Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ bảo hiểm năm 2024

Trả lời văn thư số 330/2015/BVSG/KT ngày 20/04/2015 của Công ty về hóa đơn chứng từ, Cục thuế TP có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 2đ và Khoản 2e Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 11/01/2011 về việc hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

đ) Đối với trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm và giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm:

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh, khi hoàn trả phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ), doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hóa đơn này là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra, tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh chi phí mua bảo hiểm, số thuế GTGT đã kê khai hoặc đã khấu trừ.

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hóa đơn GTGT, khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn thu phí bảo hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khách hàng không cung cấp được hóa đơn thu phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào hóa đơn lưu tại doanh nghiệp và biên bản hoặc văn bản thỏa thuận để thực hiện hoàn trả số tiền phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.

Trường hợp giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật liên quan.

  1. Đối với trường hợp giảm phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm và lập hóa đơn cho khách hàng nhưng vì lý do khách quan phải giảm phí cho khách hàng hoặc theo thỏa thuận đến hết thời hạn bảo hiểm nếu không xảy ra tổn thất hoặc tổn thất thấp hơn tỷ lệ quy định trong đơn bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được giảm một phần phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện điều chỉnh giảm phí bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được giảm theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT cho phần giảm phí này. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm phí (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho dịch vụ bảo hiểm tại hóa đơn số, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên kê khai điều chỉnh doanh thu, chi phí và thuế đầu ra, đầu vào.

Căn cứ Khoản 4a Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.”

Trường hợp Công ty ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, trong năm có phát sinh điều chỉnh phí bảo hiểm do giảm người tham gia bảo hiểm hoặc giảm giá trị tài sản tham gia bảo hiểm thì Công ty và khách hàng phải tự xác định khoản tiền điều chỉnh phí thuộc trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm hay thuộc trường hợp giảm phí bảo hiểm để thực hiện lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Điểm 2đ hoặc Điểm 2e Điều 9 Thông tư 09/2011/TT-BTC nêu trên.

Khi quyết toán hợp đồng năm trước, nếu Công ty phải hoàn trả lại phí cho khách hàng (tổ chức kinh doanh) thì phải yêu cầu khách hàng lập hóa đơn xuất giao cho Công ty. Trường hợp khách hàng tiếp tục tham gia bảo hiểm năm nay thì Công ty thực hiện lập hóa đơn cho hợp đồng mới theo đúng quy định. Về việc Công ty nêu có những đơn vị không thể lập hóa đơn cho khoản tiền hoàn trả phí bảo hiểm đề nghị Công ty có văn bản cụ thể trường hợp này để Cục Thuế TP có căn cứ hướng dẫn theo quy định.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

“đ) Đối với trường hợp hoàn trả phí bảo hiểm và giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm:

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh, khi hoàn trả phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ), doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hóa đơn này là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra, tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh chi phí mua bảo hiểm, số thuế GTGT đã kê khai hoặc đã khấu trừ.

Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hóa đơn GTGT, khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hóa đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thu (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hóa đơn thu phí bảo hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khách hàng không cung cấp được hóa đơn thu phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào hóa đơn lưu tại doanh nghiệp và biên bản hoặc văn bản thỏa thuận để thực hiện hoàn trả số tiền phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.

Trường hợp giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản pháp luật liên quan.”

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lờinguyên tắc cho Độc giả như sau:

Trường hợp Độc giả trình bày công ty bảo hiểm tạm tính phí đầu năm, cuối năm tính lại phí bảo hiểm, số tiền tạm tính lớn hơn số tiền thực tế và công ty bảo hiểm phải trả lại cho công ty của Độc giả số tiền là phần chênh lệch giữa số tạm tính và số thực tế phát sinh thì thực hiện theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 09/2011/TT-BTC.