Tại sao mắt mỗi bên một màu

Theo lẽ thông thường, cả hai mắt của chúng ta đều có cùng một màu giống nhau, tuy nhiên vẫn có một số người sở hữu đôi mắt với hai màu riêng biệt. Đây là hiện tượng loạn sắc tố Heterochromia – một trong những căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. 

1.Hội chứng Heterochromia là gì?

Heterochromia có nghĩa là “tạp sắc, dị sắc”. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng nhằm mô tả tình trạng một người có đôi mắt với hai màu khác biệt nhau, chẳng hạn như một mắt màu xanh lam và một mắt màu xanh lục.

Heterochromia  là tình trạng một người có đôi mắt với hai màu khác biệt nhau

Ngoài ra, tình trạng đôi mắt có 2 màu còn được gọi là loạn sắc tố mống mắt [heterochromia iridis hoặc heterochromia iridum]. Trên cơ thể con người, mống mắt là một cấu trúc mỏng, có hình tròn bao xung quanh con ngươi và chứa sắc tố melanin, giúp mang lại màu sắc đặc biệt cho đôi mắt của chúng ta.

Lượng melanin trong mống mắt chính là yếu tố quyết định nên màu sắc của mắt, ví dụ như màu mắt xanh, xanh lục, màu hạt dẻ hoặc mắt nâu. Đối với màu mắt xanh thường có lượng melanin trong mống mắt ít nhất, trong khi đó mắt nâu chiếm số lượng nhiều nhất.

Nhìn chung, hội chứng Heterochromia là một tình trạng lành tính. Nói một cách khác, nó không phải là một căn bệnh về mắt, và cũng không ảnh hưởng đến thị lực của người mắc phải. Hơn nữa, dị sắc tố lành tính này có thể mang lại cho người sở hữu chúng một vẻ ngoài đầy quyến rũ, thậm chí là khác biệt với những người khác. Trên thế giới có một số người nổi tiếng bị mắc hội chứng Heterochromia, bao gồm Dan Aykroyd, Kate Bosworth, Henry Cavill, Alice Eve, Josh Henderson, Mila Kunis, Jane Seymour và Christopher Walken.

Chưa hết, Heterochromia cũng có thể xảy ra ở cả động vật. Các giống chó thường có biểu hiện của loạn sắc tố mống mắt, chẳng hạn như chó Husky Sibir, chó chăn cừu Úc, chó Collie biên giới, chó Collie, chó chăn cừu Shetland, chó Corgi xứ Wales và Chihuahua. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự ở một số giống mèo, bao gồm mèo Van Thổ Nhĩ Kỳ, mèo Angora Thổ Nhĩ Kỳ, mèo cộc đuôi Nhật Bản và mèo Sphynx. Thường thì những chú mèo có đôi mắt “kỳ lạ” này đã được lai tạo đặc biệt để có được đặc điểm này.

2. Các loại loạn sắc tố mống mắt

Các nhà khoa học đã dựa trên vị trí mà các màu xuất hiện trong mống mắt để phân loại loạn sắc tố. Trên thực tế, có 3 loại loạn sắc tố mống mắt, bao gồm:

  • Loạn sắc tố hoàn toàn: là tình trạng mống mắt của một bên mắt có màu hoàn toàn khác biệt so với mống mắt của mắt còn lại.
  • Loạn sắc tố một phần [hoặc loạn sắc tố từng phần]: là tình trạng chỉ một phần của mống mắt có màu khác với các phần còn lại trong mống mắt. Điều này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt.
Loạn sắc tố một phần là tình trạng chỉ một phần của mống mắt có màu khác với phần còn lại
  • Loạn sắc tố trung tâm: đối với loại loạn sắc tố này, trong một mống mắt sẽ có 2 màu sắc nhưng chuyển màu về giữa con ngươi. Ngoài ra, đồng tử của mống mắt sẽ mang màu sắc khác biệt với màu của phần còn lại của mống mắt.

Một tình trạng lành tính khác cũng dễ bị nhầm lẫn với loạn sắc tố mống mắt là hội chứng Iris nevus [tàn nhang mắt]. Đốm tàn nhang trong mống mắt thường có hình tròn và màu nâu. Thông thường, chỉ có một nốt tàn nhang ở mống mắt, nhưng đôi khi có thể có nhiều hơn.

Một điều cần lưu ý rằng thuật ngữ Heterochromia thường không được sử dụng khi nguyên nhân gây ra sự biến đối màu sắc trong mống mắt là do đốm tàn nhang [nevus].

Mặc dù kích thước của tàn nhang trong mống mắt thường cố định và ít khi thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải hội chứng Iris nevus, bác sĩ nhãn khoa thường khuyến cáo bạn nên thăm khám mắt 6 tháng một lần để đo kích thước của tàn nhang, từ đó phát hiện và ngăn ngừa sớm các dấu hiệu của bệnh ác tính.

3.Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng loạn sắc tố Heterochromia?

Như đã đề cập ở trên, hầu hết các trường hợp loạn sắc tố mống mắt là lành tính. Một đứa trẻ sơ sinh có thể mắc phải loại loạn sắc tố lành tính này ngay từ khi chào đời, hoặc nó có thể biểu hiện rõ ràng hơn trong thời thơ ấu khi mống mắt của trẻ đạt được lượng melanin đầy đủ. Những trường hợp này được gọi là loạn sắc tố mống mắt bẩm sinh.

Loạn sắc tố mống mắt bẩm sinh là một trong các nguyên nhân nào gây ra loạn sắc tố Heterochromia

Thông thường, loạn sắc tố mống mắt bẩm sinh là một đặc điểm di truyền, có thể xảy ra do kết quả của đột biến gen trong quá trình phát triển phôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, loạn sắc tố là triệu chứng của một tình trạng y tế khác, xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển ngay sau đó.

Một trong những ví dụ điển hình về tình trạng gây ra loạn sắc tố là hội chứng Horner. Đây là sự kết hợp của các triệu chứng khác nhau, bao gồm đồng tử bị co lại, sụp mí mắt và mất khả năng đổ mồ hôi trên một nửa khuôn mặt. Điều này xảy ra do sự gián đoạn của một số xung thần kinh đi đến mắt.

Trong trường hợp loạn sắc tố phát triển từ một bệnh lý hoặc một lý do thứ phát thì được gọi là loạn sắc tố mắc phải. Nguyên nhân gây ra vấn đề này bao gồm chấn thương mắt, viêm màng bồ đào và một số loại thuốc điều trị tăng nhãn áp. Hiện nay, nhiều sản phẩm làm đẹp đã sử dụng Latisse [một loại thuốc điều trị cho bệnh tăng nhãn áp để làm dày lông mi], tuy nhiên các loại mỹ phẩm này cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mống mắt của bạn bị thay đổi màu sắc.

4.Sự khác biệt giữa hội chứng đồng tử không đều [Anisocoria] và loạn sắc tố [Heterochromia]

Chứng đồng tử không đều [Anisocoria] là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi kích thước đồng tử không đều nhau, có thể khiến đôi mắt của một người trông như có hai màu khác biệt. Đây là một vấn đề hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số trên toàn thế giới.

Hội chứng đồng tử không đều [Anisocoria]

Trong hầu hết các trường hợp, Anisocoria xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra và hoàn toàn vô hại. Ngoài ra, sự khác biệt về kích thước đồng tử thường rất nhỏ, chỉ chênh lệch ít hơn một milimét giữa mắt phải và mắt trái. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng rối loạn thần kinh do liệt dây thần kinh hoặc chấn thương mắt thường có sự chênh lệch đáng kể về kích thước đồng tử.

Khi đồng tử của một mắt bị giãn rộng, và mắt còn lại không thay đổi kích thước; điều này có thể làm cho chúng ta dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của chứng loạn sắc tố Heterochromia. Khi đó, bên mắt có đồng tử giãn ra trông có màu sẫm hơn so với bên mắt bình thường.

5.Nâng cao tầm quan trọng của việc khám mắt

Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán tổng thể

Mặc dù hầu hết các trường hợp loạn sắc tố là bẩm sinh và lành tính, tuy nhiên nếu bạn sở hữu một đôi mắt có hai màu khác nhau [hoặc có các mảng màu khác nhau ở một hoặc cả hai mắt], hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và loại trừ những nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn tham khảo: //www.allaboutvision.com/conditions/heterochromia.htm

Giới thiệu: Rohto Nhật Bản

Nước nhỏ mắt Rohto Nhật Bản Vitamin hỗ trợ mắt mỏi yếu chống cận thị. Sản phẩm giúp: + Tăng cường sức khỏe vùng mắt, giảm tình trạng mỏi mắt + Thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho mắt và cải thiện mệt mỏi mắt + Bảo vệ các bề mặt góc cạnh mắt, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến mắt. + Hỗ trợ phòng các bệnh về mắt do tác nhân môi trường như máy tính, bơi lội, khói bị

+ Mang lại cảm giác dễ chịu, mát mẻ làm cho đôi mắt đang bị mệt mỏi cảm thấy tươi tỉnh và khỏe

Video liên quan

Chủ Đề