Thuốc panadol uống cách nhau mấy tiếng

Panadol là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Panadol, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chức năng cũng như liều lượng của từng loại thuốc. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc giảm đau.

1. Panadol là thuốc gì? Chức năng của Panadol?

Panadol là một loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol giúp người dùng nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái. Thông thường, loại thuốc này được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,... Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo nên sử dụng đúng liều lượng vì khi lạm dụng Panadol nhiều sẽ dễ dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc Panadol được dùng điều trị bệnh gì?

Mặc dù, thuốc Panadol có nhiều chức năng giảm đau nhưng theo các bác sĩ và người tiêu dùng thì loại thuốc này điều trị tốt nhất đối với triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, trong thành phần của thuốc có chứa vitamin C để bổ sung cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết khi uống Panadol thì có buồn ngủ không? Thực tế, khi sử dụng Panadol đúng như chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác buồn ngủ.

2. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc Panadol được không?

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ thể. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu quyết định lựa chọn thuốc Panadol để giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, một người lại phân vân không biết khi mang thai việc sử dụng thuốc Panadol có nguy hiểm hay để lại biến chứng nào cho thai nhi không?

Thực tế, chất paracetamol có trong Panadol được kiểm tra không phải loại thuốc nằm trong danh sách chống sử dụng cho mẹ bầu. Theo các nguyên cứu, đến nay các bác sĩ vẫn chưa đưa ra được bất kỳ minh chứng nào cho thấy thuốc Panadol có ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Mẹ bầu chỉ dùng thuốc Panadol theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, trước khi sử dụng Panadol để giảm đau thì mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại thuốc Panadol. Đồng thời, ở mỗi loại thuốc sẽ được làm từ những thành phần khác nhau nên xét về công dụng từng loại thì cũng có sự khác biệt. Một số loại thuốc nhãn hiệu Panadol có chứa naproxen, aspirin hay ibuprofen,... Mặc dù chúng đều có chức năng giống nhau nhưng không phải mẹ bầu đề có thể sử dụng tất cả các loại thuốc này.

3. Cách sử dụng thuốc Panadol thích hợp cho từng độ tuổi

Thuốc Panadol được dùng để điều trị cho đối tượng bệnh nhân cả trẻ em và người lớn. Do đó, mọi người có thể yên tâm khi nhận được đơn thuốc có Panadol từ bác sĩ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải cân nhắc về loại thuốc, liều lượng, cách dùng vì ở mỗi độ tuổi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Cụ thể như:

3.1. Đối với người lớn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Panadol, tuy nhiên hàm lượng paracetamol ở mỗi loại lại có sự chênh lệch với nhau. Do đó, việc đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ dành cho mỗi toa thuốc là rất cần thiết trong việc điều trị bệnh. Đồng thời, việc đọc chính xác cũng giúp bạn không mắc phải những sai lầm nếu uống quá nhiều hoặc quá ít so với chỉ định.

Khoảng cách thời gian mỗi lần uống ít nhất là 4 tiếng hoặc nhiều nhất là 6 tiếng. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống quá 4000mg paracetamol trong một ngày.

3.2. Đối với trẻ em

Thuốc Panadol chỉ dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc Panadol có chứa hàm lượng paracetamol thấp hơn. Trong một ngày có thể uống nhiều lần nhưng phải đúng theo quy định và khoảng cách mỗi lần uống tối thiểu là 4 tiếng và tối đa là 6 tiếng. Liều lượng thuốc được tính theo cân nặng của em bé, tùy theo trọng lượng cơ thể sẽ có lượng thuốc phù hợp.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần lưu ý, thuốc Panadol chỉ sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Một số bậc phụ huynh chỉ hiểu công dụng chung chung của thuốc và tự ý lựa chọn thuốc cho con sử dụng nhưng không hiểu rõ giới hạn độ tuổi, liều lượng dùng. Việc tự kê đơn thuốc mà không được bác sĩ hỗ trợ hoặc tư vấn sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm trong lựa chọn thuốc cũng như cách dùng. Do đó, sự tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết.

4. Thuốc Panadol có tác dụng phụ không?

Thuốc Panadol là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các triệu chứng đau, nhức của cơ thể. Mức độ hiệu quả của loại thuốc này cũng khá cao và không gây hại cho người dùng. Theo các bác sĩ, nhà nghiên cứu đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng thì thuốc Panadol vẫn có khả năng gây ra những tác dụng phụ nhưng mức độ rất thấp. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc có thể mắc phải một trong các triệu chứng sau đây do tác dụng phụ của thuốc gây nên, chẳng hạn như:

  • Số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp, tức bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc một vài tác dụng phụ khác có liên quan đến máu. Điển hình như rối loạn đông máu.

  • Trên da xuất hiện những phản ứng do mẫn cảm với thuốc: cơ thể phát ban, hội chứng Stevens - Johnson [một hội chứng thường do dị ứng thuốc], phù mạch.

Cơ thể phát ban do dị ứng với thuốc Panadol

  • Đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với aspirin và một số thuốc NSAID thì có thể xuất hiện triệu chứng khó thở do phế quản bị co thắt.

  • Gan bất thường.

5. Một số lưu ý

Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ có thể gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc Panadol nhưng vẫn chưa được liệt kê đầy đủ hoàn toàn. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng thuốc cơ thể bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng khác thường nào hãy liên hệ với bác sĩ. Để đảm bảo hơn, các bạn nên trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp sớm nhất.

Một số bệnh nhân thường ỷ lại và không quan tâm đến các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Mặc dù, các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị do mức độ tác động của thuốc nhẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phản ứng hơi mạnh với thuốc [rất hiếm], thường do cơ thể đã có những mẫn cảm từ trước với thành phần có trong thuốc. Chính vì thế, khi thăm khám hoặc mua thuốc, mọi người nên lưu ý với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Nên sử dụng thuốc Panadol theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý không sử dụng thuốc Panadol trong một số trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc, chẳng hạn như paracetamol.

  • Không sử dụng thuốc Panadol kết hợp với bất kì loại thuốc nào khác có chứa paracetamol vì có thể làm vượt mức hàm lượng cho phép hoặc gây ra độc tố. Thường thì trong các loại viên sủi, viên đặt hậu môn có chứa chất này.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Panadol. Bạn đọc có thể lưu lại và chia sẻ với người thân để cùng hiểu rõ hơn về loại thuốc này, đồng thời tránh mắc phải những phản ứng phụ do thuốc gây ra. Cuối cùng, chúng tôi xin khuyến cáo mọi người chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Paracetamol là thuốc không kê đơn, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau răng, đau cơ, sốt nhẹ… Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ paracetamol là gì? Nó có tác dụng thế nào không? Để hiểu rõ hơn về paracetamol, hãy cùng Hapacol tìm hiểu nhé!

1. Paracetamol là thuốc gì?

Paracetamol [Acetaminophen] là một trong những loại thuốc không kê đơn được biết đến và sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Không giống như những loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs, paracetamol không có hoạt tính kháng viêm và không gây ra những tổn thương trên đường tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến tim.

Paracetamol chỉ dùng trong các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa. Nhìn chung, thuốc paracetamol khá an toàn khi sử dụng cho các đối tượng, từ trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú đến người trưởng thành, người lớn tuổi.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng paracetamol vẫn có khả năng gây ra vài tác dụng không mong muốn. Vì vậy, Hapacol khuyên bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc phổ biến này để biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả.

Hapacol là một trong những loại thuốc chứa paracetamol đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Phụ nữ mang thai có uống được paracetamol hay không?

Có bầu uống thuốc giảm đau được không? Mẹ cho con bú có uống được paracetamol? Đây là đối tượng cực kỳ nhạy cảm khi sử dụng thuốc bởi vì không chỉ có tác động lên mẹ mà thuốc còn ảnh hưởng đến trẻ. Ngay cả những thuốc không kê…

2. Tác dụng của paracetamol

Paracetamol [Hapacol], là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc có tác dụng giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng không có hiệu quả nếu tình trạng viêm và sưng khớp nặng hơn.

Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định thuốc paracetamol cho những mục đích khác không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng. Lúc ấy, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phân loại và cách dùng paracetamol hiệu quả

Hiện nay, paracetamol đang có các dạng bào chế như: 

  • Viên nén, dạng uống: 325mg, 500mg.
  • Gel, dạng uống: 500mg.
  • Siro, dạng uống: Biệt dược Triaminic® cho trẻ nhỏ dùng giảm đau hạ sốt: 160 mg/5ml [118ml].
  • Gói bột: 80mg, 150mg và 250mg. 
  • Dạng viên đạn [đặt ở hậu môn]: 80mg, 150mg và 300mg. 
  • Dạng tiêm: Được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ. 

Một số thuốc chứa thành phần Paracetamol đang được sử dụng phổ biến: Hapacol acehapacol capsuleshapacol flu dayhapacol sủihapacol 150hapacol 150 fluhapacol 250hapacol 250 fluhapacol 325hapacol cfhapacol cs dayhapacol childhapacol 650 extrahapacol 80hapacol bluehapacol caplethapacol capshapacol extra.

Bên cạnh dạng viên nén, siro, viên đặt…Hapacol còn có dạng gói bột với hương cam rất dễ uống

Khi có dấu hiệu bị sốt [nhiệt độ ở trực tràng trên 38°C, ở miệng trên 37.5°C, ở nách là trên 37.2°C và ở tai là trên 38°C], bạn có thể sử dụng thuốc chứa paracetamol để giảm bớt sự khó chịu và làm giảm thân nhiệt. Tuy nhiên cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn trên nhãn dán hoặc theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu muốn sử dụng thuốc cho trẻ em, hãy dùng những loại biệt dược được sản xuất dành riêng cho trẻ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Khi muốn sử dụng paracetamol cho trẻ dưới 2 tuổi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc paracetamol ở dạng lỏng, viên nhai, viên sủi, thuốc bột…bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Paracetamol ở dạng lỏng như dung dịch uống, siro cần được đong bằng thìa hoặc cốc đo phân liều chứ không phải muỗng ăn thông thường. Nếu bạn không có dụng cụ đong liều chính xác, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng chính xác. Ngoài ra, bạn cần lắc đều dung dịch trước khi sử dụng.
  • Đối với viên nhai, cần nhai kỹ paracetamol trước khi nuốt.
  • Viên sủi paracetamol, cần hòa tan hoàn toàn trong nước trước khi uống.
  • Với thuốc bột pha hỗn dịch uống, cần khuấy đều trong một lượng nước vừa đủ và uống ngay lập tức.
  • Thuốc đạn có paracetamol chỉ sử dụng cho đường trực tràng, không dùng đường uống. Hãy nhớ rửa tay cẩn thận trước và sau khi đặt thuốc. Một lưu ý khác là bạn cần “làm rỗng” ruột và bàng quang trước khi sử dụng thuốc đạn. Để sử dụng, bạn cần tháo lớp bọc bên ngoài ngay trước khi dùng và tránh cầm quá lâu vì chúng có thể tan chảy trên tay. Bạn đưa đầu nhọn của viên thuốc đạn vào trong trực tràng và giữ nguyên vài phút, thuốc sẽ tan chảy ở nhiệt độ cơ thể và bạn sẽ không còn cảm thấy quá khó chịu do đặt thuốc. Tránh đi vệ sinh ngay sau khi đặt thuốc đạn.

3. Liều dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em

Liều dùng cho người lớn

Liều dùng thông thường để hạ sốt và giảm đau cho người lớn là từ 325 – 650mg trong mỗi 4 – 6 giờ hoặc 1.000mg trong 6 – 8 giờ, có thể dùng đường uống hoặc đặt trực tràng.

Liều dùng cho trẻ em

Liều dùng để giảm đau và sốt bằng đường uống hoặc đặt trực tràng cho trẻ em như sau:

  • Dưới 1 tháng tuổi: Dùng 10 – 15mg/kg cho mỗi liều sau khoảng 4 – 6 giờ khi cần thiết.
  • Từ 1 tháng – 12 tuổi: Dùng 10 – 15mg/kg sau mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết [tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ].
  • Hạ sốt cho trẻ từ 4 tháng – 9 tuổi: Nên dùng liều ban đầu là 30mg/kg.
  • Từ 12 tuổi trở lên: Dùng 325 – 650mg sau mỗi 4 – 6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6 – 8 giờ.
  • Đối với trẻ béo phì: Sử dụng theo tuổi chứ không sử dụng theo kí lô cân nặng

4. Lưu ý gì khi sử dụng paracetamol?

Hiện nay, hoạt chất paracetamol có mặt trong rất nhiều biệt dược khác nhau với nhiều hàm lượng, phổ biến nhất là 500mg. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý:

  • Không uống nhiều thuốc hơn liều khuyến cáo, vì quá liều paracetamol sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Liều lượng tối đa cho người lớn là 1g [1.000mg] mỗi lần và 4g [4.000mg] mỗi ngày.
  • Không uống rượu khi đang dùng thuốc, vì sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan.
  • Người có tiền sử nghiện rượu và bệnh gan, nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Không uống thuốc khi bị dị ứng với paracetamol hoặc acetaminophen.

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi sử dụng paracetamol, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định

Ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ khi:

  • Tiếp tục bị sốt sau 3 ngày sử dụng thuốc
  • Tình trạng đau vẫn còn sau 7 ngày sử dụng [hoặc sau 5 ngày đối với trẻ em]
  • Da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu liên tục hoặc xuất hiện những đốm đỏ, sưng tấy
  • Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc có thêm những triệu chứng bất thường mới

5. Paracetamol có thể gây ra những tương tác nào?

Paracetamol có thể gây tương tác với một số thuốc khác [bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn], kể cả thực phẩm chức năng, thảo dược… Một số thuốc có thể tương tác với thuốc hạ sốt paracetamol bao gồm:

  • Thuốc khác cũng chứa paracetamol
  • Amitriptyline
  • Amlodipine
  • Amoxicillin
  • Aspirin
  • Atorvastatin
  • Caffeine
  • Clopidogrel
  • Codeine
  • Diazepam
  • Diclofenac
  • Furosemide
  • Gabapentin
  • Ibuprofen
  • Lansoprazole
  • Levofloxacin
  • Levothyroxine
  • Metformin
  • Naproxen
  • Omeprazole
  • Pantoprazole
  • Prednisolone
  • Pregabalin
  • Ramipril
  • Ranitidine
  • Sertraline
  • Simvastatin
  • Tramadol

Paracetamol cũng tương tác với rượu hoặc các đồ uống có chứa cồn gây ra các tác dụng phụ nặng nề ảnh hưởng đến gan. Đây là tương tác nghiêm trọng, bạn có thể bị:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau khớp hoặc sưng
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức
  • Chảy máu hay bầm tím
  • Xuất hiện phát ban
  • Ngứa da
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt

Cho dù là thuốc không kê đơn nhưng bạn phải sử dụng paracetamol thật thận trọng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Paracetamol tương tác với rượu Ethanol và thức ăn

Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc paracetamol [hoặc các thuốc chứa hoạt chất acetaminophen] cùng với rượu Ethanol. Người nghiện rượu mãn tính có thể có nguy cơ cao bị nhiễm độc gan khi điều trị với paracetamol [APAP]. Nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong.

Việc sử dụng paracetamol nên được xem xét một cách thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân uống rượu từ 3 lần trở lên mỗi ngày.

Đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau khớp hoặc sưng, mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức, chảy máu hay bầm tím, xuất hiện phát ban, ngứa da, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, vàng da hoặc mắt trắng.

Thuốc paracetamol có thể tương tác với rượu, về lâu dài có thể gây nhiễm độc gan

Bệnh về gan: Tương tác nghiêm trọng

Paracetamol [Acetaminophen] chủ yếu được chuyển hóa trong gan thành các dạng không hoạt động. Tuy nhiên, số lượng nhỏ các dạng này được chuyển đổi theo các con đường nhỏ hơn thành các chất chuyển hóa, điều này có thể gây độc gan hoặc làm xuất hiện chứng bệnh Methemoglobinemia.

Bệnh nhân bị suy gan có thể có nguy cơ tăng độc tính do tăng hoạt động của các đường chuyển hóa nhỏ. Tương tự, sử dụng acetaminophen quá mức hoặc thường xuyên có thể làm ứ đọng các enzyme gan thiết yếu và dẫn đến sự trao đổi chất tăng lên theo các con đường nhỏ.

Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng acetaminophen.

Việc sử dụng thuốc paracetamol nên được xem xét một cách thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy gan. Bệnh nhân nên được theo dõi lâm sàng chức năng gan.

Bạn nên đọc tất cả các nhãn thuốc theo toa và không kê toa để đảm bảo chúng không chứa paracetamol, hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu bạn thấy không chắc chắn.

Phenylketonuria [PKU]: Tương tác vừa phải

Một số sản phẩm paracetamol dạng uống và paracetamol dạng kết hợp, đặc biệt là viên nén để nhai, có chứa chất làm ngọt nhân tạo – Aspartame [NutraSweet].

Aspartame được chuyển thành phenylalanine trong đường tiêu hóa sau khi ăn. Các chế phẩm sủi bọt và nhai của acetaminophen cũng có thể chứa phenylalanine.

Bạn nên xem xét hàm lượng aspartam/phenylalanine nếu bạn là đối tượng cần phải hạn chế sử dụng phenylalanine [phenylketonurics].

6. Những câu hỏi thường gặp về paracetamol

Paracetamol phát huy tác dụng trong bao lâu?

Sau khi uống khoảng 30 phút, thuốc paracetamol sẽ bắt đầu phát huy công dụng. Tác dụng hạ sốt, giảm đau sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng tùy vào từng cơ địa của mỗi người và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. 

Làm gì khi lỡ quên một liều hoặc uống quá liều paracetamol?

Thông thường, thuốc hạ sốt paracetamol chỉ được sử dụng khi cần thiết cho cả người lớn và trẻ em nên không có lịch dùng thuốc cụ thể. Nếu bạn cần sử dụng thuốc thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian sử dụng liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. 

Trường hợp nhận thấy những biểu hiện quá liều paracetamol, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu ngộ độc paracetamol bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Tăng tiết mồ hôi

Sau đó, các triệu chứng nặng hơn có thể xuất hiện như đau dạ dày trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng.

Paracetamol có tác dụng phụ hay không?

Với những người có cơ địa mẫn cảm, paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ

Paracetamol có thể gây dị ứng với một số cơ địa mẫn cảm. Các dấu hiệu dị ứng có thể là: 

  • Nổi mề đay
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hay cổ họng

Lúc này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến trung tâm hay cơ sở y tế gần nhất để nhận được trợ giúp y tế kịp thời.

Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Sốt nhẹ đi kèm với buồn nôn, đau dạ dày và chán ăn
  • Nước tiểu sẫm màu, phân màu hắc ín
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn?

Dù mang lại hiệu quả hạ sốt nhanh nhưng sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, quá nhiều lần có thể dẫn đến ngộ độc, suy gan, thậm chí là tử vong. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Trong bài viết này các chuyên gia Hapacol sẽ đưa ra…

Bảo quản paracetamol như thế nào?

Khi bảo quản thuốc chứa Paracetamol, bạn cần đặt thuốc ở nơi thoáng mát, trong khoảng 15 – 30 độ C. Riêng, Paracetamol dạng viên đặt hậu môn có thể bảo quản trong tủ lạnh. 

Lưu ý, tuyệt đối không để thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nơi ẩm thấp. Khi thuốc có dấu hiệu biến đổi màu sắc, có mùi lạ cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết cách xử lý thuốc hết hạn đúng cách.

Dù Paracetamol được đánh giá khá an toàn cho mọi đối tượng nhưng khi cho trẻ sử dụng thuốc, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý liều lượng của thuốc phải phù hợp với cân nặng của bé cũng như tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Sau khi sử dụng Paracetamol, nếu nhận thấy có các dấu hiệu bất thường, cần đưa người bệnh nhập viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Những loại thuốc gì không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình

8 cách chăm sóc sức khỏe cho gia đình

Nguồn tham khảo:

Paracetamol. //www.drugs.com/paracetamol.html#moreResources

Paracetamol. //www.webmd.com/drugs/2/drug-57595/paracetamol-oral/details

Paracetamol: new vistas of an old drug. //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17227290

Video liên quan

Chủ Đề