Thời hạn bắt buộc dùng hóa đơn điện tử năm 2024

Ngày17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Theo đó, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử bao gồm:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.

Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử.

Ký hiệu hóa đơn điện tử.

Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Một số hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, các dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn cũng là nội dung đáng chú ý tại Thông tư này.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn giấy bao gồm: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, sử dụng biên lai thu thuế – phí – lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân, hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

Hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022 gồm các trường hợp sau:

  • Nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng HĐĐT;

- Nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh;

- Khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh.

Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng khi:

Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập HĐĐT để sử dụng HĐĐT và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ:

- Ngày 01/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01/7/2022;

- Hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/7/2022.

Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Bộ Tài chính khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.

Từ ngày 01/7/2022, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải sử dụng hóa đơn điện tử. Quy định này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/7/2022 nếu đáp ứng đủ điều kiện.

1. Trường hợp nào không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?

Từ ngày 01/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Nội dung này được nêu rõ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

“2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Thông tư này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018, Thông tư số 68/2019/TT-BTC và Thông tư này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này.”.

Theo đó, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022 nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

(1) Thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022.

(2) Chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.

Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in,… thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

Thời hạn bắt buộc dùng hóa đơn điện tử năm 2024

2. Đối tượng phải sử dụng hóa đơn điện tử

Ngoại trừ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đáp ứng 02 điều kiện như trên thì tất cả doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh còn lại phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định, gồm:

(1) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

(2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

(3) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác.

(4) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

(5) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.

Từ ngày 01/7/2022, những đối tượng trên phải sử dụng hóa đơn điện tử gồm hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:

- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Lưu ý: Từ ngày 21/11/2021, Bộ Tài chính đã công bố triển khai và chính thức sử dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh thành phố giai đoạn 1, gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ (những địa phương này triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trước).

3. Mức phạt vi phạm quy định chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử

Đối với cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mà bị phát hiện có thể bị xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

- Phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

+ Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

+ Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

Hóa đơn đỏ có thời hạn bao lâu?

Cụ thể căn cứ theo Điều 12, 13, 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật kế toán và Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được hiểu một loại chứng từ kế toán, có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm. Thời gian lưu trữ hóa đơn điện tử tối thiểu là 10 năm.

Thông tư 78 có hiệu lực khi nào?

Tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, Chính phủ đã điều chỉnh thời gian bắt buộc: Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022.

Hóa đơn điện tử có giá trị khi nào?

Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là HĐĐT. HĐĐT có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong HĐĐT từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.

Bao nhiêu tiền thì xuất hóa đơn điện tử?

– Đối với hóa đơn điện tử: Người bán phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ cung ứng từ 200.000 đồng trở lên cho dù người mua không yêu cầu lấy hóa đơn hoặc giá trị hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới 200.000 đồng mà người mua yêu cầu xuất hóa đơn (theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC).