Tại sao lại đặt tên là bình ngô đại cáo

Tại sao có tên gọi là Đại Cáo Bình Ngô?

Giải thích nhan đề Bình Ngô Đại cáo

  • 1. Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo
  • 2. Ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo

Tại sao lại là Bình Ngô đại cáo? Ý nghĩa nhan đề Đại cáo bình Ngô là gì? Em hãy giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô. Sau đây là một số mẫu giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô hay và chi tiết sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn dụng ý của tác giả khi đặt tiêu đề tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

  • Top 10 bài phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay

Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428 để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh.

1. Tại sao gọi là Bình Ngô đại cáo

Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết "Bình Ngô đại cáo", áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là "Bình Minh đại cáo"? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.

Đại cáo bình Ngô là dịch 4 chữ Hán : Bình Ngô Đại Cáo, tác phẩm Do Nguyễn Trãi viết lấy danh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ.

Nhan đề có ý nghĩa sau :

  • Đại: lớn.
  • Cáo: báo cáo.
  • Bình : dẹp yên giặc, bình định xong.
  • Ngô: Giặc Ngô (Nhà Minh Trung Quốc).

Vậy Đại Cáo Bình Ngô là Bản cáo lớn gởi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô. Bản văn viết bằng Hán Văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu , trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc Khởi Nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Bạn HOÀI NAM () hỏi.

ANH PHÓ trả lời: Thưa bạn Hoài Nam,

Nếu dẫn theo lịch sử Trung Hoa thì chữ “Ngô” là danh từ riêng mà Chu Nguyên Chương đã tự xưng cho mình và sau đó người đời cùng gọi vậy, nên ta cũng theo đó mà gọi, thế thôi.

Cụ thể sách sử đã ghi như vầy: “Năm 1364, Chu Nguyên Chương tự lập làm Ngô Vương tại Ứng Thiên Phủ, xây dựng Trung Thư Tỉnh, lập bá quan, cử Lý Thượng Trường làm Thừa tướng, Từ Đạt làm Tả Thừa tướng và vẫn dùng niên hiệu “Long Phụng” của Tiểu Minh Vương”. (Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng Trung Quốc: MƯỜI ĐẠI HOÀNG ĐẾ TRUNG QUỐC, Lưu Huy chủ biên, Phong Đảo dịch ra tiếng Việt, NXB Văn học, 2010, trang 701). Như vậy, lúc đầu Chu Nguyên Chương tự lập mình lên ngôi “vương” và tự xưng hiệu là “Ngô Vương”...

Sự việc tiếp theo đó, sử liệu lại ghi: “Tháng mười hai năm 1366, Chu Nguyên Chương phái Đại tướng Liêu Vĩnh Trung đón Tiểu Minh Vương từ Trừ Châu về. Khi thuyền ra giữa dòng, Liêu Vĩnh Trung mật sai người đục thuyền cho chìm. Tiểu Minh Vương chết. Chu Nguyên Chương thiêu hủy tất cả sử liệu ghi chép về vương triều Long Phụng. Năm 1367, Chu Nguyên Chương đổi niên hiệu là Ngô nguyên niên” (Sđd, trang 707).

Sau đó, tháng 12 năm 1367, thực hiện cuộc nam chinh bình định Phúc Kiến. Sử chép: “Quân Ngô chia thành mấy đường bao vây tấn công Diên Bình. Tháng giêng năm 1368 Diên Bình bị chiếm”... Như vậy, các sự kiện quan trọng như đặt hiệu xưng vương (Ngô Vương), đặt niên hiệu chính thức của triều đại (Ngô nguyên niên) và sử liệu Trung Quốc cũng từng ghi chép quân đội của chính quyền ấy (quân Ngô, giặc Ngô)... đều dùng chữ “Ngô”.

Tôi có tìm đọc nhiều sách nghiên cứu, từ điển của Việt Nam thì cũng thấy viết “Bình Ngô đại cáo” thôi, sách phân tích nhiều khía cạnh nhưng không thấy giải thích về việc như bạn hỏi. Tôi nghĩ danh từ riêng thường là do cha mẹ đặt cho hoặc chính mình tự đặt, có khi mang một ý nghĩa nào đó mà cũng nhiều khi chả có ý nghĩa gì cả. Riêng ý nghĩa chữ “Ngô” này, tôi chưa tìm được tài liệu nào khác để phục vụ bạn thêm. Bạn có biết chi khác, xin vui lòng trao đổi thêm để cho mọi người cùng biết. Cám ơn bạn!

Thân chào.

Mọi ý kiến trao đổi và thư hỏi về chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay do Anh Phó phụ trách, xin bạn đọc vui lòng gửi về:

Chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay, Báo Pháp Luật TP.HCM

34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM

Fax: 39914663;

E-mail: , )

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 172)

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết "Bình Ngô đại cáo", áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là "Bình Minh đại cáo"? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.