Tại sao thành thị thất nghiệp

Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là

Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành

Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng

Người lao động nước ta có đức tính:

Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do

Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi:

Ông Phú Huỳnh, chuyên gia kinh tế lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương

Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể không thể hiện được tỷ lệ nghèo, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp cao thường chỉ có ở các nước phát triển với tỷ lệ nghèo thấp. Ở những quốc gia với những hạn chế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác, đơn giản là nhiều người không thể tồn tại nổi nếu bị “thất nghiệp”. Họ phải tìm kế sinh nhai bằng mọi cách, và thông thường họ chấp nhận làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức hoặc chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức. Ngược lại, ở những nước phát triển với hệ thống bảo trợ xã hội tiên tiến và mức sống cao hơn, người lao động có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp và dành thời gian đi tìm những công việc mà họ mong muốn. Bởi vậy, việc so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc gia có đặc điểm xã hội, kinh tế và thế chế rất khác nhau là khập khiễng và có thể dẫn đến những thông điệp sai lầm.Hạn chế của việc sử dụng tỷ lệ thất nghiệp làm thước đo cho các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là nó không thể hiện được đầy đủ tình trạng của thị trường lao động. Những nước này không có đủ những việc làm tốt, bền vững với năng suất cao, dẫn đến việc không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động [labour underutilization] như tỷ lệ thiếu việc làm cao, thu nhập thấp và năng suất lao động thấp.
Như vậy, việc theo dõi thị trường lao động ở các nước đang phát triển như Việt Nam cần có những chỉ số thể hiện được chất lượng việc làm. Chẳng hạn, những chỉ số này bao gồm tỷ lệ lao động nghèo, tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương, tỷ lệ nền kinh tế phi chính thức, tỷ lệ ngành nông nghiệp trong số việc làm, năng suất lao động và lương bình quân.


Nguồn: ILO, Trends Econometric Models, 2013
 

Trong quý 2/2014, thất nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước bởi vì sự gia tăng việc làm [436.000] cao hơn so với với tốc độ gia tăng của lực lượng lao động [273.000]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số lượng chủ lao động giảm [giảm 208.000] trong khi số lượng người lao động được trả lương tăng [453.000]. Điều này phần nào thể hiện tính phức tạp của nền kinh tế và thị trường lao động Việt Nam. Trong khi một số doanh nghiệp gặp khó khăn, một số khác lại phát triển tốt hơn và có khả năng thuê thêm nhiều nhân công.
Tuy vậy, một số người lao động mất việc không thể tìm một công việc được trả lương khác nên quay trở về với gia đình và làm việc như những người lao động gia đình không được trả lương. Bởi vậy, việc cải thiện dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động sẽ giúp những người lao động tìm việc ở Việt Nam trong những thời điểm kinh tế thay đổi nhanh chóng.Thị trường lao động Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong vài thập kỷ qua. Điều này được thể hiện qua mức lương cao hơn, tốc độ giảm đều đặn của các việc làm trong ngành nông nghiệp, và pháp luật lao động được cải thiện.Nhưng mặc dù có những tiến bộ như vậy, gần một nửa người số lao động Việt nam vẫn đang làm việc trong ngành nông nghiệp – ngành có năng suất lao động và thu nhập thấp. Cứ mỗi 5 người lao động thì khoảng 3 người làm những công việc dễ bị tổn thương [lao động tự làm và lao động gia đình không trả lương] – đó là những công việc có điều kiện làm việc đặc biệt không đảm bảo.Nhìn chung, năng suất lao động và lương của Việt Nam tương đối thấp so với các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Malaysia, Singapore và Thái Lan. Bởi vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực tăng cường pháp luật lao động, cải thiện việc tuân thủ luật pháp, thúc đẩy hệ thống quan hệ lao động và các cơ sở đào tạo, phát triển kỹ năng.Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam thể hiện tỷ lệ lớn dân số trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ phụ thuộc. Nếu Việt Nam có thể tạo ra đủ việc làm có chất lượng cao để đáp ứng nguồn lao động đang mở rộng, Việt Nam có thể đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết những lỗ hổng trên thị trường lao động. Sự ổn định kinh tế vĩ mô và các thể chế về thị trường lao động vững mạnh hơn sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn, thu hút đầu tư và kích cầu. Thêm vào đó, cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ việc làm sẽ giúp người lao động Việt Nam và người tìm việc đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp và ngành nghề và nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tốt hơn.
Theo ông Tite Habiyakare, chuyên gia về thống kê lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khái niệm quốc tế về thất nghiệp hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới ngày nay xuất phát từ Nghị quyết của Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế [ICLS] lần thứ 13 năm 1982. Khái niệm này được sử dụng phần lớn các nước trên thế giới, cả ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.Số liệu về thất nghiệp ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê thu thập và xử lý qua các cuộc điều tra lao động việc làm định kỳ hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.Theo tiêu chuẩn quốc tế, “người thất nghiệp” bao gồm những người ở độ tuổi nhất định [chẳng hạn từ 15 tuổi trở lên] mà trong thời gian khảo sát [thường là trong tuần trước đó hoặc 7 ngày trước đó] đáp ứng tất cả 3 điều kiện: “không có việc làm” [không làm việc dù chỉ là 1 giờ, không làm việc làm công ăn lương lương hoặc việc tự làm], “sẵn sàng làm việc” và “đang tìm việc”.Như vậy, “thất nghiệp” là một thái cực trên một dải lực lượng lao động bao gồm cả những người “thiếu việc làm” và “có việc làm”.Tuy nhiên các tiêu chuẩn quốc tế này đã thay đổi bởi ILCS lần thứ 19 tháng 10 năm 2013 với một cách thức thống kê mới. Hệ thống mới nhằm cải thiện việc đo lường các loại hình việc làm khác nhau, ví dụ như những công việc tự sản xuất [own use production work], công việc được trả lương, thực tập không có lương, và việc làm tự nguyện [volunteer work]. Nó đồng thời thu hẹp khái niệm về việc làm để thể hiện tốt hơn những gì được coi là “việc làm theo định hướng thị trường” [market-oriented job]. Theo định nghĩa mới, những người có việc làm là những người trên 15 tuổi mà trong một khoảng thời gian ngắn nhất định [thường là 1 tuần hoặc 7 ngày], có tham gia vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc kiếm lợi nhuận. Nói theo cách khác, đó là những người làm việc ở một công việc được trả lương hoặc một việc tự kinh doanh để kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ít nhất là 1 giờ trong giai đoạn khảo sát.Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ có việc làm đối với nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi phần lớn người lao động làm việc trong ngành nông nghiệp tự cung tự cấp với rất ít hoặc không có sự kết nối với nền kinh tế thị trường. Khi định nghĩa mới được áp dụng, các cuộc điều tra về thị trường lao động sẽ đo lường được tốt hơn bộ phận thất nghiệp ở nền kinh tế thị trường [thay vì bị lẫn lộn với ngành nông nghiệp tự cung tự cấp] và giúp chỉ ra được tình trạng không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động [labour underutilization] trong nền kinh tế. Việt Nam là một nước ủng hộ mạnh mẽ sự thay đổi về thống kê việc làm tại Hội nghị ICLS lần thứ 19 năm ngoái.

Page 2

By Phu Huynh, labour economist of the International Labour Organization in Asia and the Pacific

Low unemployment may disguise substantial levels of poverty, as high unemployment rates often occur in developed countries with low incidence of poverty. In countries with limited social protection, unemployment insurance and welfare benefits, many individuals simply cannot afford to be unemployed. Instead, they must survive by any means, often by taking up low quality, poorly remunerated jobs in the informal economy or in informal work arrangements. By contrast, in advanced countries with well-developed social protection and higher living standards, workers can better afford to take the time to seek more desirable jobs. Therefore, comparing unemployment rates across countries with very different social, economic and institutional contexts can be misleading.The limitation of using the unemployment rate in developing countries such as Viet Nam is that it does not reflect fully the labour market situation. In these countries, there is a lack of decent and productive work, which results in various forms of labour underutilization such as high underemployment and low earnings and productivity. In this regard, monitoring the labour market in developing countries such as Viet Nam should include indicators that reflect the quality of employment. This includes the working poverty rate, vulnerable employment rate, informal employment rate, agricultural share of employment, labour productivity and average wages, for example.


Source: LO, Trends Econometric Models, 2013

In the 2nd quarter of 2014, unemployment decreased on an annual basis as the growth in employment [436 thousand] outpaced labour force expansion [273 thousand]. However, it’s important to note that there was a contraction in the number of employers [-208 thousand] which was offset by a rise in wage workers [453 thousand]. This partly reflects the complexity of Viet Nam’s economy and labour market. While some enterprises are facing challenges, other companies are faring better and able to hire more employees. However, some redundant workers who are unable to find new wage employment are returning to their households and working as unpaid family workers. In this regard, stronger employment services and labour market information would help Vietnamese jobseekers during these times of rapid economic change.Viet Nam’s labour market has made significant progress in recent decades, as reflected in higher wages, steady decrease in agricultural employment, and stronger labour laws and institutions. Despite its formidable progress, nearly half of Viet Nam’s workers are still employed in agriculture where productivity and incomes are low. Around three in five workers are in vulnerable jobs where working conditions are typically poor. Overall, productivity and wages are relatively low compared to some ASEAN economies such as Malaysia, Singapore and Thailand. In this regard, continued efforts are needed to enhance the country’s labour legislation, improve compliance with laws, and strengthen industrial relations system and skills development institutions.Viet Nam’s demographic bonus reflects sizeable growth in its working-age population and declining dependency ratio. If it can create enough high-quality jobs to meet the supply of its expanding labour force, Viet Nam can accelerate economic growth while also addressing gaps in the labour market. To this end, macroeconomic stability and stronger labour market institutions would help create a conducive business environment, attract investment and stimulate demand. In addition, strengthening the quality of education and training and employment service providers would help Vietnamese workers and jobseekers meet the demand of business and industry and seize new and better job opportunities.
According to Tite Habiyakare, regional labour statistician of ILO Asia and the Pacific, the international concept of unemployment comes from the Resolution of the 13th International Conference of Labour Statisticians [ICLS] in 1982. It widely used today, both in developed and developing economies. Unemployment statistics in Viet Nam, produced by the General Statistical Office through regular labour force surveys, are fully in line with international standards. According to the international standards, the "unemployed" comprise all persons of a specified age [such as 15 years and above] who during the reference period of the survey [usually the previous 1 week or 7 days] met all the three conditions: “without work” [not even for 1 hour, not in paid employment or self-employment], "available for work", and "seeking work".In that sense, “being unemployed” is an extreme of the spectrum of the labour force that also includes “being underemployed” and “being employed”.However, the international standards were recently changed by the 19th ICLS in October 2013 with a new resolution on work statistics. It introduced a new framework to better measure different forms of work [such as production work for own use, employment work, unpaid trainee work, volunteer work including in household production of goods and other forms of work such as unpaid compulsory work], and it has narrowed the concept of the employment to better capture what counts as “market-oriented” job. According to the new definition, persons in employment are defined as all those of 15 years and above who, during a short reference period [usually 1 week or 7 days], were engaged in any activity to produce goods or provide services for pay or profit. It means those who worked in a paid job or in a self-employment business for profit for at least one hour during the reference period. This is major change for many developing countries like Viet Nam where most or many people work in subsistence agriculture with little or no engagement with the market economy. When this new concept applied, labour force surveys will measure more adequately the “market sector” unemployment [rather than hide it by the existence of the large subsistence agriculture], and help capture the true extent of underutilized labour in the economy.

Viet Nam is among the first group of countries that will introduce this change, but it takes time to implement it.

Video liên quan

Chủ Đề