Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng

Vậy những thuốc nào được sử dụng để giảm béo và chúng có nguy cơ gì cho người sử dụng?

Thuốc gây chán ăn

Một số thuốc có tác dụng gây chán ăn như: diethylpropion, benzphetamine, methamphetamine... hoặc mới hơn như: lorcaserin, bupropion và naltrexon. Các thuốc này có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương ức chế sự thèm ăn, được dùng cùng với chế độ ăn kiêng và luyện tập. Tuy nhiên, các chất kích thích giống như amphetamine là những chất được kiểm soát, nếu lạm dụng sẽ gây nghiện.

Một số nguy cơ có thể xảy ra khi dùng các thuốc này như: tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, mờ mắt, bồn chồn, đau đầu... hay táo bón, buồn nôn, nôn... Trong trường hợp người dùng gặp các biểu hiện như: đau ngực, nhịp tim nhanh, bí tiểu hoặc khó thở..., cần liên lạc với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng

Dùng thuốc giảm béo không phải là liệu pháp bền vững, hiệu quả trong việc giảm cân.

Thuốc làm tăng cường chuyển hóa gây béo

Orlistat là chất điển hình có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo từ thực phẩm khi ăn vào. Để dùng orlistat có hiệu quả, cần dùng thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn chính. Trong trường hợp bỏ bữa ăn hay bữa ăn không có chất béo, có thể bỏ qua không cần dùng orlistat.

Người bệnh khi dùng orlistat để giảm béo sẽ gặp các tình trạng: các chất bài tiết có đốm mỡ - dầu; trung tiện, đi đại tiện cấp, phân có mỡ hay dầu, bài xuất ra dầu; tăng đại tiện và đại tiện không kìm chế được. Người bệnh sẽ thấy rất khó chịu vì thường xuyên sôi bụng, đau bụng, quặn bụng. Dùng thuốc kéo dài sẽ làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K... và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy do thiếu các vitamin này như gây loãng xương (do thiếu vitamin D), rối loạn đông máu do giảm vitamin K. Ngoài ra, sau khi dùng orlistat, đã có trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng đã được báo cáo ở một số người dùng với các biểu hiện ngứa, chán ăn, vàng mắt hoặc da, phân có màu sáng hay nước tiểu màu nâu.

Thuốc làm no ống tiêu hóa

Các chất như sterculia, methylcellulose... không hấp thu vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, trương nở và tạo cảm giác đầy bụng khiến cơ thể không cảm thấy đói, làm giảm khẩu phần ăn. Tuy nhiên, thuốc làm no ống tiêu hóa cũng gây ra các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi. Những người mắc chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng có thể bị tắc ruột khi sử dụng loại thuốc này.

Những lưu ý cần thiết

Chỉ dùng thuốc giảm cân khi chế độ ăn uống, luyện tập không kiểm soát được trọng lượng hoặc những bệnh nhân có nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường type 2, tăng mỡ máu... và không thể kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Thuốc giảm cân phải được dùng theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi lựa chọn một loại thuốc giảm cân, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe, các nguy cơ bệnh tật, tác dụng phụ và tương tác tiềm năng của thuốc giảm cân với các loại thuốc khác (mà bạn đang dùng) để chỉ định thuốc phù hợp, an toàn... Thuốc sẽ có hiệu quả cao khi người dùng thực hiện cùng chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể lực tích cực.

Không nên lầm tưởng về những tác dụng “thần kỳ” mà thuốc giảm cân có thể đem lại. Thuốc giảm cân không điều trị được bệnh béo phì và không thay thế cho việc ăn uống lành mạnh cũng như một chương trình tập thể dục thường xuyên. Khi ngừng uống thuốc, nếu không duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và tập luyện thường xuyên, cân nặng sẽ tăng trở lại. Vì vậy, biện pháp cơ bản, an toàn và có tác dụng tốt nhất là chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học và thể dục thể thao sẽ giúp bạn vừa giảm được cân, vừa không phải gánh thêm tác dụng phụ, lại vừa thêm khỏe. Và quan trọng hơn, nó có tác dụng lâu dài hơn bất cứ dùng một loại thuốc nào.

Giảm cân cần phải có thời gian và giảm từ từ. Cần cảnh giác với các loại thuốc giảm cân nhanh, cấp tốc... Thực chất các loại thuốc “giảm cân cấp tốc” này chỉ là những thuốc gây tiêu chảy, mất nước và không được gọi là thuốc giảm béo. Người dùng có thể gặp những biến cố tai hại do sự thay đổi quá nhanh và quá đột ngột gây ra. Không nên mua thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường, đề phòng hàng giả mạo, chứa chất cấm... gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Hai tác dụng chính của thuốc giảm béo là giảm hấp thu và gây chán ăn, do đó sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng hàng ngày trong cơ thể mà giúp giảm cân nặng. Vì vậy, dùng thuốc giảm béo không phải là liệu pháp bền vững...


DS. Trần Thị An

“Đi ngoài ra mỡ” là hiện tượng không còn xa lạ với người sử dụng thuốc giảm cân nhanh. Dù được cảnh báo nhiều tác dụng phụ vô cùng nguy hại cho sức khỏe nhưng nhiều chị em  vẫn bất chấp sử dụng.

Giải mã hiện tượng phân mỡ   Các loại thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ được đưa vào thị trường Việt Nam vào tháng 4/2003. Các loại thuốc này có tác dụng ngăn cản sự hấp thu chất béo ăn vào. Phần dầu mỡ không được hấp thu sẽ bị tống xuất theo phân ra ngoài, thường gọi là hiện tượng “phân mỡ”. Tác dụng phụ cho người dùng thuốc là thường xuyên đi ngoài có mỡ, đầy hơi, tiêu chảy. Theo các chuyên gia y tế, những tác dụng phụ này sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng người sử dụng sẽ bị “nghiện thuốc”, dễ gây tâm lý chủ quan nên ăn quá nhiều dầu mỡ!  

Theo PGS-TS Lê Bạch Mai mức giảm cân an toàn cho cơ thể không vượt quá 5 - 10% thể trọng trong 3 - 6 tháng. Những biện pháp giảm cân cấp tốc trong thời gian ngắn được khuyến cáo là rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm cân

Do lượng chất béo ăn vào không được cơ thể hấp thu, thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ nếu bị lạm dụng sẽ khiến cơ thể thiếu hụt chất béo, làm tổn hại nghiêm trọng đến gan. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ khuyến cáo những người dùng thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ cần uống mỗi ngày một liều thuốc bổ chứa các sinh tố tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K,Beta carotene. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa như hội chứng đại tràng dễ kích thích, kém hấp thu không nên dùng loại thuốc giảm cân này.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng

Lạm dụng thuốc giảm cân nhanh là mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, nhiều loại thuốc giảm cân thực ra chỉ làm mất nước của cơ thể, chứ không phải hoàn toàn là chất béo. Về lâu dài, cách giảm cân này gây mất nước điện giải, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ gây chứng khô miệng, dễ bị mất ngủ, và tăng huyết áp. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc giảm cân có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến dẫn đến suy kiệt, chán ăn.

Trên đây là những tác dụng phụ của thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ mà bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng, chớ nên ảo tưởng về tác dụng của chúng.

3 nguyên tắc giảm cân bền vững

Thuốc giảm cân đi ngoài ra mỡ hay bất cứ loại thuốc giảm cân nào cũng sẽ không phát huy tác dụng nếu những người thừa cân không chủ động thay đổi lối sống như tăng hoạt động thể lực, giảm năng lượng và chất béo trong bữa ăn hằng ngày, tránh những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu...


Về dinh dưỡng: đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng nghèo năng lượng. Theo đó cần ăn đa dạng thực phẩm thay vì kiêng khem khắc nghiệt, tuy nhiên hạn chế những thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt. Uống 2-3 lít nước/ngày.

Về vận động: Nên dành ra 30 phút mỗi ngày tập các bài tập phù hợp. Ví dụ tập trung giảm bụng nên gập bụng, hít đất...; giảm mỡ cánh tay nên chọn bài tập chống đẩy, nâng tay, cử tạ...; giảm vòng ba nên chọn động tác đứng trên hai mũi chân, dập đầu gối, tập với tư thế ngồi xổm...

Sử dụng hoạt chất tăng ly giải và giảm tích tụ mỡ trắng:  Theo các nghiên cứu tại Mỹ, thủ phạm gây thừa cân béo phì chính là mỡ trắng. Mới đây, trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm thấy các tinh chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng ức chế thụ thể PPARγ và Perilipin, giúp giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng tại các khu vực cơ thể mà mỡ trắng tập trung nhiều. Qua đó giúp giảm kích thước mô mỡ, đặc biệt ở các vùng như eo, bụng, đùi...

Kết quả nghiên cứu lâm sàng được Trường đại học California - Davis (Mỹ) công bố mới đây cũng cho thấy: Belaunja và Mangastin giúp giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, bụng, đùi...hiệu quả và an toàn cho cơ thể, không gây mệt mỏi, chán ăn, mất nước hay ức chế thần kinh...

N.T



Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng

Đối với những người muốn lấy lại vóc dáng thon gọn, tiết kiệm thời gian, công sức thì thuốc giảm cân đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng liệu bạn đã biết đến những tác hại của thuốc giảm cân mang lại? Hãy cùng Venus tìm hiểu trong bài chia sẻ sau đây.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Những tác hại của thuốc giảm cân – mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe.

Các loại thuốc giảm cân hay viên uống giảm cân là cách gọi của người Việt đối với các thực phẩm chức năng giúp giảm cân hay hỗ trợ giảm cân. Được sản xuất dưới dạng viên uống, dạng nước và dạng bột. Với các thành phần là từ các thảo dược.

Thuốc giảm cân khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa và các bộ phận tích mỡ lớn nhằm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây chán ăn cho người sử dụng.

Thuốc giảm cân chia thành ba loại chính:

  • Thuốc có khả năng chuyển hóa các chất béo trong cơ thể
  • Thuốc gây chán ăn
  •  Thuốc tạo cảm giác no

Ngoài ra còn có loại làm mất nước để giảm cân nhanh mà không tốn thời gian.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Các loại thuốc giảm cân phổ biến

Mặc dù các loại thuốc giảm cân giúp giảm cân nhanh chóng nhưng mặt trái của nó thì vô cùng lớn. Cùng Venus tìm hiểu xem những tác hại đó là gì nhé!

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Những tác hại mà thuốc giảm cân mang lại

Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không? Các loại thuốc giảm cân hầu hết đều quảng cáo tăng hoạt động trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn đồng thời bổ sung năng lượng thiếu hụt trong cơ thể.

Trên thực tế, để đảm bảo đủ 3 yếu tố trên, thuốc giảm cân phải có chứa các chất kích thích, chứa thành phần amphetamine hay kết hợp giữa caffeine, guarana và các thành phần có gốc là amphetamine khác.( Amphetamine từ lâu đã bị cấm dùng để chế tạo thuốc vì được xem là một loại ma túy)

Lạm dụng thuốc giảm cân có khả năng dẫn đến: Đánh trống ngực, huyết áp cao, thở nhanh, đau tim, đột quỵ, động kinh

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Uống thuốc giảm cân có hại đến tim mạch

Trước khi bị cấm lưu hành bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) vào năm 2004. Các loại thuốc giảm cân còn có chứa chất ephedra, là chất kích thích có nguồn gốc thảo dược cực kì nguy hiểm khi được sử dụng liều cao do các báo cáo về đau tim, đột quỵ thậm chí tử vong.

Thông qua việc cạnh tranh đối kháng với thụ thể adenosine cũng như làm tăng giải phóng catecholamine nội sinh, Ephedrine có trong thuốc giảm cân có thể gây ức chế sự giãn mạch và tăng huyết áp, và việc giải phóng catecholamine cũng dẫn đến sự kích thích chung của hệ thống tim mạch.

Thuốc hỗ trợ giảm cân hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn hoặc giảm sự hấp thu chất béo trong cơ thể, từ đó thay đổi quá trình tiêu hóa và gây ra các hiệu ứng xấu đến sức khỏe như:

  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Co thắt dạ dày
  •  Mất kiểm soát cơ thắt hậu môn, đại tiện không tự chủ
  • Tiêu chảy

Trên thị trường, một loại thuốc giảm cân gây ra tình trạng tiêu chảy khi sử dụng. Cơ chế của thuốc có tác dụng gây tiêu chảy dẫn đến mất nước từ đó giúp giảm cân. Loại thuốc này gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm năng suất lao động và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng cho đường tiêu hóa

Để tránh những tác dụng phụ này, hãy đảm bảo bạn uống đúng liều lượng và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc quá béo, vì chúng thường sẽ làm tăng các triệu chứng này.

Uống thuốc giảm cân có hại gì không? Sử dụng thuốc giảm cân khiến gan của chúng ta hoạt động liên tục trong thời gian sử dụng thuốc. Các tế bào gan chỉ làm việc được trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng các loại thuốc giảm cân khiến gan của chúng ta rơi vào trạng thái “mệt mỏi ”, quá tải và dần bị nhiễm độc tố.

Cùng với việc không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do sử dụng thuốc giảm cân kết hợp với ăn kiêng. Các tế bào gan mới sẽ không được sản sinh, cộng thêm việc hoạt động quá mức dẫn đến quá trình thải độc kém. Lâu dần làm suy yếu chức năng gan.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Suy giảm chức năng gan là tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ giảm cân

Trà xanh và chiết xuất trà xanh trong một số thực phẩm giảm cân có tác dụng đốt cháy calo, phá vỡ các tế bào chất béo, và giảm sự hấp thụ chất béo. Uống trà xanh là an toàn. Tuy nhiên, uống chiết xuất trà xanh có thể không an toàn. Chiết xuất trà xanh có thể gây táo bón, đầy bụng khó chịu, buồn nôn và tăng huyết áp. Trong một số trường hợp, nó còn gây tổn thương gan.

Tương tự như gan, những tác động do thuốc giảm cân gây ra ở thận là giống nhau. Do phải liên tục hoạt động công suất lớn để đào thải mỡ thừa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về thận như: suy thận, sỏi thận.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây tổn thương thận

Giảm cân nhanh chóng có thể tạo ra sự thiếu hụt năng lượng và thận của bạn sẽ không thể chịu được áp lực của các hoạt động khác, gây ra các tổn thương bên trong thận.

Theo nghiên cứu từ các trường đại học tại Mỹ, tác hại của thuốc giảm cân có thể gây thiếu máu cục bộ, hay còn gọi là chảy máu trực tràng.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây chảy máu trực tràng

Các loại thuốc giảm cân có chứa phentermine kết hợp với fenfluramine gây viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ.

Đánh giá tác dụng của thuốc giảm cân đối với sức khỏe

Một tác động xấu đến sức khỏe nữa do sử dụng thuốc giảm cân là gây ra những tiêu cực đến tinh thần và cảm xúc của con người. Nếu sử dụng trong một thời gian dài hoặc quá liều, thuốc giảm cân chắc chắn gây ra triệu chứng kích động, dễ cáu gắt, khó chịu, thay đổi tâm trạng và hồi hộp.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Thuốc gây ảnh hưởng tinh thần và sức khỏe của cơ thể

Với các loại thuốc có nguồn gốc từ amphetamine có thể gây mất nhận thức và khiến người sử dụng rơi vào trạng thái lo lắng quá mức hay hoang tưởng nặng. Nếu đã có tiền sử bệnh trầm cảm, hãy cân nhắc khi sử dụng thuốc.

Giấc ngủ rất quan trọng cơ chế sinh học của mỗi người nhằm tái tạo, phục hồi sức khỏe. Sử dụng thuốc giảm cân làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tùy vào loại thuốc giảm cân bạn sử dụng làm cho nhịp tim và sự trao đổi chất trong cơ thể tăng nhanh, tạo ra nhiều năng lượng.

Đôi khi mức năng lượng được tạo ra tương tự như bạn dùng quá nhiều cà phê hoặc nước tăng lực vì chúng chứa nhiều thành phần giống nhau.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Uống thuốc giảm cân gây mất ngủ

Những vấn đề liên quan tới giấc ngủ là tác dụng phụ rất phổ biến của các loại thuốc giảm cân. Năng lượng duy trì ở mức cao và tim đập nhanh khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Các cảm giác hoang tưởng, lo lắng cũng sẽ khiến bạn thức khuya gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Các triệu chứng kéo theo khi mất ngủ như:

  • Mệt mỏi, uể oải vào ban ngày (rất nguy hiểm khi lái xe và các công việc đòi hỏi sự tập trung, hiệu suất lao động thấp).
  • Cảm giác chán nản, cáu gắt vô cớ.
  • Tăng cảm giác ngon miệng, muốn ăn nhiều khiến việc giảm cân khó khăn hơn.
  • Gây nên suy nghĩ cần dùng thuốc hoặc chất kích thích như cà phê , nước tăng lực để tính táo khiến bạn rơi vào một vòng luẩn quẩn những tác hại của thuốc giảm cân.

Người dùng thuốc hỗ trợ cân nặng có thể bị mất các đầu dây thần kinh serotonin trong não không thể phục hồi, dẫn đến các triệu chứng lo âu, trầm cảm, các vấn đề về nhận thức và giấc ngủ.

Tại sao mọi người sử dụng thuốc giảm cân lại có nguy cơ “nghiện” thuốc giảm cân ? Lý do là trong thuốc giảm cân có chứa chất chống trầm cảm, lo lắng và chất kích thích. Chủ yếu liên quan đến thành phần có tên là amphetamine.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Amphetamine gây nghiện chính là một trong các tác dụng phụ của thuốc giảm cân

Do tác dụng thứ cấp của thuốc giảm cân mà nhiều người sử dụng nó để cải thiện triệu chứng mất ngủ, thiếu tập trung như Adderall. So với những toa thuốc điều trị tăng động giảm chú ý ( ADHD) thì những toa thuốc này được kê với liều lượng cao hơn.

Nhưng ngay cả khi người dùng sử dụng Adderall theo liều lượng quy định cũng có nguy cơ gây phụ thuộc về tâm lý và thể chất. Theo FDA khuyến cáo, người sử dụng sẽ có khả năng lạm dụng thuốc cao.

Các loại thuốc giảm cân có chứa amphetamin luôn đi kèm với các hướng dẫn sử dụng nghiêm ngặt ở liều nhỏ và ngắn hạn. Việc lạm dụng thuốc lâu dài và thường xuyên dẫn đến khả năng dung nạp thuốc kém đi, người sử dụng muốn đạt hiệu quả như ban đầu phải sử dụng liều lượng cao hơn trước. Tình trạng “lờn thuốc ” sẽ gây ra các tác hại của thuốc giảm cân đã được liệt kê bên trên

Uống thuốc giảm cân nhiều có hại không? Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm cân gây ra tình trạng nghiện thuốc, dễ dẫn tới việc dùng ma túy. Khi không dùng thuốc nữa sẽ có cảm giác chán nản và muốn tử tự. Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao, tăng nhãn áp được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc giảm cân. Bởi loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng suy tim và mù mắt.

Uống thuốc giảm cân có tác hại gì không ? Thuốc giảm cân được đánh giá là an toàn và ít có khả năng gây vô sinh khi đạt được những yếu tố như được chiết xuất từ thiên nhiên. Không gây tác dụng phụ, an toàn, hiệu quả và được bộ y tế cấp phép lưu hành.

Nhiều chị em phụ nữ muốn cân nặng của mình giảm nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn thường tìm đến những loại thuốc được quảng cáo giảm cân hiệu quả. Các loại thuốc giảm cân này thường chứa rất nhiều thành phần nguy hại.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Các thành phần trong thuốc dùng lâu ngày dẫn đến tình trạng vô sinh

Các thành phần này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như choáng váng, huyết áp tụt, mệt mỏi… về lâu dài sẽ tích tụ lại và khiến cho khả năng sinh sản ở nữ giới bị tác động gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng. Vô sinh chính là tác dụng phụ nguy hiểm nhất mà người sử dụng, đặc biệt là các chị em có thể gặp phải.

Các thành phần trong thuốc, điển hình như Caffeine, một trong những thành phần phổ biến nhất được sử dụng trong các chất đốt cháy chất béo có thể làm tăng nhịp tim và nhịp thở của bạn, và làm giảm khả năng sinh sản của bạn. Hãy ngưng sử dụng thuốc nếu bạn muốn mang thai.

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại: >> Uống thuốc giảm cân có vô sinh không?

Những chất như phenolphthalein, sibutramine có ở một số thuốc giảm cân là những chất độc vô cùng nguy hại. Nó sẽ trực tiếp “tấn công” toàn cơ thể và tất nhiên là không ngoại trừ cơ quan sinh dục. Ở nữ giới, chất béo đóng vai trò quan trọng.

Khi lượng chất béo giảm đi đồng nghĩa chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn theo. Vì vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm cân vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn kinh nguyệt trầm trọng

Tỷ lệ mỡ cơ thể dưới 17% cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến vô kinh. Thuốc giảm cân là một tác nhân gây nên hiện tượng này.

Tác hại của thuốc giảm cân có thể thấy rõ ràng trên làn da nhất. Khi bạn cố ép cân nhanh chóng, làn da của bạn rơi vào tình trạng thiếu độ ẩm, thiếu dưỡng chất từ các loại thực phẩm . Dần các sợi protein bị gãy đứt làm da bị xỉn màu, nám , tàn nhang, nếp nhăn hình thành và xuất hiện mụn trứng cá. Việc giảm cân quá nhanh trong một thời gian ngắn sẽ khiến da dễ bị chảy xệ và không thể hồi phục về trạng thái ban đầu.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Da khô và sần sùi do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc

Việc giảm chất béo đột ngột đã làm suy yếu độ đàn hồi của da, do đó da sau khi giảm cân có thể bị chùng và nhão. Hãy chăm sóc da thật tốt sau khi giảm cân nhé!

Chế độ ăn uống đầy đủ chính là cội nguồn của một mái tóc đẹp. Việc bạn sử dụng thuốc giảm cân gây chán ăn làm cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng mất cân bằng khoa học. Đồng nghĩa với việc nang tóc không nhận đủ chất , gián đoạn sinh trưởng khiến tóc rụng nhiều.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tóc

Đa số những người ăn kiêng bị rụng tóc là do thuốc giảm cân gây ra tình trạng biếng ăn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhiều loại thuốc giảm cân gây lợi tiểu, nhuận tràng. Đây là nhóm thuốc gây khát nước , đi tiểu nhiều lần dẫn đến cơ thể mất nước nhanh chóng.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Cơ thể bị thiếu nước trầm trọng khi uống thuốc hỗ trợ xuống cân

Một nhóm khác là thuốc gây chuyển hóa chất béo nhanh. Quá trình chuyển hóa này đòi hỏi nhiều nước tham gia nên nhu cầu nước từ cơ thể lớn hơn so với bình thường . Loại thuốc giảm cân này cũng gây ra khát nước và làm mất lượng nước lớn trong cơ thể.

Thuốc hỗ trợ cân nặng sẽ làm mất một lượng nước của cơ thể. Đừng quên bổ sung nước đầy đủ khi giảm cân.

Việc thuốc giảm cân gây ảnh hưởng đến nhiều chức năng hoạt động cơ quan trong cơ thể dẫn đến tác hại cuối cùng có thể mang lại là suy giảm hệ miễn dịch. Điều này làm cơ thể luôn trong tình trạng uể oải và mệt mỏi.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Thuốc hỗ trợ giảm béo làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể

Một số loại thuốc giảm cân làm giảm tốc độ hấp thụ chất béo, do đó, chỉ có một lượng nhỏ chất dinh dưỡng hơn đi vào cơ thể bạn khiến khả năng miễn dịch suy yếu và tỷ lệ mắc các bệnh cao hơn.

Nhiều người lầm tưởng khi trên nhãn mác các hộp thuốc giảm cân ghi “ chiết suất trà xanh” được chiết xuất từ thiên nhiên nên an toàn. Đây là một sai lầm bởi vì chuyên gia đã chứng minh rằng các thành phần trong tinh chất trà xanh có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai khiến khả năng hấp thụ sắt bị kém dẫn đến tổn thương gan.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Chóng mặt, ù tai do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ giảm cân

Tác hại của thuốc giảm cân là làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn gây ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, ảnh hưởng đến hoạt động của não.

Trong một số loại thuốc giảm cân có chứa Thyroxin là loại chất có khả năng tăng cường chuyển hóa chất béo nhanh. Chính vì chức năng này , nhiều nhãn hàng thuốc giảm cân đã sử dụng trái phép liều lượng sử dụng khi điều chế gây ra các bệnh về ức chế tuyến giáp , gây bướu cổ và một số bệnh nguy hiểm khác.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Thyroxin trong thuốc giảm cân là nguyên nhân chính gây các bệnh về tuyến giáp.

Thyroxin sẽ giúp bạn ổn định cân nặng nhưng chỉ khi được dùng đúng liều lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra bệnh về tuyến giáp rất nguy hiểm.

Uống thuốc giảm cân có hại không ? Thuốc giảm cân được quảng cáo như là một giải pháp nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho việc giảm cân. Nhưng đó chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” .

Các loại thuốc giảm cân có chứa nhiều chất độc hại hủy hoại các hormone tự nhiên trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như sức khỏe tinh thần cho người sử dụng như bệnh động kinh và đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tác dụng phụ của thuốc gây tình trạng đột quỵ

Thuốc giảm cân có chứa Dexatrim và Acutrim có thể làm tăng tỷ lệ bị đột quỵ do xuất huyết lên gấp 16 lần.

Bảng 1: Tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm cân

Tên thuốc Danh mục thuốc Tác dụng thường gặp
Adipex-P (phentermine) Thuốc ức chế sự thèm ăn, amin giao cảm Tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, bồn chồn, phụ thuộc, lạm dụng thuốc có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài. Phentermine không liên quan đến bệnh hở van tim, tránh sử dụng trước khi đi ngủ.
Alli (orlistat): không kê đơn (OTC) Chất ức chế lipase Đi tiểu nhiều lần và tiểu ra dầu, đầy bụng, khó kiểm soát việc đi ngoài. Nên uống Alli với một viên vitamin tổng hợp 1 ngày/lần trước khi đi ngủ.
Bontril PDM (phendimetrazine) Thuốc ức chế sự thèm ăn, amin giao cảm Tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, phụ thuộc, lạm dụng có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài, giảm cảm giác thèm ăn, tránh dùng trước khi đi ngủ.
Contrave (bupropion và naltrexone) Thuốc chống trầm cảm (chất ức chế norepinephrine và dopamine) và một chất đối kháng opioid Buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, táo bón, chóng mặt, khó ngủ, khô miệng, tiêu chảy, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, hồi hộp, run, bốc hỏa, vị giác bất thường.
Desoxyn (methamphetamine) Thuốc ức chế sự thèm ăn, amin giao cảm Tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn. Khả năng lạm dụng cao. Chỉ sử dụng nếu các phương pháp điều trị thay thế không hiệu quả. Tránh sử dụng trước khi đi ngủ.
Benzphetamine Thuốc ức chế sự thèm ăn, amin giao cảm Tăng huyết áp, nhịp tim, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, lạm dụng thuốc có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài, giảm cảm giác thèm ăn, tránh dùng trước khi đi ngủ.
Diethylpropion (chỉ chung) Thuốc ức chế sự thèm ăn, amin giao cảm Táo bón, bồn chồn, khô miệng, tăng huyết áp và nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, bồn chồn, lạm dụng thuốc, tránh sử dụng trước khi đi ngủ.
Qsymia (viên nang phóng thích kéo dài phentermine và topiramate) Thuốc ức chế sự thèm ăn, tác dụng chính xác của topiramate trong việc giảm cân chưa được nghiên cứu Cảm giác ngứa ran, chóng mặt, thay đổi vị giác, mất ngủ, táo bón, khô miệng. Thuốc được uống một lần mỗi ngày vào buổi sáng. Tránh dùng vào buổi tối vì nó có thể gây khó ngủ. Không sử dụng nếu đang mang thai hoặc dự định mang thai do có thể bị dị tật bẩm sinh.
Saxenda (liraglutide) Thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon, điều chỉnh sự thèm ăn và lượng thức ăn, tiêm dưới da ngày một lần. Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón, giảm cảm giác thèm ăn, chóng mặt, nhức đầu, ợ chua, mệt mỏi, chóng mặt, đau dạ dày, đầy hơi, khô miệng, lượng đường trong máu thấp ở bệnh tiểu đường loại 2, tăng nhịp tim, tăng lipase.
Xenical (orlistat) Chất ức chế lipase Tăng khí hơi trong bụng, đi tiểu nhiều, tiểu ra dầu, khó kiểm soát đi ngoài. Nên uống Xenical với một loại vitamin tổng hợp hàng ngày có chứa các vitamin tan trong chất béo.
Wegovy (semaglutide) Thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon, điều chỉnh sự thèm ăn và lượng thức ăn, tiêm dưới da ngày một lần. Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu, cảm thấy đầy hơi, ợ chua, mệt mỏi (mệt mỏi), táo bón.

Để hạn chế tối thiểu nhất các tác hại không mong muốn từ thuốc giảm cân, khi sử dụng ta cần lưu ý một số điều sau :

Đánh trúng tâm lý mong muốn thân hình thon gọn của các chị em phụ nữ , đã có rất nhiều sản phẩm thuốc giảm cân được bày bán trên mạng với tác dụng thần thánh. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng đạt tiêu chuẩn để sản xuất. Vì thế để tránh rước bệnh về người ta cần phải tỉnh táo tìm hiểu rõ thông tin của nhà cung cấp có đáng tin cậy hay không?

Nên chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm định để đảm bảo cho sức khỏe. Tốt nhất có điều kiện hãy mua sản phẩm tại cửa hàng , các đại lý phân phối để được tư vấn trực tiếp và kiểm chứng.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Chứng nhận chất lượng sản phẩm từ Venus Xem thêm: >> Thuốc giảm cân mua ở đâu uy tín?

Thuốc giảm cân là thực phẩm chức năng, không phải thuốc tiên có thể giúp bạn giảm cân trong 1-2 ngày. Vì vậy bạn cần phải kiên trì theo đúng liều lượng được hướng dẫn theo chuyên gia. Việc sử dụng quá nhiều không giúp bạn giảm cân nhanh hơn mà còn tác dụng ngược gây ra các bệnh nguy hiểm tính mạng.

Tham khảo: >> Top 25 viên uống giảm cân hiệu quả đã được kiểm chứng về độ an toàn >> Nên uống thuốc giảm cân vào buổi tối hay buổi sáng?

Như chúng tôi đã nêu ở trên, thuốc giảm cân có nhiều tác dụng phụ nhất là đối với những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, gan thận, đái tháo đường . Nếu mong muốn sử dụng bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Đặc biệt không sử dụng thuốc giảm cân cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ dưới 12 tuổi.

Tại sao uống thuốc giảm cân lại đau bụng
Tập thể dục kết hợp chế độ ăn giúp bạn giảm cân một cách an toàn và khỏe mạnh.

Cơ chế của thuốc giảm cân là tác động vào hệ tiêu hóa để hạn chế hấp thu chất béo và làm giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy nếu bạn vừa uống thuốc nhưng vẫn nạp một lượng calo vào cơ thể thì rõ ràng việc giảm cân của bạn không thành công.

Thực tế các chuyên gia về dinh dưỡng không khuyến khích sử dụng thuốc giảm cân nhanh nếu không cần thiết. Đây là giải pháp cuối cùng hoặc chỉ chỉ sử dụng kết hợp với luyện tập và ăn uống. Trên thực tế , muốn giảm cân hiệu quả khỏe mạnh cần kết hợp một chế độ luyện tập và dinh dưỡng phù hợp.

Xem thêm: Video tài liệu về Thuốc giảm cân: Hai lưỡi con dao đều sắc

Những ảnh hưởng của thuốc giảm cânBất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó, ngoài công dụng mang lại thì đi kèm theo đó là một số tác hại của thuốc giảm cân. Thuốc giảm cân không thể điều trị hoàn toàn bệnh thừa cân. Khi dừng thuốc, cân nặng của bạn sẽ tăng trở lại. Việc giảm cân cần thời gian lâu dài cùng với sự kiên trì để duy trì chế độ ăn uống phù hợp và tập luyện thường xuyên. Không nên sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc xuất sứ, trôi nổi trên thị trường, đề phòng hàng giả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tham khảo những loại thuốc giảm cân an toàn cho bạn: >> Top 25 loại thuốc giảm cân hiệu quả và an toàn được chị em tin dùng >> Tổng hợp các loại thực phẩm chức năng giảm cân tốt nhất hiện nay

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?