Tại sao nói nhân vật trong bài thơ Tôi yêu em có một tình yêu cao thượng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCMGVHD: Th.s Nguyễn Phước Bảo KhôiSVTH: Nguyễn Thị NinhK39.606.099HCM, ngày 22 tháng 4 năm 2016Phân môn: Đọc hiểu văn bảnTuần:Tiết:Giáo án bài dạyTÔI YÊU EM- A.Pu-skin A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh:1. Kiến thức:- Giúp học sinh biết được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ củaPu-skin- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung lẫn ngôn từnghệ thuật.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản1- Phân tích được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế về hình thức ngôn từ vànội dung tâm tình.- Kĩ năng trình bày quan điểm của mình trước đám đông.3. Thái độ:- Có cái nhìn đúng đắn về một tình yêu đích thực và hướng đến một tìnhyêu cao thượng, chân thành và thủy chung.- Nhận thức về quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và cách ứng xử có văn hóatrong tình yêu.B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN1. Phương pháp- Phương pháp phát vấn.- Phương pháp thảo luận nhóm.- Phương pháp bình giảng.2. Phương tiện thực hiện:- Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2C. CHUẨN BỊ- Gv: + SGK Ngữ văn 11 (Cơ bản)+ Thiết kế bài giảng+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11- HS:+ SGK Ngữ văn 11 (Cơ bản)+ Bài soạnD. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC21. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới:Lời vào bài: ( 3 phút)Tình yêu là một đề tài muôn thuở của nhân loại. Xuân Diệu đã từng thốtlên rằng: “Làm sao sống được mà không yêu – Không nhớ, không thương một kẻnào”. Tình yêu là những rung cảm nhẹ nhàng, sâu lắng của hai con tim đồngđiệu. Thơ tình – cũng như tình yêu, không quan trọng ở vẻ ngoài bóng bẩy hayngôn từ trau chuốt mà giá trị nằm sâu trong sự chân thành của trái tim. Và nhữnggì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim một cách dễ dàng. Bài thơ Tôi yêu emcủa Pu-skin cũng là một bài thơ như thế, chỉ tám dòng ngắn gọn, không hoa mỹnhưng nó lay động và làm thổn thức trái tim hàng triệu con người.3Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạtHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu I. Tìm hiểu chung:khái quát về tác giả và tác phẩm.-Em hãy nêu những nét chính về cuộcđời và sự nghiệp văn chương của1. Tác giả:( Học sinh tự gạch ý trong SGK).Puskin?Học sinh trả lời:Giáo viên nhận xét và chốt lại ý chính.Em hãy giới thiệu vắn tắt về hoàn cảnh 2. Tác phẩm “ Tôi yêu em”ra đời của bài thơ?a. Hoàn cảnh sáng tác:Học sinh trả lời.Tôi yêu em là bài thơ được khơiGiáo viên nhận xét và chốt lại ý chính. gợi cảm xúc từ mối tình khôngthành của tác giả với Ô-lê-nhi-na(con gái của A.N.Ô-lê-nhin)- Nhìn vào nhan đề bài thơ gợi cho emnhững cảm nghĩ gì?Câu hỏi gợi mở:+ Tôi ở đây là ai?+ Cặp đại từ nhân xưng “tôi – em”b. Nhan đề bài thơ:- Đại từ Tôi có nhiều nghĩa:+ Có thể là Puskin+ Có thể là trái tim yêu của4giúp em nhìn nhận như thế nào về mối những chàng trai, Puskin làquan hệ giữa hai người này?Câu hỏi gợi mở:+Tại sao không phải là “ Anh yêu em”mà lại là “ Tôi yêu em”?Giáo viên nhận xét và chốt ý chính.người thư kí trung thành củanhững trái tim ấy.- Cặp đại từ nhân xưng “ Tôi –em”+ Gợi mối quan hệ giữa vừa gầnvừa xa, vừa đằm thắm vừa dangdở.+ Là tình yêu đơn phương của- Dựa vào bài thơ, bạn nào có thể cho chàng traibiết kết cấu bài thơ được chia gồm mấydành cho nhân vật “em”.phần?Học sinh:Giáo viên nhận xét và chốt ý chính:c. Kết cấu bài thơ:Dựa trên 3 lần lặp điệp khúc TôiGiáo viên:yêu em, thể hiện diễn biến tâmGọi học sinh đọc bản dịch của Thúy trạng nhân vật trữ tình:Toàn trong SGK trang 60- Bốn dòng thơ đầu: Lời giãi bàyvà mâu thuẫn trong tình yêu.- Hai dòng thơ giữa: Tình yêuvới nhiều cung bậc cảm xúc.- Hai câu thơ cuối: Tình yêu5chân thành, vị tha, cao thượng.Hoạt động 2: Tìm hiểu bốn câu thơ II. Tìm hiểu văn bảnđầu tiên của bài Tôi yêu em.(20 phút)THẢO LUẬN NHÓM: (GV chia lớp1. Bốn cấu thơ đầu: Lời giãi bàyvà những mâu thuẫn trong tìnhyêu.thành các nhóm nhỏ theo mỗi nhóm 2 - Mở đầu bằng những lời tự nhủbàn, tổ 1 thảo luận tìm hiểu câu 1, 2; trực tiếp, chân thành, không ồn àotổ 2 tìm hiểu câu 3,4; tổ 3 thảo luận mà giản dị: “Tôi yêu em”tìm hiểu câu 5, 6 và tổ 4 tìm hiểu câu7, 8 theo các câu hỏi gợi ý của GV).- Cặp đại từ nhân xưng: “tôi”“em” trang trọng, có phần xa6cách.Tổ 1: Tìm hiểu hai câu thơ đầu.+ Gợi mối quan hệ có khoảng- GV: Em có nhận xét gì về cụm từ “Tôiyêu em”?+ Tôi ở đây là ai?cách vừa gần vừa xa, vừa đằmthắm vừa dang dở.+ Là tình yêu đơn phương của+ Vì sao nhà thơ dùng cách xưng hô tôi- chàng trai.em mà không phải là anh-em hay tôicô? Điều đó cho ta hiểu như thế nào vềNguyên tác: Tôi đã yêu em, tìnhyêu vẫn có lẽmối quan hệ giữa nhân vật tôi và côgái?Dịch: Tôi yêu em đến nay chừngcó thể(GV có thể đọc bài “Ngài và anh, côvà em” để minh họa và giải thích ->Dịch sót từ “đã”: quá khứthem)Khẳng định tình cảm sẽ trườngtồn mãi theo thời gian: quá khứ,hiện tại và có lẽ đến mai sau này- Em có nhận xét gì về dấu “:” đượctôi vẫn yêu em.đặt ở dòng thơ đầu?- Dấu: “:” => tôi và tình yêu là 2chủ thể hoàn toàn khác, tình yêuvừa là một phần trong tôi vừa là- Cảm nhận của em về hình ảnh “ngọnlửa tình” như thế nào?một cái gì độc lập tương đối.- Hình ảnh ẩn dụ: “ Ngọn lửatình”->Sự sáng tạo của dich giả.Nguyên tác chỉ là: Chưa tắt hẳn7trong lòng tôi =>tình yêu bùngcháy và mãi âm ĩ như ngọn lửa.- “Chưa hẳn đã tàn phai”: phủđịnh để khẳng định tình yêu vẫn- Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 còn da diết, dai dẳng.câu thơ đầu?- Giọng thơ có sự dè dặt, ngậpngừng trong lời thổ lộ: “có thể”,- Qua đó em thấy rằng tình yêu của “chưa hẳn”chàng trai như thế nào?=> Hai dòng thơ đầu: Tình yêucủa nhân vật Tôi được thể hiệnmột cách tự nhiên và chânTổ 2: Tìm hiểu hai câu thơ tiếp theothành.(câu 3,4)- Nhưng không để em bận lòng, u-GV: Sau lời khẳng định tình yêu ở 2câu thơ đầu, mạch cảm xúc của nhânvật trữ tình ở 2 câu thơ sau có gì thayđổi? Đó là tiếng nói của lý trí hay tìnhcảm?hoài”: tương phản đối lập, thểhiện mâu thuẫn giữa tình cảm vàlí trí của chàng trai sự -> mạchthơ đột ngột đổi hướng, tạo ra mộtmâu thuẫn trong tâm trạng.- “Không”: phủ định, khẳng địnhquyết định dứt khoát, tự nguyệnrút lui vì tôn trọng tình cảm củangười mình yêu, không muốn làmem buồn vì bất cứ điều gì.8- Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 - Giọng điệu hai câu thơ: mạnhcâu thơ tiếp theo?mẽ và dứt khoát.-GV: Quyết định từ bỏ tình yêu của  Vẻ đẹp nhân cách của nhânchàng trai cho ta biết gì về tình yêu mà vật trữ tình đang dần được héchàng trai dành cho cô gái, về nhân lộ, chàng trai có tình yêu trungcách của chàng trai?thực, chân thành và biết vượtqua thói vị kỉ để dành sự thanhthản cho người mình yêu.Nhóm 3: Tìm hiểu hai câu thơ 5+6:2. Hai câu thơ 5+6: Những cung-GV: Câu 5, 6 đã hé lộ tình cảm gì của bậc cảm xúc của tình yêu.nhân vật trữ tình? Tại sao sau khi đã- Điệp khúc “tôi yêu em”: đượcquyết định đè nén tình cảm mà ở đây,lặp lại lần hai khẳng định một tìnhnhân vật trữ tình lại bộc lộ nhiều cảmyêu nồng nhiệt, chân thành vàxúc đến vậy?giản dị đến cảm động.- Ý thơ là lời nhắc nhở, dứt khoátnhư một lời thề hứa của lý trí.- Những từ ngữ:Lúc, khi -> diễn tả những trạngthái tình yêu biến đổi vô cùng,dồn dập.- Điệp ngữ “Tôi yêu em”: nối liền9mạch cảm xúc với 4 câu đầu, tiếp-GV: Em có nhận xét gì về cách “ghen”của nhân vật “tôi”? Theo em, trong tìnhyêu cần hay không cần sự ghen tuông?tục khẳng định và giãi bày tìnhyêu. Kết hợp với các tính từ “âmthầm”, “không hy vọng”chỉtrạng thái cảm xúc dồn nén, chìmẩn dưới đáy sâu tâm hồn đang dàyvò, hành hạ con tim.- Trong tình yêu càng cố che giấuthì càng mãnh liệt, sâu sắc. MặcBình giảng “ lòng ghen” trong tìnhyêu.dù không hy vọng nhưng vẫn chờđợi, vẫn hướng tới, vẫn khao khátLòng ghen là một thứ gia vị cần có trong tình yêu.tình yêu. Nó làm cho tình yêu có thêmnhiều màu sắc và thú vị hơn. Tuy nhiênnếu như ghen tuông mù quáng và khôngcó giới hạn thì sẽ mang lại những ảnhhưởng tiêu cực cho tình yêu. Nó làm cho-“Hậm hực lòng ghen”: Mộttrạng thái tình cảm thường thấy ởbất cứ ai khi đang yêu. Puskin gọighen tuông là “ nỗi buồn đen tốilàm mụ mẫm đầu óc”.con người mất bình tĩnh và không thểphân biệt đúng-sai, dễ dẫn tới bi quan và - “Lúc rụt rè, khi hậm hực lòngtuyệt vọng. Cuối cùng vì ghen tuông quá ghen”mức mà người ta có thể làm những điều Cách ghen của nhân vật “tôi” làkhông tốt đối với chính người mình yêu, một cách ghen có văn hóa, chứngdẫn tới sự tan rã trong tình yêu.tỏ một tình yêu đích thực, chânTôi muốn cô đừng nghĩ đến aichính.Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi10Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Nhịp thơ nhanh, nhiều cách ngắtĐừng tắm chiều nay biển lắm người(3/2/3, 3/3/2),…đã diễn tả thành( Ghen - Nguyễn Bính)công bi kịch tuyệt vọng giữa lý trívà tình cảm của nhân vật trữ tình- Nhận xét về nhịp thơ của hai câu thơ?Hai câu thơ cuối: Tình yêu chânthành, vị tha, cao thượng củanhân vật trữ tình.- Điệp ngữ “Tôi yêu em” đượclặp lại lần 3 để tiếp tục khẳngNhóm 4: Tìm hiểu hai câu thơ cuốiđịnh bản chất tình cảm tôi dànhcho em là: “yêu chân thành, đằmthắm” =>vượt qua nỗi ghen tuôngích kỉ thường tình để tình yêu- Cụm từ “ tôi yêu em” được lặp lại lầnthứ 3 nhằm khẳng định tình yêu củanhân vật trữ tình như thế nào?được cháy sáng mạnh mẽ, hướngtới sự cao đẹp trong tâm hồn.- “Chân thành, đằm thắm”: làhai phẩm chất, hai tiêu chuẩn củamột tình yêu đẹp.- “Cầu em được người tình nhưtôi đã yêu em”- Lời cầu chúc: thành tâm cầuchúc cho người mình yêu sẽ gặp11được một người yêu tốt. Lời cầuchúc không chỉ là mong ước tốtđẹp gửi tới người mình yêu thay-GV: Yêu một người nhưng không được cho lời vĩnh biệt một tình yêuđáp lại, phải trải qua những dày vò, dằn không thành mà còn mang nhữngxé, ích kỉ. Thế nhưng, chàng trai đã xử ý vị riêng:sự như thế nào?+ Lời cầu chúc chân thành: chúc-GV: Tại sao có thể nói lời chúc cuối em tìm được một tình yêu chânbài là bất ngờ và chứa nhiều ý vị nhất? thành, đằm thắm như tôi đã yêuem.+ Có chứa sự so sánh pha chút tựGiáo viên bình giảng:tin: chưa chắc em đã tìm đượcTrong tình yêu, người ta chỉ muốn nửabên kia là của riêng mình, dù tình yêukhông thành họ vẫn không muốn ngườimột tình yêu giống như, bằng nhưhoặc hơn tình yêu của tôi dànhcho em.kia san sẻ tình yêu cho bất cứ người nàokhác:+ Ẩn chứa một niềm hy vọng:tình yêu chân thành lẽ nào khôngBởi vì ta có được em đâuđược đền đáp, em cứ tìm đi tôiTay kia sẽ ấp nhiều tay khácvẫn sẽ đợi em.Môi ấy vì ai sẽ đượm màu=>Họ sẽ ôm em với cánh tayVà em yêu họ đến muôn ngày.( Bên ấy bên này- Xuân Diệu)Câu thơ đưa tình yêu lênngôi, làm sáng chói nhân cách củanhân vật trữ tình Chàng trai đã coi hạnh phúc củaem như hạnh phúc của mình vàthành tâm cầu chúc cho người12 Chia tay nhưng vẫn muốn người mình mình yêu. Đó là một ứng xử caoyêu được hạnh phúc bên người khác như thượng, là giá trị nhân văn cao cả,nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu là nét đẹp văn hóa trong tình yêu.em là một điều hết sức cao thượng.III. Tổng kết1. Nghệ thuậtNgôn ngữ giản dị, trong sáng màtinh tế2. Nội dung:Hoạt động 3: Tổng kếtThấm đượm nỗi buồn về một tìnhyêu đơn phương nhưng nỗi buồnGiáo viên:đó xuất phát từ tâm hồn trong- Em có nhận xét về nội dung và nghệ sáng với một tình yêu chân thànhthuật của bài thơ?và cao thượng.Học sinh trả lời.Giáo viên nhận xét và chốt ý chính.E. CỦNG CỐ: ( 5 phút)1. Củng cốSau khi học xong bài thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về văn hóa “cho” – “nhận”quà trong tình yêu của giới trẻ hiện nay khi mà một số bộ phận thanh niên cóứng xử chưa được văn hóa trong tình yêu (tung hình ảnh của người yêu cũ lên13mạng, đòi lại quà đã tặng cho người yêu cũ, tìm mọi cách để có được người mìnhyêu…)?2. Dặn dò-Chuần bị bài đọc thêm: Bài thơ số 28 của R.Ta-go.-Học thuộc lòng bài thơ, nắm được những ý chính về nội dung và nghệthuật bài thơ.Nhận xét- Giáo án khá đầy đủ về nội dung- Các bước lên lớp rõ ràng, mạch lạc.- Phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học.- Bây giờ chỉ chú ý khi lên lớp tự tin, nói rõ ràng rành mạch, bao quátđược tất cả học sinh- Chúc em lên lớp thành công BÀI VIẾT HOÀN CHỈNHA-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837) đã có những đónggóp lớn lao cho sự phát triển của nền văn học Nga và thế giới nửa đầu thế kỉXIX,Mặc dù xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cuộc đời Pu-skin lại gắn bósâu sắc với số phận của nhân dân, đất nước. Nhà thơ dũng cảm đấu tranh chốngchế độ chuyên chế độc đoán của Sa hoàng. Những sáng tác của Pu-skin thể hiện14tâm hồn Nga đôn hậu, trong sáng, khao khát tự do và tình yêu. Tài năng vănchương của Pu-skin hết sức đa dạng, ông viết được nhiều thể loại và thể loại nàocũng có những tác phẩm được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật, tiêu biểu như: Épghê-nhi Ô-nhê-ghin (tiểu thuyết thơ), Con đầm pich(truyện ngắn), Bô-rít Gô-đunốp (kịch lịch sử),..Một trong những chủ đề lớn của thơ trữ tình Pu-skin là tình yêu. Đúng nhưBiêlinxki đã nói “Hầu như tình bạn, tình yêu luôn luôn là những tình cảm chiphối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất cho những hạnh phúc vàđau khổ của cuộc đời ông... Màu sắc chung của thơ Puskin đặc biệt trong thơ trữtình, là vẽ đẹp nội tâm con người và là lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn”. Qua thơông, những cung bậc tình cảm đa dạng, những sắc thái cảm xúc phong phú,những rung động thầm kín của con tim, những ấn tượng khó nắm bắt của tìnhyêu con người được diễn tả vô cùng chân thực. Sức hấp dẫn tuyệt vời trong thơtình yêu của Puskin chính là sự chân thành, cao thượng được thể hiện bằng nghệthuật ngôn từ điêu luyện. Tôi yêu em là bài thơ thể hiện thành công điều đó.Dịch nghĩa:Tôi (đã) yêu em; tình yêu, có lẽ,Tròng tâm hồn tôi chưa lụi tắt hoàn toàn;Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa;Tồi chẳng muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì.Tôi (đã) yêu em không thốt ra lời, không hi vọng,Khi thì bị sự rụt rè, khi thì bị niềm ghen tuông giày vò;Tôi (đã) yêu em chân thành, say đắm biết bao,15Cầu trời cho em được người khác yêu cũng như thế.Dịch thơ:Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.Bài thơ dường như là một lời từ giả về mối tình đơn phương vô vọng.Điểm độc đáo là lời từ giã này cung chính là lời giãi bày, thổ lộ, bộc bạch củatrái tim yêu luôn sôi nổi, nồng nàn. Bài thơ hấp dẫn người đọc không phải bằngngôn từ cầu kì, trau chuốt mà là bằng tình cảm chân thành, xúc động, giống nhưnhững đợt sóng lúc sôi nổi dạt dào, lúc dịu êm, sầu lắngNhân vật em trong bài thơ là Ô-lê-nhi-na, một thiếu nữ xinh đẹp mà Pu-skin yêusay đắm và dã dành cho nàng những vần thơ ca ngợi. Mùa hè năm 1828, thi sĩ đãngỏ lời cầu hôn nhưng nàng không chấp nhận. Nỗi thất vọng đắng cay âm thầmấy là nguyên nhân ra đời của bài thơ nổi tiếng này. Có thể xem đây là một câuchuyện tình thu nhỏ.16Mở đầu bài thơ là điệp khúc khẳng định: “Tôi yêu em”, một lời tự nhủ trực tiếphay đó cũng là lời bộc lộ chân thành xuất phát từ một trái tim trung thực, qua đóbáo hiệu một tình yêu thật sự. “Tôi yêu em”, lời lẽ giản dị không ồn ào mà mangbao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời.Tôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Ở đây ta có thể dễ dàng nhận thấy tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng “tôi”– “em” thật trang trọng nhưng cũng có phần xa cách giữa hai nhân vật. Từ đó thìtác giả đã gợi lên cho người đọc thấy được đây là mối quan hệ có khoảng cáchvừa gần gũi nhưng đồng thời cũng vừa xa, vừa đằm thắm nhưng cũng vừa mangsự dỡ dang về một mối tình đơn phương của một chàng trai trẻ. Và theo nhưnguyên tác với từ “đã” thì ta có thể dễ dàng cảm nhận được đây là một một sựkhẳng định tình cảm của nhân vật “tôi” với “em” đó là tình cảm trường tồn mãitheo thời gian, ở quá khứ, hiện tại và có lẽ đến mai sau thì tôi vẫn yêu em thiếttha và nồng cháy. Kèm theo đó là việc tác giả đã sử dụng dấu hai chấm được đặtngay sau cụm từ “tôi yêu em” như muốn khẳng định rằng tôi và tình yêu là haihai chủ thể hoàn toàn khác, tình yêu cũng là môt phần trong tôi nhưng đồng thờinó cũng là một cái gì đó độc lập tương đối. Không dừng lại ở đó, với sự sáng tạocủa mình tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình” để gần như nhấnmạnh cho một tình yêu bùng cháy và mãi âm ĩ như ngọn lửa nơi nhân vật trữ tìnhđối với người con gái đó. Có lẽ như vậy vẫn chưa đủ để khẳng định tình yêunồng cháy, âm ĩ của mình chăng? Để tiếp sau đó tác giả đã phủ định “chưa hẳnđã tàn phai” để một lần nữa khẳng định tình yêu vẫn còn da diết dai dẳng nơi tácgiả. Hai câu thơ đầu với lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo, dè dặt,ngập ngừng trong lời thổ lộ với những từ “có thể”, “chưa hẳn” và dùng một ngữmang tính phủ định, nhân vật trữ tình đã bày tỏ một tình yêu, một say mê mang17dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một tráitim chung thủy không phải là một đam mê bộc phát vụt sáng lóe rồi lại lụi tànngay đấy một cách tự nhiên và chân thành nhất.Tuy nhiên đến hai câu thơ tiếp theo thì mạch thơ lại có sự chuyển đổi đột ngột.Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.Câu thơ toát lên cái vẽ điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Với từ“không” đã nhấn mạnh sự dứt khoát: cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu để tránhcho em phải bận lòng, tránh cho hồn em phải gợn sóng u hoài. Lời thơ như mộtlời nhắn nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nói bêntrong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ điềmtỉnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao sắc thái của tình yêu: có cái chua xót củathân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi bănkhoăn, nỗi buồn bã cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó; có sự chếngự của lí trí đối với con tim; có cái tế nhị, cao thượng của tình tôi;... Tình yêucó thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và caothượng ấy đối với người phụ nữ thì dễ mấy ai có được.Nếu bốn câu thơ đầu, đó là lời giãi bày, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lítrí chi phối thi ở hai câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn tràn, không tuân theomệnh lệnh của lí trí, khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu:Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,18Với điệp khúc “Tôi yêu em” được nhắc lại lần hai nhân vật trữ tình lại một lầnnữa khẳng định một tình yêu nồng nhiệt, chân thành và giản dị đến cảm động.Với điệp ngữ “tôi yêu em” đã nối mạch cảm xúc với bốn câu thơ đầu để tiếp tụckhẳng định và giãi bày tình yêu của mình. Nhịp thơ nhanh hơn với những “lúc”,“khi”, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữtình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hy vọng, vừakhẳng định lại nét âm thầm vừa nhấn mạng không chút hy vọng như tô đậmthêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Như ta vẫn thường nói, trongtình yêu càng cố che giấu thì càng mãnh liệt, sâu sắc. Mặc dù không hy vọngnhưng vẫn chờ đợi, vẫn hướng tới, vẫn khao khát tình yêu. Đặc biệt là vẫn có sựghen tuông “Hậm hực lòng ghen” một trạng thái tình cảm thường thấy ở bất cứai khi đang yêu. Pu-skin gọi ghen tuông là “nỗi buồn đen tối làm mụ mẫm đầuóc”. Nhưng ta thấy rằng cách ghen của nhân vật “tôi” là một cách ghen có vănhóa, cách ghen mà qua đó như để chứng minh một tình yêu đích thực, một tìnhyêu chân chính. Một tình yêu diễn ra với mọi sắc thái muôn thuở. Nỗi đau khổâm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ mangtính chất thú nhận đã khơi mở những lớp tình cảm phức tạp và rất con ngườidưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cáchxưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ, rụt rẽ, qua ý thức cố ghìm nén tình cảm.Và cuối cùng nhân vật trữ tình đã cho người đọc thấy được một tình yêu chânthành, vị tha, cao thượng thông qua lời cầu chúc chân thành của mình gửi tới“em”.Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.19Cảm xúc bị dồn nén được giải tỏa, tuôn trào. Điệp khúc “tôi yêu em” được lặplại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này. Đó là tôi yêu em“yêu chân thành, đằm thắm” và nó đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua nỗi ghentuông ích kỉ thường tình để tình yêu được cháy sáng mạnh mẽ, hướng tới sự caođẹp trong tâm hồn. Để rồi thành tâm cầu chúc cho người mình yêu sẽ gặp đượcmột người yêu tốt. Lời cầu chúc không chỉ là mong ước tốt đẹp gửi tới ngườimình yêu thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn mang những ývị riêng. Một lời chúc mà trong đó ước mong em sẽ tìm được một tình yêu chânthành, đằm thắm như tôi đã yêu em; có chứa sự so sánh pha chút tự tin: chưachắc em đã tìm được một tình yêu giống như, bằng như hoặc hơn tình yêu của tôidành cho em. Hay nó còn ẩn chứa một niềm hy vọng: tình yêu chân thành lẽ nàokhông được đền đáp, em cứ tìm đi tôi vẫn sẽ đợi em. Chàng trai đã coi hạnhphúc của em như hạnh phúc của mình và thành tâm cầu chúc cho người mìnhyêu. Đó là một ứng xử cao thượng, là giá trị nhân văn cao cả, là nét đẹp văn hóatrong tình yêu. Như vậy chính từ sự chân thành, đằm thắm không bao giờ nhạtphai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Nó lí giải vì saonhân vật trữ tình ở đoạn trên lại có một xử sự dịu dàng, tế nhị, trân trọng ngườimình yêu và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng, đầy vị tha.Tôi yêu em, bài thơ đã diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệubuồn, nhưng hơn hết vẫn là sự mãnh liệt và cao thượng của trái tim con ngườivới một mối tình không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng,không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ tôi yêu em. Chất thơ của bài thơtoát ra từ những xúc cảm chân thành, ghìm nén, từ những lời nói giản dị nhưngđầy thiết tha, tế nhị và mãnh liệt, đằm thắm mà cao thượng, như Biêlinxki từngnhận định: “Đặc điểm thơ ca Puskin là khả năng phát hiện trong con người mĩcảm và lòng nhân ái, hiểu theo nghĩa là lòng kính trọng vô hạn đối với phẩm giácon người với tư cách là con người. Tôi yêu em là một khúc hát của trái tim, làmột bài thơ tình độc đáo trong thơ ca nhân loại.20TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Những bài làm văn mẫu 11 (tập 2), Trần thị Thìn, Nxb Tổng hợp Tp.HCM212. Phân tích tác phẩm Ngữ văn 11, Trần Nho Thìn (Chủ biên) – Lê NguyênCẩn – Nguyễn Kim Phong – Nguyễn Văn Phượng, Nxb Giáo dục ViệtNam.3. Sách Giáo Ngữ văn 11 (Tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam.4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 2), Nguyễn Văn Đường (Chủ biên),Nxb Hà Nội.22