Tại sao giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Đặc điểm giai cấp công nhân? Đặc điểm nào quan trọng nhất? Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam?

Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được chứng minh qua thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, vậy tại sao họ lại làm nên được những kì tích và chiến thắng cũng như sự đóng góp cho dân tộc nói riêng và cho giai cấp công nhân thế giới nói chung. Hãy theo dõi ngay dưới đây để hiểu thêm về đặc điểm giai cấp công nhân từ đó để biết đặc điểm nào là quan trọng nhất nhé.

Tại sao giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Đặc điểm giai cấp công nhân?

Có thể thấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Với vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đã được khẳng định tới hiện tại thì họ rất xứng đáng bởi xuất thân của giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.

Không chỉ yếu thế về tư liệu sản xuất mà từ đó cũng khiến cho địa vị kinh tế xã hội của họ thấp kém, những nó cũng giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.

C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân để luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, chế độ TBCN đã từng chiến thắng chế độ phong kiến bởi vì giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đại diện cho nhân tố mới trong thực tiễn xã hội đang mục ruỗng, lạc hậu của chế độ phong kiến.

Và giai cấp công nhân chính là một lực lượng mới trong xã hội tư bản, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.

Xem thêm: Tính giai cấp là gì? Vì sao nói pháp luật mang tính giai cấp?

Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen viết, “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(2). Chính vì bị đẩy xuống đáy tận cùng của nấc thang xã hội, giai cấp công nhân trở thành nơi hội tụ của những khao khát được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột mà tất cả những người lao động có thể gửi gắm ủy thác.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng xã hội. Giai cấp công nhân có quyền nhân danh lợi ích toàn xã hội để đứng ra tập hợp các giai cấp, các tầng lớp bị áp bức, bóc lột, những phần tử tiên tiến trong cuộc đấu tranh đó. Cuộc đấu tranh ấy được bắt đầu ngay từ khi giai cấp công nhân ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tự phát đến tự giác, cuối cùng kết thúc bằng cuộc cách mạng XHCN, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo tất cả những người lao động dùng bạo lực lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền.

Thứ ba, giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).

2. Đặc điểm nào quan trọng nhất:

Theo như các đặc điểm nêu như trên ta có thể thấy đặc điểm thứ ba là quan trọng nhất vì:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đảng cộng sản ra đời từ đòi hỏi tất yếu của sự phát triển giai cấp công nhân. Đảng cộng sản là tổ chức của những con người ưu tú từ phong trào cách mạng, nơi hội tụ mọi ước nguyện của sự giải phóng và giá trị tốt đẹp. Với sứ mệnh đó, đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân.

Như đã phân tích, giai cấp công nhân mang trong mình thuộc tính bản chất của giai cấp cách mạng. Đó là giai cấp có tính kỷ luật chặt chẽ, giai cấp tiên tiến, tiên phong, triệt để, nhân văn, nhân đạo sâu sắc… Do vậy, đảng cộng sản mang bản chất của giai cấp công nhân chính là đảng mang những thuộc tính bản chất của giai cấp ấy.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, trong các giai tầng xã hội, giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất nên những đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân sẽ có môi trường tốt để rèn luyện trưởng thành nhanh hơn so với các giai tầng xã hội khác, chứ không phải các giai tầng khác không thể rèn luyện những phẩm chất của giai cấp cách mạng. Nhưng điều này cũng có nghĩa là không phải bất kỳ ai xuất thân từ giai cấp công nhân cũng đương nhiên là người cách mạng nhất. Mỗi người công nhân phải có quá trình rèn luyện mình để trưởng thành, từ việc nhận thức về vai trò, trách nhiệm đến nhận thức sứ mệnh; từ việc vươn lên thành giai cấp dân tộc đến trở thành dân tộc.

Cũng theo nghĩa đó, khi đã trở thành đảng viên của đảng cộng sản, mang trong mình bản chất của giai cấp cách mạng thì đều có thể trở thành lãnh đạo của Đảng. Điều này cũng bác bỏ một số quan điểm cho rằng, đảng mang bản chất của giai cấp công nhân mà nhiều lãnh đạo của đảng cộng sản không xuất thân từ giai cấp công nhân. Quan niệm như vậy là máy móc, siêu hình, không hiểu được nội hàm “bản chất giai cấp công nhân của đảng”.

Xem thêm: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

3. Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam:

Từ các phân tích chúng tôi đưa ra như trên ta cũng đã thấy công nhân có vai trò rất quan trọng đối với xã hội hiện nay lao động nước ta hiện nay có trên 11 triệu người, chiếm khoảng 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội.. Giai cấp công nhân lao động Việt Nam ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận CN trí thức (có trình độ ĐH, CĐ trở lên) làm công tác quản lý, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh.

Theo các số liệu đã ghi lại ta thấy giai cấp công nhân Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng hằng năm đóng góp trên 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước. Đó là những giá trị thực không thể phủ nhận. Những chuẩn mực về lối sống, tác phong của công nhân: lao động, bình đẳng, liên kết xã hội… cũng đang là mẫu số chung của xã hội hiện đại.

Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị – xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.

(QK7 Online) - “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi”. Trích trong Báo cáo tình hình và nhiệm vụ tại Hội nghị lần thứ III của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 4 năm 1952 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là hạt nhân của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức; bởi họ là giai cấp kiên quyết, triệt để, có tổ chức, có kỷ luật, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Do đó, khi phân tích đặc điểm của các giai cấp trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới gánh vác được sứ mệnh lãnh đạo toàn dân đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới. Để hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang đó, giai cấp công nhân phải có chính Đảng cách mạng với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt. Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân và là đội quân chủ lực của cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập, họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng giai cấp và các tầng lớp trong xã hội Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và thành công trong việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến với việc bổ sung phong trào yêu nước cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân. Người đã nhận rõ sức mạnh to lớn từ phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mà lực lượng đông đảo, nòng cốt là giai cấp nông dân. Trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định rõ: Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Tuy thành phần xuất thân, thành phần giai cấp của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đa dạng, song cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác giáo dục, xây dựng bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, thực hiện toàn quân một ý chí; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.

Báo Quân khu 7