Tại sao các nước lại chuộng cá tra việt nam

Châu Âu (EU) là một trong những thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất thế giới. Đây cũng là thị trường mà cá tra Việt Nam đang chi phối và dường như không có đối thủ cạnh tranh. Song từ đầu năm đến nay, đã có gần 25 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra Việt Nam rút khỏi thị trường này.

Hiện tại, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU liên tục giảm. Tính đến nửa đầu tháng 6/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 51 triệu USD (giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái). Điều này khiến giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU tăng trưởng âm liên tiếp trong hai năm trở lại đây.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tại EU, sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này được hưởng mức thuế suất ưu đãi, xuống chỉ còn 0%; mở ra cơ hội lớn cho ngành cá tra Việt Nam.

Tại EU, Việt Nam đang chi phối thị trường cá tra và dường như không có đối thủ cạnh tranh. Các nước như Bangladesh, Trung Quốc cũng xuất khẩu cá tra sang thị trường này, song chiếm khối lượng thấp hơn nhiều.

Theo ông Hòe, bước sang năm 2021, thị trường bán lẻ tại EU bắt đầu khôi phục trở lại sau đà giảm sâu do tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ngành dịch vụ thực phẩm (nhà hàng, khách sạn...) tại EU vẫn phục hồi rất chậm. Những nhà nhập khẩu dè dặt hơn trong các đơn hàng. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng EU bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng, họ quan tâm nhiều hơn tới tính an toàn vốn đã là đòi hỏi rất cao, giá cả và sự tiện lợi.

“Các khách hàng yêu cầu mua hàng chất lượng cao hơn song đưa ra mức giá thấp hơn. Chẳng hạn, EU đang tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm và nước. Trước đây, một số lô hàng philê cá tra đông lạnh có thêm nước từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh báo nhanh. Các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe, nếu sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ được báo cáo đồng thời và bị kiểm tra kỹ lưỡng tại cảng nhập. Việc kiểm soát này có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần, khiến chi phí phát sinh của DN tăng lên nếu có lô hàng như vậy. Khách hàng EU cũng ngày càng đòi hỏi cá tra phải có được chứng nhận bền vững, nếu DN không đáp ứng được sẽ rất khó”, ông Hòe cho hay.

Theo VASEP, trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 788 triệu USD (tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong khi xuất khẩu sang Mỹ và những thị trường quy mô nhỏ đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thì xuất khẩu vào thị trường truyền thống EU lại liên tục giảm.

Theo đại diện VASEP, trước thay đổi của thị trường EU, nhiều DN xuất khẩu cá tra đã chuyển hướng sang thị trường khác. Tính tới cuối tháng 5, đã có gần 25 DN xuất khẩu cá tra Việt Nam rút khỏi thị trường EU.

Một số DN xuất khẩu cá tra phản ánh rằng, họ đang đối mặt với rất nhiều khó khăn tại thị trường EU. Trong khi đó, nhiều khách hàng chủ động đề nghị được giảm giá mua, hủy hoặc hoãn các đơn hàng, như thế chi phí đầu vào cho sản xuất, nuôi trồng, chế biến đang tăng mạnh.

Giá nguyên liệu vật tư tăng 3-4 đợt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà máy cũng tăng 5-25%, giá thức ăn thủy sản cũng tăng 15-20%, chưa kể tiền lương trả cho lao động, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần...DN không chấp nhận được đề nghị giảm giá, phải chuyển hướng sang tìm kiếm các thị trường thay thế khác.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để có thể cải thiện giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường EU thời gian tới, các DN cần: Đầu tư, nâng cao năng lực chế biến, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và điều kiện khắt khe từ phía EU; Đồng thời DN cần chủ động điều hành linh hoạt, giảm bớt các chi phí trong quá trình hoạt động, tăng khả năng thích ứng và cạnh tranh trong bối cảnh thị trường sẽ có những thay đổi do tác động của dịch COVID-19…

Các tin khác

Tại cuộc tọa đàm "Phát triển thị trường cá tra nội địa" do Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 29-11 ở TP HCM, ông Nobuyoshi Kan, Trưởng đại diện Công ty Ocean Trading (phân phối cá tra Việt ở thị trường Nhật Bản) tại Việt Nam, cho biết người Nhật vốn thích ăn cá biển nhưng đã chấp nhận cá tra Việt Nam, một loài cá nuôi nước ngọt.

"Cá tra rất tốt, nhiều omega 3, không thua kém cá hồi, cá ngừ. Để đẩy mạnh tiêu thụ, cá tra được chế biến sâu thành nhiều món ngon tiện dụng và phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Nhật. Tại Nhật Bản, cá tra còn được làm sushi như cá ngừ, cá hồi." -  ông Nobuyoshi Kan cho biết.

Cá tra là loại cá da trơn thuộc phân khúc cá thịt trắng, được nuôi phổ biến ở Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, Việt Nam mới là nhà cung cấp lớn nhất, chiếm 52% tổng sản lượng cá tra toàn cầu.

Tại sao các nước lại chuộng cá tra việt nam

Người tiêu dùng hào hứng thử cá tra được đầu bếp nước ngoài chế biến ngay tại hội chợ tổ chức ở TP HCM

Cá tra là một sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt gần 1,8 tỉ USD, năm 2018 dự báo đạt 2 tỉ USD; tiêu thụ tốt ở các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,… nhưng lại chưa có vị trí xứng đáng tại thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Bến Tre) - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra 20 năm, cá tra đã có bước phát triển "thần kỳ" ở thị trường quốc tế nhưng lại chưa quan tâm đến thị trường nội địa.

"Có đến 95% cá tra dành cho xuất khẩu, chỉ 5% tiêu thụ nội địa, trong khi thị trường trong nước với dân số 100 triệu người là mơ ước của các công ty thực phẩm ngoại. Họ đã vào Việt Nam bán gà rán, thức ăn nhanh và kiếm lợi rất lớn. Nhiều thực phẩm cao cấp, đắt tiền như thịt bò Kobe cũng được người tiêu dùng đón nhận. Cá tra là loại thịt trắng được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá cao, giá bán lẻ khoảng 10 USD/kg, không hề rẻ nhưng người Việt lại quay lưng" – ông Đạo bày tỏ.

Về lý do các doanh nghiệp cá tra ngần ngại phân phối nội địa, ông Đạo cho biết tập quán người tiêu dùng Việt Nam không thích hàng đông lạnh vì cho rằng không ngon bằng hàng tươi sống.  Ngoài ra, bán hàng nội địa phải ký gửi các đại lý, siêu thị lâu lấy được tiền trong khi xuất khẩu sẽ được số lượng lớn, nhận tiền "một cục".

Cũng theo ông Đạo, ở các nước như Thái Lan, Hàn Quốc do nguyên liệu ít nên cá tra chủ yếu chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, lợi nhuận cao. Việt Nam nguyên liệu cá tra dồi dào lại chủ yếu xuất thô, có đến 95% sản phẩm xuất khẩu được nước ngoài chế biến, đóng gói lại để tiêu thị. "Ai cũng nói đến việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng nhưng làm không hề dễ. Chính công ty chúng tôi đầu tư nhà máy chế biến cá tra hiện đại bậc nhất Việt Nam với tổng vốn 30 triệu USD, đã có khách hàng nước ngoài nhưng vẫn cảm thấy đầu tư như vậy là liều mạng" – ông Đạo thẳng thắn.

Bà Ngô Thị Thức, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay ngành cá tra Việt Nam đã phát triển thành ngành công nghiệp cá tra, đáp ứng những yêu cầu khắc khe nhất của thị trường xuất khẩu. "Do hệ thống quản lý chất lượng để phục vụ xuất khẩu khác với nội địa nên doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn khi cung cấp nội địa dù đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế" – bà Thức nhìn nhận.

Phi-lê cá tra giá chỉ bằng "đầu đuôi" cá hồi

Theo khảo sát của phóng viên, tại TP HCM, cá hồi phi-lê nhập khẩu bán lẻ đang ở mức từ 400.000 – 700.000 đồng/kg. Đây là loại sản phẩm được xếp vào dòng cao cấp, được thị trường ưa chuộng. Một số người tiêu dùng có túi tiền eo hẹp chấp nhận dùng các loại "phụ phẩm" như đầu cá hồi 60.000 – 70.000 đồng/kg hoặc đầu kèm đuôi cá hồi 120.000 - 130.000 đồng/kg. Trong khi đó, cá tra phi-lê bán lẻ tại siêu thị chỉ từ 100.000 – 150.000 đồng/kg nhưng sản lượng tiêu thụ khá khiêm tốn vì người tiêu dùng vẫn chưa "quen" với sản phẩm này.