Tại sao gọi là tam sư

3 chú sư tử cùng 10 bông hồng đỏ thắm được in trên ngực trái của tuyển Anh là một hình ảnh khá quen thuộc đối với những ai yêu mến đội bóng này, nó biểu trưng cho sự uy quyền, giàu sang và mạnh mẽ.

Đối với người hâm mộ bóng đá, không ai còn lạ lẫm với biểu tượng 3 chú sư tử (hay còn gọi là Tam sư) và 10 bông hồng đỏ thắm in trên áo của đội tuyển Anh. Hoa hồng Tudor và sư tử Barbary huyền thoại chính là biểu tượng nổi tiếng khi nhắc về Anh.

Trên thực tế, sư tử là biểu tượng của nước Anh từ thế kỷ 11 trong sự cai trị của người Norman. Hình ảnh 3 con sư tử lần đầu xuất hiện từ triều đại vua Richard đệ nhất vào khoảng thế kỷ 12. Lúc này, nó được xem là biểu tượng chính thức của hoàng gia Anh cùng với hình ảnh rồng trắng.

Tam sư của nước Anh thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ. Ảnh: Wiki.

Vua Richard đệ nhất có biệt hiệu là Richard tim sư tử (The Lionheart) và được nhắc đến là một vị vua dũng cảm, có tài quân sự kiệt xuất. Khi mới 16 tuổi, Richard đã nắm quyền chỉ huy đội quân của riêng mình, đàn áp cuộc nổi loạn ở Poitou chống lại cha ông, Vua Henry đệ nhị.

Vua Richard được coi như một sự trường tồn của Anh, bất chấp việc ông chỉ nói tiếng Pháp và ít khi sống ở Anh. Không những vậy, ông còn được dân chúng tôn thờ như một người anh hùng. Vua còn được biết đến là một trong những tổng tư lệnh trong cuộc thập tự chinh thứ 3 dù không tái chiếm được Jerusalem.

Tương truyền rằng mỗi con sư tử thể hiện quyền lực của vua Richard trên một vùng lãnh thổ, bao gồm Vua nước Anh, công tước xứ Normandy và xứ Aquitaine (trên thực tế ông có nhiều chức tước hơn con số 3). Do đó, nước Anh mới có biểu tượng 3 chú sư tử và biểu tượng này theo người Anh đi xuyên chiều dài lịch sử 1.000 năm sau đó, tồn tại cho đến tận ngày nay.

Loài sư tử trở thành biểu tượng của nước Anh và được coi là "quốc thú", cụ thể là sư tử Barbary. Loài vật này sống ở Bắc Phi và được xem là loài sư tử lớn nhất từng sinh sống trên trái đất.

Xuất hiện cùng tam sư trên logo đội tuyển Anh là 10 bông hồng đỏ thắm. Đây chính là hoa hồng Tudor, quốc hoa của nước Anh, tượng trưng cho hòa bình.

Và không phải tự nhiên người Anh chọn hoa hồng là quốc hoa. Nó là kết quả của cuộc nội chiến - hay còn gọi là cuộc chiến hoa hồng giữa phe quý tộc Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (biểu tượng hoa hồng trắng). Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Henry Tudor (phe Lancaster) trong trận Bosworth Field.

Tại sao gọi là tam sư

Trên quốc huy mới của nước Anh vẫn là hình ảnh hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng đã có một sự thay đổi nhỏ, mang ý nghĩa hòa giải. Đó là chính phủ đã cho lồng kiểu dáng của hai loại hoa trắng và đỏ để tạo nên hình tượng hoa hồng Tudor. Ảnh: Clker.

Kể từ khi lên ngôi vua, vương triều Tudor thành công trong việc khôi phục lại sức mạnh và sự ổn định của chế độ quân chủ Anh sau biến động chính trị của cuộc chiến tranh hoa hồng. Và đây là vương triều cai trị nước Anh, xứ Wales trong suốt hơn 100 năm. Một số những người nổi tiếng của vương triều Tudor có vua Henry VII và nữ hoàng Elizabeth đệ nhất.

Vương quốc Anh là quốc gia có chủ quyền từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707 ở phía tây bắc lục địa châu Âu. Ở thời đỉnh cao, Vương quốc Anh từng kéo dài tới hai phần ba phía nam Đảo Anh (bao gồm cả Anh và xứ Wales ngày nay) và một vài hòn đảo nhỏ xa trung tâm; hiện nay thuộc thẩm quyền pháp lý của Anh và xứ Wales. Vương quốc này có biên giới đất liền với Vương quốc Scotland ở phía bắc.

Hoàng cung lúc đầu đặt ở Winchester, Hampshire, nhưng từ thế kỷ 12 trở đi, London trở thành thủ đô chính thức của nước Anh.

Mặc dù không có quốc hoa thống nhất cho cả vương quốc, nhưng mỗi vùng thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irleand (gồm Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đều có một vị thánh bảo trợ và quốc hoa riêng.

Xứ Anh có vị thánh bảo trợ là thánh Geogre và quốc hoa là hoa hồng Tudor.

Xứ Scotland nhận Andrew là thánh bảo trợ, quốc hoa là Kế (một họ của hoa cúc gai). Hoa chuông xanh cũng được coi là quốc hoa.

Xứ Wales có thánh bảo trợ là David, quốc hoa là thủy tiên vàng và tỏi tây.

Bắc Ireland có thánh bảo trợ là Patrick và quốc hoa là cây chua me đất, một loại cây có 3 lá giống như cỏ 3 lá.

Xem thêm Gà trống Gô-loa - biểu tượng quyền uy của nước Pháp

Anh Minh

Người Việt chúng tôi luôn coi trọng đồ vật để thờ cúng, do vậy trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu bộ đồ thờ bằng đồng như bộ tam sự, bộ ngũ sự. Đây được coi là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt từ xưa đến nay thể hiện sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và những người đi trước, luôn mong được che chở, phù hộ. Vậy bộ tam sự là gì và ý nghĩa của chúng như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

Bộ tam sự gồm những gì?

Theo nghĩa tiếng Hán, “tam sự” có nghĩa là 3; bộ tam sự gồm: đỉnh đồng, đôi chân nến đồng (hoặc đôi hạc đồng), khác với bộ ngũ sự gồm đầy đủ đỉnh đồng, đôi chân nến, đôi hạc thờ. Bộ tam sự lại phù hợp với bàn thờ của người Việt bởi vẫn đầy đủ đồ thờ mà lại phù hợp với kích thước bàn thờ, điều kiện tài chính của gia chủ. 

Bên cạnh đó, gia chủ có thể trưng bày thêm các phụ kiện: ngai chén, đài thờ, ống đựng hương,... để bàn thờ thêm đầy đủ và sang trọng và tăng thêm giá trị, ý nghĩa của bộ tam sự.

Tại sao gọi là tam sư

Bộ tam sự bằng đồng đang được rất nhiều khách hàng sử dụng

Ý nghĩa bộ tam sự trong thờ cúng gia tiên

Bộ tam sự được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là đồng (kết hợp với bàn thờ, ngai, bằng gỗ; nước trong tam sơn; lửa từ nhang; đất, cát, tro trong bát hương tạo thành ngũ hành).

Chất liệu đồng được ưa chuộng vì màu sắc trang trọng, chất liệu bền với thời gian và vẻ ngoài cổ kính. Đồ đồng nổi tiếng và được ưa chuộng từ rất lâu ở nước ta và có rất nhiều hiện vật đồng cổ được lưu truyền gìn giữ đến tận ngày nay. Tất cả đều mang trên mình những nét truyền thống và được coi là báu vật của gia đình, dòng họ.

Bộ tam sự gồm ba món đó là một lư hương và hai chân nến, hoặc một lư hương và đôi hạc đồng:

- Lư hương (đỉnh đồng) để trên ban thờ bao gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh đồng gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân chạm khắc hình ảnh cao quý song long trầu nguyệt, hay những dòng chữ hán mong muốn sự hòa thuận, phúc đức bình an "Phúc Lộc Thọ Khang Linh". Phía trên nắp đỉnh đồng có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ. Dân gian xưa lấy hình ảnh con nghê là một động vật thần thoại là biến thể từ sư tử và chó dữ với mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà. Hai đỉnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng đỉnh hài hòa đối xứng, góp phần tạo nên cho đỉnh đồng sự cao quý và linh thiêng.

Đỉnh đồng là nơi dùng để đốt trầm tỏa ra mùi thơm, tạo nên một không gian thờ cúng thanh tịnh. Theo quan niệm tâm linh, mùi hương trầm thơm thể hiện được lòng thành và sự thanh khiết cao quý, giúp hóa giải những hung khí và tăng thêm cát khí, mang đến cho gia đình sự hòa thuận, tăng tiến về tài lộc, công danh. Ngoài ra mùi hương thơm của trầm còn có tác dụng thanh lọc khí, rất tốt cho sức khỏe. Cũng chính vì vậy, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ gia tiên.

Tại sao gọi là tam sư

Bộ tam sự có nhiều ý nghĩa trong thờ cúng

- Đôi chân nến: Chân nến thờ bằng đồng được đúc thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chân nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ. Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm - dương, nhật - nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. 

- Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Hạc được xem như một loài chim quý. Hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.

Tại sao gọi là tam sư

Với những ý nghĩa linh thiêng như vậy, bộ đồ thờ tam sự bằng đồng luôn là những vật thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên tại mỗi gia đình. Nếu quý vị có nhu cầu mua sắm bộ tam sự bằng đồng thì xin liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

THÔNG TIN CHI TIẾT: 
Xưởng SX: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - NĐ
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa - P. 4 - Q. Tân Bình
Hotline: 0968.966.268