Tại sao tổng quan tài liệu đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học

Skip to content

Là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra rằng những lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết có vai trò rất quan trọng, cho phép ta kết luận vấn đề mình đang nghiên cứu có đáng để thực hiện và có khả năng thực hiện hay không?”

1.2. Mục đích của Tông quan tài liệu và cơ sở lý thuyêt

  • Trình bày kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề đang hoặc sẽ nghiên cứu.
  • Đánh giá ưu – khuyết điểm của các lý thuyết sẽ áp dụng.

1.3. Một số lưu ý

  • Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết không phải là một “bản danh sách” miêu tả những tài liệu, lý thuyết có sẵn hoặc tập hợp các kết luận.
  • Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết phải là sự đánh giá có mục đích của những thông tin có tính chất tham khảo. Sự đánh giá này có thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu hoặc những vấn đề gây tranh cãi trong đề tài nghiên cứu.
  • Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết sẽ thể hiện kỹ năng của người làm nghiên cứu ở 2 lĩnh vực:
    • khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
    • khả năng đánh giá vấn đề một cách sâu sắc và khách quan.

2. VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

  • Cung cấp nền tảng lý thuyết   cho việc nghiên cứu  cũng như  định  hướng  cho nghiên cứu của mình.
  • Làm rõ ý nghĩa của việc liên kết những gì ta đề xuất khi nghiên cứu với những gì đã được nghiên cứu trước đó, từ đó giúp ta chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
  • Giúp tập trung và làm rõ ràng hơn vấn đề nghiên cứu, tránh sự tản mạn, lan man.
  • Tăng cường khả năng phương pháp luận.
  • Mở rộng tầm hiểu biết trong lĩnh vực ta đang nghiên cứu.
  • Giảm thiểu các sai lầm, đặc biệt là những sai lầm mang tính “ngây thơ”.
  • Là bước quan trọng để định hướng việc tìm số liệu và thiết lập bảng câu hỏi về sau.

3. THẾ NÀO LÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỐT?

  • Phải được sắp xếp hợp lý, bao quát từ tổng thể đến chi tiết từng câu hỏi nghiên cứu.
  • Phải tổng hợp được các kết quả thành một kết luận, đồng thời chỉ rõ ra những ưu điểm cũng như mặt hạn chế của từng lý thuyết, nêu rõ cái gì đã biết và chưa biết.
  • Nhận diện được những tranh luận nảy sinh giữa các lý thuyết.
  • Thiết lập được những câu hỏi cần thiết để phục vụ cho các nghiên cứu về sau.

4. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN DỮ LIỆU

Việc khai thác các nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu. Nhưng hầu hết tập trung ở các giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nhằm có cơ sở chuyển từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu cũng là một bộ phận quan trọng trong khai thác thông tin dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu.

Trong giai đoạn này, mục tiêu cần hoàn thành là:

  • Mở rộng sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề nghiên cứu.
  • Tìm kiếm các cách thức đã được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu tương tự.
  • Tập hợp các thông tin   nền  về  chủ  đề nghiên cứu   để tinh  lọc  lại các câu hỏi nghiên cứu.
  • Xác định các thông tin có thể được tập hợp để hình thành các câu hỏi điều tra.
  • Xác định các dạng câu hỏi có thể sử dụng để thu thập dữ liệu theo các thang đo khác nhau.
  • Xác định nguồn và các khung sườn có thể ứng dụng được để xác định phương thức lấy mẫu.

Estimated reading time: 5 minutes

Nội dung trang:

Tổng quan tài liệu (Literature review)

Tổng quan tài liệu là sự tổng hợp các tài liệu và báo cáo nghiên cứu về một chủ đề nào đó.

  • Tổng quan tài liệu thường được trình bày ở phần đầu của một đề cương hay báo cáo nghiên cứu và qua đó nghiên cứu viên xác định được khoảng trống trong nghiên cứu để giải thích lý do tiến hành nghiên cứu của mình.

  • Tổng quan tài liệu cũng giúp cho nghiên cứu viên đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp nghiên cứu trước đó để lựa chọn phương pháp nghiên cứu của mình.

Mục đích tổng quan tài liệu

  • Lược khảo tài liệu là phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan “mật thiết” đến đề tài, luận văn

  • Nêu những vấn đề còn tồn tại, những thiếu sót chưa giải quyết ở những nghiên cứu trước cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hay nêu lên những phương pháp mới để giải quyết vấn đề và chỉ ra những vấn đề mà đề tài, luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

Để có lược khảo tài liệu tốt đòi hỏi tác giả phải biết cách thu thập, tóm lược và cô đọng những tài liệu thu thập được, sắp xếp lại có hệ thống. Cách trình bày phần lược khảo tài liệu phải hợp lý, phải có ý nghĩa đối với đề tài.

Tóm lại, mục tiêu viết lược khảo tài liệu là để:

  • Giúp sinh viên biết rõ hơn về đề tài nghiên cứu của mình.

  • Tránh việc nghiên cứu bị trùng lấp với những nghiên cứu trước.

  • Qua đó Hội đồng đánh giá được kiến thức của sinh viên về lĩnh vực nghiên cứu và đánh giá được sự đóng góp của đề tài nghiên cứu trong thực tiễn.

Tổng quan mô tả (Narrative review)

Tổng quan mô tả là quá trình thu thập, tóm tắt, tổng hợp các tài liệu và báo cáo nghiên cứu về cùng một chủ đề, từ đó đưa ra các giải thích và kết dựa trên kinh nghiệm của nghiên cứu viên, các lý thuyết và mô hình đã có sẵn.

  • Tổng quan mô tả không dựa trên quá trình tìm kiếm và đánh giá các tài liệu và báo cáo nghiên cứu một cách có hệ thống mà thường dựa trên các tài liệu và báo cáo nghiên cứu sẵn có hoặc do tác giả tự lựa chọn.

Tổng quan hệ thống (Systematic review)

Tổng quan hệ thống là các bằng chứng khoa học về một chủ đề cụ thể được xác định, tìm kiếm, đánh giá và tổng hợp một cách hệ thống.

  • Tổng quan hệ thống có thể giảm thiểu được các sai số lựa chọn tài liệu (xảy ra do nghiên cứu viên lựa chọn tài liệu dựa trên kinh nghiệm bản thân)
Đặc tính Tổng quan mô tả Tổng quan hệ thống
Câu hỏi nghiên cứu Rộng Tập trung, rõ ràng.
Nguồn thông tin/chiến lược tìm kiếm tài liệu Không cụ thể Nguồn thông tin đa dạng và đầy đủ. Chiến lược tìm kiếm tài liệu rõ ràng
Lựa chọn tài liệu Không cụ thể Lựa chọn dựa trên các tiêu chí được xác định, được áp dụng một cách có hệ thống cho toàn bộ quá trình lựa chọn tài liệu
Đánh giá chất lượng tài liệu Không cụ thể Đánh giá dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí nghiêm ngặt
Tổng hợp tài liệu Không hoàn toàn theo hệ thống Theo hệ thống
Báo cáo Thường chung chung Toàn bộ các nội dung về chiến lược tìm kiếm, tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và đánh giá được thể hiện rõ ràng trong phần phương pháp của báo cáo tổng quan hệ thống

Nguyên tắc viết lược khảo tài liệu

Khi viết lược khảo tài liệu phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tài liệu tham khảo phải là những thông tin gần gũi hay liên quan trực tiếp đến đề tài.

  • Tài liệu tham khảo là phần tổng hợp ngắn gọn các kết quả có trước (những vấn đề nghiên cứu nào đã biết rồi và những vấn đề chưa được biết).

  • Phải xác định cho được những lĩnh vực cần bàn thảo trong phần lược khảo tài liệu.

Lược khảo tài liệu phải trả lời được những câu hỏi sau:

  • Những gì đã biết về đề tài dựa trên những nghiên cứu có trước?

  • Những nhân tố chính cần phải nghiên cứu là gì?

  • Mối liên hệ giữa các nhân tố ấy như thế nào?

  • Tại sao vấn đề nghiên cứu được biết đến?

  • Tại sao phải kiểm tra lại vấn đề nghiên cứu đó?

  • Những minh chứng còn thiếu, giới hạn, trái ngược hoặc là quá hạn chế của những nghiên cứu trước?

  • Tại sao phải nghiên cứu xa hơn?

  • Nghiên cứu hiện tại của luận văn hy vọng đóng góp những gì?

Làm thế nào để viết tốt phần lược khảo tài liệu?

  • Luôn luôn nhớ mục đích nghiên cứu.

  • Đọc có mục đích.

  • Viết có mục đích.

  • Lập dàn bài trước khi bắt đầu viết.

literature review, tổng quan tài liệu, lược khảo tài liệu

(Last Updated On: 17/06/2021 By Lytuong.net)

Tổng quan nghiên cứu là gì? Giới thiệu về tổng quan nghiên cứu, Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu; kỹ năng tiến hành.

Định nghĩa tổng quan nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.

Mục đích của tổng quan nghiên cứu là tóm lược các kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình.

Vai trò của tổng quan nghiên cứu

  • Cải thiện hiểu biết của người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu.
  • Chọn lọc những lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan hữu ích để áp dụng cho nghiên cứu của mình.
  • Cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
  • Định lượng cho nghiên cứu, giúp người nghiên cứu xác định có nên theo đuổi nghiên cứu này hay không.
  • Kết quả cụ thể của tổng quan tài liệu giúp người nghiên cứu có đủ thông tin cần thiết để xây dựng khung khái niệm, khung phân tích cho các vấn đề nghiên cứu và là sơ  đồ liên kết các khía cạnh nghiên cứu như mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, điểm mới,…

Lưu ý khi viết tổng quan nghiên cứu

  • Viết tổng quan tình hình nghiên cứu không phải liệt kê hay miêu tả các nghiên cứu trước đây.
  • Phải là một bảng tổng hợp khoa học theo vấn đề nghiên cứu và đánh giá có mục đích.

Chất lượng tổng quan nghiên cứu phụ thuộc

  • Khả năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu.
  • Khả năng tổng hợp và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

Tổng quan nghiên cứu tốt

1. Được viết theo một trình tự hợp lý

  • Khái niệm, định nghĩa.
  • Mô hình lý thuyết.
  • Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.
  • Kết quả đạt được của các nghiên cứu.
  • Các bài học kinh nghiệm tự rút

2. Chỉ ra được các thông tin, dữ liệu quan trọng cần phải thu thập để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

3. Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu, phương thức xử lý và phân tích dữ liệu.

4. Có đủ thông tin nền tảng giúp phát họa được phiếu điều tra cho nghiên cứu.

5. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới

Nội dung và yêu cầu tổng quan nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trước có thể làm nền móng  và định hướng tốt cho các nghiên cứu mới, phần tổng quan thường có những nội dung sau:

Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu

Phần tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp dụng từng trường phái. Phần tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể tóm tắt dưới dạng sau:

  • Cách tiếp cận hiệu quả
  • Cách tiếp cận dựa vào năng lực
  • Cách tiếp cận thể chế

Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính

Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong bối cảnh nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu: Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi viết tổng quan vì bối cảnh khác nhau có thể đưa ra các kết quả rất khác nhau.

Tương tự với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu. Những nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào ít được chú ý?

Tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô hình) đã được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết hay nhân tố trung gian. Định nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày trong phần khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu chính

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu tương ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước áp dụng. Điều này sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng như thiết kế của nghiên cứu của nó.

Các kết quả nghiên cứu chính

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ giữa các nhân  tố. Khi thực hiện tổng quan về kết quả nghiên cứu đã tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo các nhóm sau:

  • Các kết quả có nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu.
  • Các kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu.
  • Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?

Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức

Trong phần này đòi hỏi tác giả phải đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu trước. Nếu làm tốt các nội dung trên thì phần này sẽ  dễ dàng hơn.

Trên cơ sở hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể đề xuất hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần nhiều hơn một đề tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể đề xuất dưới dạng sau:

  • Chủ đề nghiên cứu mới.
  • Câu hỏi nghiên cứu mới.
  • Bối cảnh nghiên cứu mới.
  • Mô hình nghiên cứu mới.
  • Phương pháp nghiên cứu mới.

Một số kỹ năng tiến hành tổng quan

Các bước thực hiện tổng quan tài liệu

Bước 1. Thu thập tài liệu lý thuyết, các đề tài và bài báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu

  • Thu thập từ các nguồn có thể.
  • Đánh giá các nguồn.
  • Đọc các nguồn quan trọng, có chất lượng.

Bước 2. Quản lý tài liệu

  • Phát triển một cách thức ghi nhận tài liệu: tên tác giả, năm, tên bài báo, sách,…
  • Lập danh sách các tài liệu liên
  • Ghi chú, đánh dấu lại các nội dung quan trọng khi đọc

Bước 3. Đọc các lý thuyết, bài báo khoa học về chủ đề

  • Đọc, phát hiện, phân tích và tổng hợp các tranh luận khoa học.
  • Phân tích các tranh luận khoa học khi đọc và đánh giá các chỉ trích một cách cẩn thận và có suy nghĩ.
  • Viết lại các chỉ trích đó.

Bước 4. Tổng quan

  • Viết tổng quan như một văn bản đánh giá, phê bình chứ không đơn giản là liệt kê hay tóm lược.
  • Nên tổng quan các bài báo đăng các tạp chí có uy tín.
  • Tổng quan các vấn đề liên quan có tính đánh giá, phê phán, suy nghĩ, so sánh.
  • Có thể tóm lược các thông
  • Tìm ra một khoảng trống nghiên cứu và hướng đi mới của đề tài.