Tại sao bị covid lại mất vị giác

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Tuấn Nhật Hoàng đến từ Bệnh viện Vinmec Times City

Mất khứu giác, vị giác khi mắc COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị?

F0 bị mất khứu giác phải làm sao?” hay có phải mất khứu giác là sắp khỏi bệnh hay không là những thắc mắc đang được nhiều người quan tâm. Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, mất vị giác và mất khứu giác là 2 triệu chứng khá đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hoặc mất khứu giác là sắp khỏi bệnh [khi bệnh nhân bắt đầu chuyển sang giai đoạn hồi phục rồi bỗng tự nhiên không nếm, ngửi được gì]. Vậy mất khứu giác, vị giác khi mắc COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị?

Mất vị giác và mất khứu giác có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, đối với người mắc COVID-19 thì mất vị giác, mất khứu giác là mất hẳn, ăn ớt nhai liên tục cũng không thấy cay, vào nhà vệ sinh bẩn cũng không thấy mùi. Mất vị giác và mất khứu giác sẽ khiến người bệnh chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến thể trạng và sự hồi phục bệnh tật. Thậm chí, có nghiên cứu còn cho thấy mất khứu giác, vị giác... còn liên quan đến chứng trầm cảm. Theo thống kê có khoảng 90% những người bị mất khứu giác và vị giác do Covid-19 có thể tự thấy cải thiện khả năng ngửi và nếm trong vòng bốn tuần, một số thì lâu hơn đến vài tháng.

Tỉ lệ bị mất vĩnh viễn chỉ dưới 10%. Vậy “mất khứu giác phải làm sao?” hay “F0 bị mất khứu giác phải làm sao?” - Bác sĩ Lê Tuấn Nhật Hoàng khuyên bạn nên khắc phục dần bằng cách chia nhỏ bữa và cố ăn cái gì dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu. Ngoài ra, việc luyện tập khứu giác cũng có ích, tức là bạn có thể tập ngửi những mùi nhất định để mũi học lại mùi sau khi bị mất khứu giác.

Trong trường hợp nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có tư vấn sức khỏe phù hợp.

XEM THÊM:

Mất khứu giác là một trong số các biểu hiện phổ biến và đặc trưng đối với bệnh nhân mắc Covid hiện nay. Những trường hợp người bị Covid mất khứu giác bao lâu thì hết và có nguy hiểm hay không? Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Cơ chế giải thích biểu hiện mất khứu giác ở người bị Covid

Hiện nay, triệu chứng mất khứu giác đã được đưa vào để sàng lọc Covid-19. Trước khi tìm hiểu về vấn đề bị Covid mất khứu giác bao lâu thì bạn nên hiểu về tác nhân dẫn đến tình trạng này. Cơ chế chính xác để khẳng định virus SARS-CoV-2 dẫn đến tình trạng mất khứu giác vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, một số giả thuyết đã được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích cho tình trạng này bao gồm:

Nhiều người cho rằng tình trạng này là do niêm mạc mũi bị viêm dẫn đến hiện tượng chảy dịch, phù nề khiến cho khe khứu giác bị tắc nghẽn. Điều này vẫn chưa có sức thuyết phục vì có gần 80% bệnh nhân Covid mất khứu giác nhưng không có biểu hiện nghẹt mũi.

Lời giải về cơ chế gây mất mùi ở người bị Covid vẫn đang là một ẩn số

Giả thuyết thứ 2 được đưa ra là tình trạng viêm nhiễm và tắc nghẽn khe khứu giác dẫn đến tình trạng mất dẫn truyền khứu giác tại chỗ nên mũi không ngửi được mùi. Mặc dù vậy thì hình ảnh chụp CT đối với một số bệnh nhân mất khứu giác kéo dài lại có khe khứu giác thông thoáng.

Đối với các trường hợp mất khứu giác trong thời gian ngắn, cơ chế giải thích được đưa ra là do sự tổn thương các tế bào nâng đỡ khứu giác. Ngoài ra, virus cũng có khả năng xâm nhập và gây tổn thương đến trung khu khứu giác và gây ra tình trạng mất khứu giác kéo dài.

2. Người bị Covid mất khứu giác bao lâu thì khỏi?

Bị Covid mất mùi bao lâu thì hết và có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không là vấn đề được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Một số người còn cảm thấy lo lắng trước biểu hiện nhạt miệng hay khó ngửi mùi của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng mất khứu giác hay vị giác ở người bị Covid là hoàn toàn không cảm nhận được mùi hay vị của món ăn. Vậy tình trạng này bao lâu thì khỏi và có nguy hiểm không?

Trường hợp bệnh nhân bị Covid mất mùi bao lâu?

Tình trạng mất khứu giác là triệu chứng đặc trưng ở bệnh nhân Covid để phân biệt với các vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp. Một lưu ý đến mọi người là biểu hiện mất khứu giác không có ý nghĩa thông báo bệnh trở nặng hay đang phục hồi. Do đó, những người mắc Covid cần phải bình tĩnh và thực hiện nghiêm chỉnh những hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Mất khứu giác ở người bị Covid có thể khả năng tự khỏi sau 4 tuần

. Do đó, điều quan trọng đối với người bị Covid mất khứu giác là không được tự ý điều trị hay sử dụng bất kỳ phương pháp nào mà chưa có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người bị Covid mất khứu giác có nguy hiểm không?

Mất khứu giác có thể là biểu hiện duy nhất hoặc xuất hiện cùng các triệu chứng như sốt, sổ mũi, đau họng, mất vị giác,… Nhiều người cho rằng mất khứu giác cũng giống các triệu chứng khác chỉ ở mức độ nhẹ và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân mắc Covid. Tuy nhiên, không được chủ quan với bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến Covid hiện nay, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh.

Mất khứu giác hay vị giác vẫn tồn tại nhiều khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Khứu giác không chỉ là cơ quan cảm nhận mùi cho cơ thể mà còn có sự tác động đến cảm xúc và trí nhớ. Khứu giác còn giúp cơ thể nhận biết và cảnh báo những mùi gây hại đến cơ thể. Trước tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra hiện nay thì triệu chứng mất khứu giác hay vị giác được xã hội cực kỳ quan tâm.

Vệ sinh mũi thường xuyên và đúng cách nhằm hỗ trợ điều trị Covid-19

Người bị Covid nên làm gì nếu bị mất khứu giác kéo dài?

Có không ít trường hợp bệnh nhân F0 xuất hiện triệu chứng mất khứu giác kéo dài gây nhiều hoang mang làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu bạn không thể ngửi được bất cứ mùi nào trong thời gian kéo dài đến vài tháng thì cần liên hệ với bác sĩ để tư vấn hướng điều trị.

  • Tập ngửi cho khứu giác được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị và khuyến khích các bệnh nhân mắc Covid thực hiện.

  • Thuốc xịt corticosteroid có thể được áp dụng đối với các bệnh nhân Covid mất khứu giác kéo dài nhưng không có ý nghĩa đối với tình trạng cấp tính. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ, bạn tuyệt đối không được dùng dưới bất kỳ hình thức nào vì khả năng sẽ làm mũi tổn thương nặng hơn gây mất khứu giác vĩnh viễn. ‘

Hy vọng những thông tin liên quan đến tình trạng bị Covid mất khứu giác bao lâu khỏi sẽ giúp ích cho mọi người trong thời buổi dịch bệnh hiện nay. Số ca F0 vẫn tăng lên cực nhanh mỗi ngày nên người dân cần tự có biện pháp cho chính mình để có thể sống chan hòa cùng đại dịch.

Tuân thủ 5K và thực hiện tiêm vacxin để tránh lây nhiễm Covid trong cộng đồng

Người dân cần chú ý không được nới lỏng cảnh giác mà phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành 5K, hạn chế tụ tập hay đến nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách ở bất kỳ nơi đâu và giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm chéo.

Điều quan trọng là người dân cần được tiêm vacxin phòng Covid-19 để hạn chế nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nếu được tiêm vacxin thì trường hợp bạn mắc bệnh, các biểu hiện sẽ nhẹ hơn và thời gian phục hồi có thể được rút ngắn. Trường hợp nếu có bất kỳ nghi vấn hay thắc mắc nào liên quan đến dịch Covid, bạn có thể liên hệ đến địa chỉ hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn.

Nhiều F0 ở cùng nhà, người âm tính trước có phải cách ly?

Mất vị giác và khứu giác cấp tính sau nhiễm SARS-CoV-2 là các biểu hiện đặc trưng ảnh hưởng đến 20-85% số người nhiễm. Tuy hai biểu hiện này không ảnh hưởng tới tính mạng của người nhiễm nhưng làm giảm ngon miệng, giảm khả năng cảm nhận mùi vị xung quanh. Từ đó làm người bệnh dễ bị stress do lo lắng vì bị nhiễm SARS-CoV-2 cùng với không còn cảm giác ngon miệng. 

Người bệnh chán ăn, có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch của cơ thể với bệnh. Đây là yếu tố thuận lợi có thể làm cho tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 nặng hơn và trở thành bệnh COVID 19 hoặc dễ làm cho người nhiễm xuất hiện các biểu hiện của hậu COVID.

1. Vì sao SARS-CoV-2 lại gây mất vị giác và khứu giác?

Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về nguyên nhân khiến người nhiễm SARS-CoV-2 bị mất mùi và vị nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. 

Người nhiễm SARS-CoV-2 bị mất mùi và vị giác có thể là do biểu hiện ngạt mũi che lấp khe khứu, có thể do cơn bão cytokine cục bộ, tổn thương các trung tâm khứu giác trong não, tổn thương trực tiếp tế bào thần kinh thụ cảm khứu giác [ORN], cũng được gọi là tế bào thần kinh cảm giác khứu giác [OSN], hoặc tế bào trung tâm [SUS].

Cấu tạo cơ quan khứu giác của con người.

Do mối liên hệ chặt chẽ giữa các chức năng khứu giác và vị giác, có thể sự hiện diện đồng thời của rối loạn chức năng khứu giác ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức vị giác ở bệnh nhân COVID-19. Đồng thời SARS-CoV-2 gây tổn thương trực tiếp đến vị giác và tuyến nước bọt, liên kết với các thụ thể acid sialic và gây viêm.

Những nghiên cứu này đã tìm ra sự tương tác của SARS-CoV-2 với các thụ thể của tế bào thần kinh khứu giác và vị giác làm cho người nhiễm mất cảm nhận mùi và vị. Nhưng những người này lại thường biểu hiện tình trạng nhiễm nhẹ hoặc rất nhẹ vì được hưởng lợi từ các chất bảo vệ thần kinh, chống viêm hoặc khử cực từ hiện tượng gắn kết này.

Châm cứu hoặc điện xung huyệt ấn đường điều trị chứng mất vị giác và khứu giác.

2. Các phương pháp điều trị chứng mất vị giác và khứu giác của người nhiễm SARS-CoV-2

2.1. Các phương pháp không dùng thuốc

- Điều trị tốt biểu hiện ngạt mũi của người nhiễm SARS-CoV-2.

- Châm cứu hoặc điện xung các huyệt: Nghinh hương, ấn đường, toản trúc, tình minh, thừa khấp, lưỡi.

Vị trí các huyệt toản trúc, thừa khấp, tình minh.

2.2. Các thuốc điều trị mất vị giác và khứu giác

Dựa trên các bằng chứng từ các nghiên cứu nói trên, các chất ức chế phosphodiesterase, insulin và corticosteroid có thể điều trị được cảm giác mất mùi và vị do nhiễm SARS-CoV-2.

Các thuốc điều trị mất vị giác và khứu giác ở người nhiễm SARS-CoV-2 đều đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm, người nhiễm SARS-CoV-2 tuyệt đối không tự ý sử dụng.

- Pentoxifylline [uống hoặc tiêm] là một dẫn xuất methylxanthine tác động lên chức năng khứu giác.

- Caffeine [IIb/B-R]: Là một chất kích thích thần kinh trung ương có thể bằng thuốc hoặc sử dụng mỗi ly cà phê mỗi ngày [trừ những người không uống được cà phê].

Chất caffeine có tác dụng trong điều trị chứng mất vị giác và khứu giác ở người nhiễm SARS-CoV-2.

- Theophylline [IIb/B-NR]: Có liên quan đến nồng độ cAMP và cGMP thấp hơn trong chất nhầy ở mũi và nước bọt. Bệnh nhân dùng theophylline trong 2-8 tháng uống hoặc nhỏ mũi.

- Insulin qua đường mũi [IIa/B-R]: Insulin có thể tham gia vào chức năng khứu giác thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào ngửi, vị giác, có tác dụng bảo vệ thần kinh và có thể tái tạo niêm mạc khứu giác [Fadool và cộng sự, 2011; Lacroix và cộng sự, 2011]. Chức năng của hệ thống khứu giác được đánh giá 30 phút sau khi dùng insulin.

- Statin [IIb/C-EO]: Statin được biết đến là chất ức chế men khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A [HMG-CoA] được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp tăng cholesterol máu. Bên cạnh hoạt động làm giảm lipid, chúng có nhiều đặc tính có lợi, bao gồm tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch và bảo vệ thần kinh [Saee di Saravi et al., 2017]. Những nghiên cứu đều cho thấy tác dụng bảo vệ thần kinh và chống viêm của statin để cải thiện chứng rối loạn chức năng khứu giác [anosmia] liên quan đến COVID-19.

Tác động của thuốc đến các thụ thể tế bào thần kinh khứu giác.

- Minocycline [IIb/C-EO]: Minocycline thuộc nhóm kháng sinh tetracycline được điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng và có khả năng tác động lên tế bào thần kinh, làm cho minocycline trở thành tác nhân bảo vệ thần kinh, trong đó có tác nhân chống lại rối loạn chức năng khứu giác, bởi minocycline có thể ức chế quá trình chết theo chương trình của các tế bào thần kinh khứu giác và vị giác.

- Kẽm [III/B-R]: Kẽm là một nguyên tố vi lượng đóng góp như một trong những yếu tố tăng trưởng chức năng vị giác và khứu giác, do tham gia vào các yếu tố tăng trưởng kích hoạt các tế bào gốc ở cả vị giác và tế bào biểu mô khứu giác. Có thể nhỏ mũi bằng kẽm sulfat 5% theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Vitamin A qua đường mũi [IIb/C-LD]: Chất chuyển hóa của vitamin A, acid retinoic, tham gia vào các quá trình sinh học khác nhau, bao gồm hình thành phôi hệ khứu giác, tăng trưởng tế bào và biệt hóa. Ngoài ra, acid retinoic có các đặc tính điều hòa miễn dịch có thể cải thiện khả năng bảo vệ và bảo vệ tế bào, chủ yếu của thần kinh khứu giác và vị giác.

Omega-3 [IIb/B-R]: Là những phần quan trọng của phospholipid màng có tác động đáng kể lên khứu giác và vị giác.

Các thực phẩm chứa nhiều omega 3 giúp điều trị chứng mất vị giác và khứu giác ở người nhiễm SARS-CoV-2.

- Corticosteroid [mometasone: III/B-R; fluticasone: IIa/B-NR; triamcinolone dạng uống: IIa/B-NR]: Có thể chống lại phản ứng viêm cục bộ ở vùng mũi và vị giác do COVID-19 gây ra. Ngoài ra, corticosteroid có thể trực tiếp cải thiện chức năng khứu giác bằng cách điều chỉnh natri-kali adenosine triphosphatase [Na/K-ATPase].

Đa số những bệnh nhân khi nhiễm SARS-CoV-2 bị mất vị giác và khứu giác đều bị nhẹ và sẽ tự hồi phục sau một thời gian ngắn. Những trường hợp bị kéo dài người bệnh nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn điều trị đúng, tuyệt đối không tự ý điều trị, tự ý dùng thuốc vì có thể gặp nhiều bất lợi cho sức khỏe của chính mình.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề