Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

Sau khi nhận phòng, khách thuê phòng thường mở cửa và bước vào ngay. Tuy nhiên, đây là một trong những điều đại kỵ nhiều người mắc phải.

Khi đi du lịch, công tác.. việc tìm đến các dịch vụ lưu trú để qua đêm tại đây là điều hiển nhiên. Nắm bắt được nhu cầu ấy của các thượng đế, phòng cho thuê, khách sạn mọc lên như nấm sau mưa. Bạn rất dễ tìm được cho mình một căn phòng ưng ý với nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn.

Tuy nhiên, không giống như phòng ngủ ở nhà, phòng khách sạn là nơi đã có rất nhiều người lưu trú trước đó và bạn không thể biết được từng có chuyện gì xảy ra ở căn phòng này. Thế nên, để tránh những điều xui rủi bạn cần nhớ rõ là khi mở cửa phòng không được bước vào và đóng cửa lại ngay mà phải gõ cửa 3 cái.

Trước tiên, bạn gõ cửa 3 cái sau đó mở cửa ra và để yên như thế. Sau đó, bạn đứng sang bên trái của cửa nếu là nam giới và đứng qua bên phải nếu là nữ giới khoảng 1m. Lúc này bạn đã có thể bước vào phòng như bình thường.

Sỡ dĩ người xưa kiêng không bước vào phòng lạ ngay bởi quan niệm, vì căn phòng cho thuê gần như là căn phòng vô chủ nên âm khí rất nặng. Khi mình đến ở, gõ cửa để đánh động rằng có người sắp đến, mở cửa và đứng sang một bên để “tiễn” âm khí ra ngoài. Như thế căn phòng của bạn sẽ chỉ còn vượng khí.

Dung (Nguoiduatin.vn)

Gia đình tôi vừa đi du lịch, có thuê khách sạn 5 sao để nghỉ ngơi. Chúng tôi được nhân viên dẫn đi nhận phòng. Trước khi dùng thẻ từ để mở, cô ấy có gõ vài tiếng lên cánh cửa. Tôi thắc mắc rằng tại sao lại phải gõ cửa vì khách sạn phải chắc chắn phòng không có người, đã dọn dẹp sạch sẽ thì mới cho chúng tôi nhận phòng? Vậy đó sẽ là phòng mới, chứ đâu phải phòng có người dùng? Tôi có hỏi nhưng nhân viên đó chỉ mỉm cười, nên tôi đành lên đây đợi câu trả lời từ độc giả. Xin cám ơn!

Dương Đông có những khách sạn 3 sao nào ở tốt?

Nguyễn Hồng Phúc

Tại sao phải gõ cửa 3 lần khi vào phòng khách sạn? Những lưu ý tối kị khi ở khách sạn là gì? Đây là những câu hỏi có sự thu hút mạnh mẽ đối với những thành viên đam mê tìm hiểu sự việc bí ẩn, hay những ai thường đi công tác, du lịch ngắn ngày sẽ lưu tâm để ý. Để giải đáp cho những thắc mắc này, Luxtour sẽ lý giải cho quý vị thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi!

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

Lý giải việc phải gõ cửa 3 lần khi vào phòng khách sạn

Chúng ta thường nghe những thông tin về việc tại sao khi đến một phòng khách sạn, cơ sở lưu trú hay những căn phòng lâu ngày không sử dụng phải gõ cửa trước khi vào. Quan niệm này ta hãy cùng phân tích theo hai yếu tố, cụ thể là: 

1. Yếu tố về quan niệm tâm linh

Ông cha ta từ ngàn đời nay vẫn quan niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành. Sở dĩ những căn phòng cho thuê là nơi vô chủ, có rất nhiều người đã ra vào căn phòng đó nên âm khí trong phòng rất nặng. Và một điều chắc chắn rằng chúng ta không thể biết được trong căn phòng mà mình có ý định thuê đã từng được sử dụng vào mục đích gì.

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

Để tránh những vận hạn, điều xung khắc không tốt cho mình thì trước khi bước vào phòng bạn nên gõ cửa, đánh tiếng trước như để thông báo rằng có người đang đến. Trước tiên đứng trước cửa phòng đang khóa bạn gõ 3 tiếng liên tục. Sau đó mở khóa cửa, nếu là nữ giới bạn đứng sang bên trái cửa, nếu là nam giới bạn đứng sang bên phải cửa khoảng cách từ cửa đến vị trí đứng là 1m. Khi hoàn thành xong các thủ tục bạn bước vào phòng như bình thường. Bật hết các công tắc đèn trong phòng, xả nước nếu có thể hãy hé mở cửa sổ để không khí được thông thoáng và tiễn âm khí ra ngoài. 

2. Yếu tố về nghiệp vụ và phép lịch sự

Trên thực tế, hầu như tất cả những khách sạn lớn khi nhân viên lễ tân hay ballman hướng dẫn và đưa đồ đạc hành lý của khách lên trên phòng cũng đều gõ cửa 3 cái, xưng danh trước khi bước vào bất cứ một căn phòng nào mặc dù biết chắc chắn rằng trong phòng không có ai. 

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

Đây là những yêu cầu bắt buộc trong tính chuyên nghiệp của các khách sạn đứng đầu về chất lượng dịch vụ. Điều này đánh giá được phép lịch sự, sự tôn trọng khách hàng, sự tôn trọng sự riêng tư của người bên trong (nếu có). Có thời gian chuẩn bị cho sự xuất hiện của người khác vào phòng bất ngờ. 

Việc này cũng là khâu quan trọng kiểm tra lại một lần nữa việc có thực sự đúng số phòng hay chưa tránh những nhầm lẫn làm ảnh hưởng tới sự riêng tư của khách hàng. 

Như vậy, việc gõ cửa 3 cái trước khi vào phòng khách sạn chúng ta chỉ hiểu đơn giản là tôn trọng sự riêng tư, giữ phép lịch sự nếu có người đang sử dụng dịch vụ phòng ở bên trong. Khi hoàn tất thủ tục này chúng ta sinh hoạt và ở lại phòng như bình thường.

Những lưu ý tối kị khi ở khách sạn, hotel

Những lưu ý về điều tối kỵ không nên làm ở khách sạn được nêu ra mang tính chất để mọi người tham khảo. Tin vào những điều mà khoa học chưa thể lý giải được. Tuy nhiên, nếu đã là quan niệm lâu đời này mà ta vẫn thường áp dụng rồi thì việc thực hiện theo cũng sẽ phần nào giảm bớt về nỗi lo tâm lý, mang tư tưởng không thoải mái sẽ ảnh hưởng tới chuyến đi. Vậy những điều lưu ý đó chính là: 

– Không cắt móng tay vào ban đêm

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

– Không chụp ảnh, gọi tên thật của nhau vào nửa đêm tại khách sạn

– Hạn chế sử dụng phòng khách sạn cuối dãy 

– Cần bật đèn, thiết bị điện ngay khi vào phòng 

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

– Lựa chọn tầng tương sinh với mình, tránh chọn những phòng tương khắc, gây rủi ro cho cả chuyến đi. 

– Không nên ngả lưng xuống giường ngủ luôn ngay sau khi vừa nhận phòng 

– Đi ngủ nên để đèn điện 

– Không nên mở toang tủ quần áo, ngăn kéo nếu không cần thật sự cần thiết. 

Bài viết là những thông tin mà Luxtour muốn chia sẻ với các bạn, hi vọng sau khi tìm hiểu về bài viết rồi hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích và chọn lọc cho bản thân. 

Thông tin liên hệ: Công Ty TNHH Thương Mại Luxtour  – Dịch vụ tốt nhất!

Địa chỉ: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hotline: 0372 667 666

Email:

Website: https://luxtour.com.vn

Tại sao vào khách sạn phải gõ cửa

Mình là Giang – một cô gái học Báo chí nhưng lại có niềm đam mê với du lịch, hiện là Content Marketing tại Luxtour. Mình luôn quan niệm rằng, cuộc đời là những chuyến hành trình, đi và trải nghiệm là cách để hoàn thiện bản thân nhanh nhất. Vậy nên, mình đi nhiều hơn, đến những vùng đất mới để tham quan, khám phá và trải nghiệm. Thay vì một mình tận hưởng chuyến đi, mình chọn cách viết bài để chia sẻ toàn bộ hành trình, về những điều mình đã trải qua để truyền cảm hứng du lịch đến mọi người.