình k biết trước về sau bị rối*
3/ Câu hỏi mình bốc được là các vấn đề xã hội "Mỹ Triều, Mỹ Trung" nói chung là những cái đang hot kiểu gì cũng k thoát được. Còn nghiệp vụ thì hỏi "Thời hạn cho vay là gì? cách xđ?", câu hỏi tình huống thì nếu quan điểm của bản thân "Xì lo gân" của bản thân. Câu tiếp là "Thói quen tốt của em là gì?"
Thêm nữa những bạn nào làm tại bank khác rồi sẽ hỏi những cái basic kiểu như "có mấy loại tiền gửi?" "có bao nhiêu loại thẻ ? khác nhau như nào" "Quản lý khách hàng là làm gì?" "em tìm khách hàng ở đâu?"
Nói chung ae nên nắm những cái căn bản nhất để không phải như mình tl câu đầu k đc muốn đi về luôn =]]] Hôm nay mình pv k đc tốt lắm khả năng fail rất cao. Mà không sao dù sao mình cũng học đc nhiều thứ.
Chúc mọi người may mắn trong mùa thi huê hậu, nam vương này =]]

REVIEW 4
Em đã đi phỏng vấn về rồi đây :]]]] có lẽ là người cuối cùng trong nhóm đi phỏng vấn. Rì viu chút cho các bạn sau này đi phỏng vấn nhá. Haha :]]]]
Sáng em đến sớm hơn so với giờ quy định 15p. Lên tầng 5 ngồi chờ mốc mồm. Hẹn 8h mà 9h mới thấy có người lên gọi xuống tầng 2. Ờ thì xuống. Nghe phổ biến nội quy xong e mới nhớ quên CMND. Số phận trớ trêu. May quá ít ng nên ko cần CMND. E đc xếp thứ 5 theo ABC. Trong thời gian chờ đợi e ngồi chém gió với mọi ng. Bạn thứ 4 đi ra em tung tăng đứng lên thì thấy thông báo nghỉ giải lao 5p :]]]]]]
Sau 5p giải lao e vào. Giới thiệu qua về bản thân và bốc câu hỏi. E bốc câu" nhật bản chế tạo robot" đọc xong câu hỏi em cười " hí hí hí" anh ở HĐTD bảo khó quá thì bốc câu khác đi em, e bốc đc câu " sống chung với mẹ chồng. Nêu quan điểm của e về bộ phim này" đúng tủ chém rồi. E chém lên tận mây xanh. Nào là anh chồng sai. Nào là cô con dâu sai. Nào là mẹ ck sai nốt. Sai từ ông đạo diễn :]]]] cứ thấy các anh gật gật đầu e càng đc đà chém. Xong các anh trao đổi quan điểm. Xong câu ktxh 🙂 sang ứng xử " làm sao để tạo lòng tin với đồng nghiệp" e chưa kịp trả lời các anh lại xui em đổi. Quen tay e lại đổi. Đổi xong thấy khó quá e bảo " cho e quay lại câu lúc nãy đi câu này khoai quá". Các anh cười như địa chủ đc mùa. Ok e quay lại đi, lại chém chém chém. Chém xong lại câu nữa " e gặp khó khăn gì trong cv và hướng giải quyết" lại đúng tủ. E chém tưng bừng. Mọi việc đi theo chiều hướng tốt cho đến khi hỏi nghiệp vụ. Bốc 2 câu ko trả lời đc. Các anh bảo " giờ anh cho Liên bốc 4 câu. Cho Liên lựa chọn, bọn anh khá ấn tượng về e nên muốn cho em cơ hội" 4 câu vẫn ko trả lời đc. Cứ lẩm bẩm " rõ ràng e có học mag giờ quên rồi. Mông lung quá"
Các anh lại cười. Anh ở hội sở rót nước bảo e cứ uống và suy nghĩ. Sau khi suy nghĩ mãi ko đc 😀 😂 😂 😂 các anh bảo trong rổ câu hỏi cho 10 câu. Anh cho em chọn 6 câu. Cứ suy nghĩ và trả lời. Xong gợi ý các kiểu. Xong phần nghiệp vụ
Hỏi vài vấn đề như cs, hôn nhân, rồi biết uống rượu, biết hát ko? Đã bảo hát ko hay thế quái nào lại bảo e hát đi, đã bảo ko hát bo thế là bật karaoke ở đt lên kêu hát đi. Hát thì hát 🙂
Anh ý hỏi" có run ko? " chém luôn" từ lúc gặp các anh e thấy bớt run hơn khi ở ngoài" cười kiểu sảng khoái lắm. Xong chém chém 1 lúc.
Đúc kết ra " khi nc với hội đồng tuyển dụng đừng bao giờ né tránh ánh mắt của họ. Hãy nhìn thẳng mắt họ thể hiện sự tự tin của bản thân" dù bạn ko giỏi nhưng bạn tự tin là ng ta đã thích bạn rồi
Chúc các bạn pv sau may mắn

REVIEW 5
Mình mới đi phỏng vấn bên BIDV CN Hàm Nghi về thì tình hình là hội đồng có 7 thành viên, trong đó có 1 thành viên từ Hội sở tham dự. Bốc 4 câu hỏi: chuyên môn, KT-XH, Tình huống, Ứng xử. Mỗi người có 15p pv thôi. Câu hỏi liên quan lần lượt:
- Hiện nay, Chính phủ, NHNN, NHTM tập trung tiếp cận cho vay đối tượng khách hàng DN nào?
Vì sao? Ngành đó có những tiềm năng gì?
- Quan điểm về môi trường làm việc, con người của BIDV?
- Bạn có thích chơi cờ vua ko? Tại sao cờ vua dc gọi là môn thể thao trí tuệ?
- khi tham gia một buổi hội thảo, sự kiện bạn sẽ gặp gỡ nói chuyện với ai và tại sao mình lại làm vậy?
Ngoài ra, còn hỏi những câu liên quan khác như:
- nếu sếp bắt làm việc phi pháp [ như vụ phạm công danh] em có làm ko?
- ý nghĩa của slogan của BIDV? Đồng hành với DN là ntn?
- Lợi thế của TP.HCM là gì?
- Sản phẩm, dịch vụ của BIDV gồm những sp nào? Có những nghiệp vụ nào?
- BIDV có nghiệp vụ nào chiếm tỷ trọng cao trog LN ngân hàng?
- Làm việc nhóm hay làm việc cá nhân ?
- tìm kiếm KH ntn ?
- KH tốt nhưng có thời điểm gặp khó khăn thì mình sẽ hỗ trợ ra sao?
Trên đây là một vài câu hỏi mình vừa dc hỏi. Trả lời ko biết đúng ko nhưng theo quan điểm của mình thôi. Cảm giác thật sự rất phiêu. Chúc các bạn chiều nay và mấy ngày còn lại pv thành công.
Bổ sung thêm các câu hỏi của các bạn khác:
- chăm sóc kh sau bán hàng có quan trọng k vì sao?
- ac hãy hỏi chúng tôi 1 câu.
- đặt cược bóng đá quốc tế đc cho là hợp pháp theo nghị định... hãy nêu ý kiến. - kh yêu cầu vay pan kinh doanh thẩm định yếu tố nào? Yếu tố nào qtrong nhất vì sao
- tại sao bóng đá là môn thể thao vua hấp dẫn nhất hành tinh
- các ngân hàng tmcp là sân sau của các sếp. gây nũng loạn thị trường. quan điểm của e ntn?
- theo em sau khi kết thúc giao dịch với khách hàng thì em làm gì?
- tại sao học xong k về quê làm. tại sao muốn vào bidv. nếu nói e là người nay đây mai đó e nghĩ sao?
- Tình hình lượng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ntn? tại sao lại như vậy?
- Hồ sơ pháp lý của KHDN thì cái nào là quan trọng nhất?
- Nếu DN ko có hồ sơ thuế, BCTT ko rõ ràng thì làm sao biết được KH có lịch sử nợ xấu?

REVIEW 6
22222! Chào cả nhà!!! Lời đầu tiên mình xin cảm ơn a Pham Dinh Nguyen và các bạn trong groups đã có những chia sẻ rất hữu ích và chúc groups thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Mình thi nhân viên GDV, 2 chỉ tiêu với tỉ lệ 1:7. Và may mắn pass vòng 2 đứng đầu từ dưới lên và chiều nay vừa đi phỏng vấn vòng 3 xong, chờ từ 13h00 đến 14h30 là bắt đầu pv mà tới 18h00 mới đến lượt pv lun. [đói + mệt + lạnh] 😥😥😥😥
Chỗ mình HĐPV có 6 người và 4 giỏ câu hỏi về nghiệp vụ, xã hội, ứng xử, tình huống. Trung bình 1ng từ 15 - 30p, còn tới mình thì giám khảo và thí sinh đều mệt nên mình giới xong tự bốc câu hỏi tự trả lời [nghĩ gì nói đó thui] xong k ai hỏi j thêm là cúi chào ra về trong 10p!!😄😄😄😄. Mình xin chia sẻ 4 câu hỏi mà mình bốc được:
1. a] theo bạn 1 GDV cần những kĩ năng gì? Nếu là 1 GDV bạn sẽ làm để thu hút khách hàng đến ngân hàng?
b] vì sao phải phân tích tài chính?
2. nếu trong 1 cuộc họp bạn rơi vào tình huống yếu thế bạn sẽ làm gì?
3. bạn tham gia 1 cuộc nói chuyện có 2 người bạn, 1 người nói chuyện vui vẻ, còn 1 người bẽn lẽn, ít nói. Bạn sẽ làm gì?
4. bạn biết gì về ngân hàng số? hãy cho biết các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng số nói chung và BIDV nói riêng?
Chúc các bạn chưa phỏng vấn sẽ phỏng vấn tốt nhé!!!
[p/s: ai pv sau top 5 thì nên mang theo đồ ăn + gối làm 1 giấc rùi dậy pv. 😆]
======
GROUP ÔN THI BIDV
Các bạn tham gia group ôn thi tại đây nhé, nơi giải đáp thắc mắc và support://www.facebook.com/groups/1487101811589416/
======
KHÓA HỌC ÔN THI BIDV
Quất ngay để full trang bị cho mình nhé : ]]

+Khóa QHKH://www.phamdinhnguyen.org/

+Khóa GDV://www.phamdinhnguyen.info/

Cảm nhận khóa học://www.big4bank.com/p/cam-nhan-khach-hang.html

Video liên quan

Chủ Đề