Thanh Thủy bao nhiêu xã?

Huyện sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập 6 xã (đây là các xã có tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều chưa đạt 50% so với quy định) và sau sắp xếp, giảm 4 xã, chỉ còn 11 đơn vị hành chính cấp xã.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
HĐND huyện Thanh Thủy họp phiên bất thường thông qua Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã.

Xác định việc thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của địa phương trong giai đoạn hiện nay, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Thủy đang nỗ lực để hoàn thành Đề án đúng tiến độ.

Cụ thể sẽ sáp nhập 3 xã Trung Thịnh, Đồng Luận và Trung Nghĩa thành 1 đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Đồng Trung có tổng diện tích trên 16 km2, dân số gần 11 nghìn người, trụ sở mới đặt tại xã Đồng Luận hiện nay. Sáp nhập 3 xã Tu Vũ, Yến Mao, Phượng Mao thành 1 đơn vị hành chính mới lấy tên gọi là xã Tu Vũ có tổng diện tích trên 25 km2, dân số gần 10 nghìn người, trụ sở đặt tại xã Yến Mao ngày nay.

Trước đó, huyện Thanh Thủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và giúp cán bộ, đảng viên cùng nhân dân hiểu rõ về ích lợi, hiệu quả của việc sáp nhập. Đến nay, HĐND cấp xã, huyện cũng đã thông qua được đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, dự kiến đơn vị hành chính mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020.

Nói về công tác cán bộ sau khi sáp nhập các xã, ông Nguyễn Minh Tường - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, sáp nhập địa giới hành chính cấp xã huyện Thanh Thủy khẳng định đến nay, huyện đã tập trung rà soát kĩ lưỡng đội ngũ hiện có, chuẩn bị phương án để bố trí, sắp xếp cán bộ, đảm bảo lựa chọn được những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác trên cơ sở các tiêu chí rất cụ thể, công khai, minh bạch để đảm đương nhiệm vụ tại đơn vị hành chính mới; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ dôi dư.

Mục đích là làm sao để bộ máy chính quyền các xã mới được thành lập nhanh chóng đi vào ổn định, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề tốt nhất cho việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Thanh Thủy sáp nhập hàng loạt xã tại chuyên mục Xã hội của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

Thanh Thủy là một huyện miền núi nằm phía Nam tỉnh Phú Thọ. Phía đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). Phía tây giáp huyện Thanh Sơn. Phía nam giáp huyện Thanh Sơn, còn đông nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình). Phía bắc giáp huyện Tam Nông.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
Cảnh đẹp thiên nhiên ở Thanh Thủy
  • Những điểm du lịch hấp dẫn ở Phú Thọ
  • Đặc sản Phú Thọ hấp dẫn du khách
  • Khách sạn giá rẻ ở Phú Thọ

2. Lịch Sử hình thành huyện Thanh Thủy

Huyện Thanh Thủy có 15 đơn vị hành chính: Xuân Lộc, Đào Xá, Thạch Đồng, Tân Phương, TT Thanh Thủy, Bảo Yên, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Hoàng Xá, Đồng Luận, Trung Thịnh, Trung Nghĩa, Phượng Mao, Yến Mao và Tu Vũ (gồm 14 xã và 1 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 12.550 ha. Trong đó, riêng diện tích đất gieo trồng tính đến hết năm 2013 là 7096 ha, dân số khoảng 78.000 người. Trong tương lai, huyện Thanh Thủy sẽ là huyện có giá trị về du lịch, dịch vụ và thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Thanh Thủy

Thanh Thủy là huyện miền núi, có địa hình bán sơn địa. Huyện có nhiều phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Núi non trùng điệp, cảnh sắc thơ mộng. Những bản làng nằm ẩn mình trong thung lũng hay chênh vênh trên sườn núi để lại những khoảnh khắc ấn tượng vô cùng. Du lịch Phú Thọ về với huyện Thanh Thủy, ta sẽ cảm nhận được cái trong trẻo của mỗi sớm ban mai bên núi rừng, thích thú nhìn những bà con dân tộc lên nương.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
Hồ nước trong xanh ở huyện Thanh Thủy

Đến với Thanh Thủy có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời xen lẫn các truyền thuyết của dân tộc thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa còn lại đến ngày nay. Trong đó nổi bật là các di tích Đền Lăng Sương ở Trung Nghĩa (di tích cấp Quốc gia), Đền Và ở Yến Mao, Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đình Đào Xá và đền Tam Công ở Đào Xá… gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
Thanh Thủy Resort

Ngoài ra, huyện Thanh Thủy còn có Hồ Phượng Mao, Hồ Suối Rồng (Sơn Thủy), đầm Bạch Thủy (Đồng Luận, Trung Thịnh)… Khu nước khoáng nóng, hệ thống di tích lịch sử (Lăng Sương, Đào Xá), Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, Thanh Lâm Resort, khu du lịch Đảo Ngọc…

4. Đặc sản huyện Thanh Thủy

Mảnh đất thiêng Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Thủy nói riêng – nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon thể hiện văn hóa vùng, miền. Tiêu biểu như : thịt chua, bánh tai Phú Thọ, cọ Phù Ninh, trám Phú Thọ, cỏ ỏm, rêu nướng, rau sắng….
Đến Thanh Thủy du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nổi tiếng tương làng Bợ,búo khoai…
Tương làng Bợ: “Nhất kinh kỳ, nhì Bợ Bạt” là câu ca truyền miệng nói về làng Bợ xa xưa nổi tiếng trên bến, dưới thuyền, giao lưu buôn bán nhộn nhịp, trong đó có nghề làm tương. Tương làng Bợ lại ngọt đậm đà, thanh sạch, tinh khiết như chính tấm lòng chân thật của những con người tảo tần, lam lũ nơi đây. Để ra được sản phẩm chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, người làm tương phải cẩn thận, chăm chút trong từng công đoạn chế biến, từ khâu chọn nguyên liệu, ủ muối, ngâm nước đỗ.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
Đặc sản tương làng Bợ ở huyện Thanh Thủy

Búp khoai kho là món ăn truyền thống ở huyện Thanh Thủy –  một món ăn dân dã và cũng rất thú vị, hấp dẫn với nhiều người. Búp khoai ở đây không phải là búp khoai lang, mà là búp của các giống khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai đốm… Khi búp khoai được chế biến, từng chiếc búp khoai bên ngoài vẫn săn nguyên nhưng bên trong đã chín mềm mục tỏa ra mùi thơm ngậy của dọc, của cua, ngọt ngào của tương và hương vị đặc trưng của khoai đồng.Bất cứ ai ăn rồi đều khó lòng quên được.
Những món đặc sản Phú Thọ tại Tân Sơn rất được lòng du khách, trở thành món quà biếu cho người thân, làm quà cho du khách ở xa về.

5. Đơn vị hành chính huyện Thanh Thủy

Huyện Thanh Thủy có thị trấn Thanh Thủy (huyện lị) và cùng 14  đơn vị cấp xã khác. Huyện có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
Đặc biệt,các ngân hàng, bệnh viện, trường học cùng nhiều dịch vụ từ cao cấp đến cơ bản được đưa vào phục vụ người dân…Hiện nay, các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Thanh Thủy bao nhiêu xã?
Khách sạn ở huyện Thanh Thủy

6. Phương tiện giao thông huyện Thanh Thủy

Huyện Thanh Thủy có đường giao thông thuận lợi, tạo điều cho kinh tế phát triển. Đến Thanh Thủy, du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe khách, taxi tùy vào điều kiện và mục đích… Thanh Thủy không có đường sắt, Quốc lộ đi qua nhưng có hệ thông đường giao thông liên tỉnh, huyện, xã rất thuận lợi với tổng chiều dài trên 650 km. Ngoài tuyến Tỉnh lộ 316 (Trung Hà – Bến Ngọc), Tỉnh lộ 317 (Trung Hà – Hòa Bình), đường liên huyện Thanh Thủy – Thanh Sơn – Tam Nông. Trên địa bàn huyện còn có hàng chục con đường liên xã, liên thôn khác là huyết mạch giao thông trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện rất thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh- quốc phòng.

7. Cảm nghĩ về huyện Thanh Thủy

Thanh Thủy là huyện miền núi còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp tuyệt vời. Vùng đất này có nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống yên bình của người dân.

Thanh Thúy có bao nhiêu xã?

Huyện Thanh Thủy có 15 xã: Bảo Yên, Đào Xá, Đoan Hạ, Đồng Luận, Hoàng Xá, La Phù, Phượng Mao, Sơn Thủy, Tân Phương, Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tu Vũ, Xuân Lộc, Yến Mao.

Xã Thanh Thủy có bao nhiêu thôn?

Xã Thanh Thủy được chia thành 8 thôn: Bến, Đình Hậu, Đò, Đồng Ao, Lường Phượng, Ô Cách, Trung Thành, Trung Thứ.

Thanh Thủy nghĩa là gì?

Thanh Thủy là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 65km, phía Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông.

Huyện Thanh Thủy là ở đâu?

Thanh Thủy là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 65 km, là vùng đất linh thiêng, được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc thơ mộng, cùng với nguồn nước khoáng nóng tự nhiên chất lượng cao nổi tiếng khắp cả nước.