Thuốc sâu pha rồi để được bao lâu

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sau khi phun thuốc trừ sâu, để đảm bảo thuốc không bị trôi. Đồng thời phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ thực vệ, bà con nông dân tuyệt đối không được tưới nước ngay mà phải đợi khoảng thời gian cụ thể. Vậy, phun thuốc trừ sâu bao lâu thì tưới nước? Tham khảo ngay bài viết sau của Agras Việt Nam để có câu trả lời chính xác nhất. 

Phun thuốc trừ sau bao lâu thì tưới nước?

Căn cứ vào tính thẩm thấu của các loại thuốc bảo vệ thực vật mà thời điểm có thể tưới nước sau phun thuốc cũng sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể:

Đối với thuốc sâu đất và rễ cây: Nước chính là chất xúc tác để thuốc bảo vệ thực vật này thấm thấu nhanh hơn. Vậy nên, các chuyên gia khuyên bà con nên tươi nước ngay sau khi vừa phun thuốc xong để đạt hiệu quả cao nhất.

Thuốc sâu pha rồi để được bao lâu

Đối với thuốc trừ sâu dạng nội hấp trị sâu đục quả, đục thân, sâu ăn lá: Là dạng vi sinh nên chúng cần thời gian đủ để sâu ăn hết số lượng vi sinh. Vậy nên, theo các chuyên gia sau phun khoảng 1-2h, bà con nông dân mới tưới nước để phát huy tối đa hiệu quả.

Tóm lại, sau phun thuốc trừ sâu khoảng 2-3 giờ, bà con nông dân mới có thể tưới nước cho cây trồng bình thường. Trừ một vài loại thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt, sẽ được nhà sản xuất đưa ra thời gian tưới nước sau phun khác. Bên cạnh đó, bà con nông dân nên phun thuốc trừ sâu vào thời điểm chiều tối hoặc sáng sớm để đạt hiệu quả cao nhất.

Sau phun thuốc trừ sâu bao lâu có thể ăn được?

Như Agras vừa mới chia sẻ ở trên, thuốc trừ sâu cần một khoảng thời gian cụ thể để chúng phân giải và thẩm thấu hết vào cây trồng. Do đó, việc ăn phải nông sản đang dính thuốc trừ sâu chưa phân giải hết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Một vài trường hợp nặng sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm đến sức khỏe người dùng.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để thuốc trừ sâu phân rã hết trên nông sản phải mất từ 7 đến 14 ngày. Một vài trường hợp mất khoảng 30 ngày tính từ thời điểm phun thuốc cho đến lúc thu hoạch. Vậy nên, bà con nông dân cần đọc kỹ thông tin sử dụng trên bao bì của thuốc trừ sâu để thu hoạch và sử dụng nông sản hợp lý.

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ sâu

Để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ thực vật và hạn chế các tác động xấu đến sức khỏe của người dùng lẫn môi trường xung quanh. Bà con nông dân cần phải tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau khi dùng thuốc trừ sâu:

Sử dụng đúng loại thuốc trừ sâu

Bà con nông dân cần xác định đúng loại sâu bệnh cây trồng đang mắc. Sau đó, mới lựa chọn thuốc sâu phun hợp lý nhất để phát huy tối đa hiệu quả và thời gian cách ly ngắn hơn. Đồng thời không tác động nhiều đến hệ sinh thái ở xung quanh.

Sử dụng thuốc đúng và đủ liều lượng

Trong quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật, bà con nông dân cần xác định đúng và đủ liều lượng thuốc phù hợp với diện tích cây trồng. Bởi lẽ, nếu phun quá liều lượng sẽ gây lãng phí lại gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thuốc sâu pha rồi để được bao lâu

Một vài trường hợp phun quá liều lượng khiến cho cây trồng xung quanh bị chất. Vậy nên, khi pha thuốc trừ sâu với nước, bà con nông dân cần tuân thủ theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.

Phun thuốc đúng thời gian và địa điểm

Việc phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm và thời gian chính là cách hiệu quả nhất để bà con phát huy tác dụng của thuốc. Mỗi loại sâu bệnh sẽ có thời điểm phát triển khác nhau.

Vậy nên, việc bà con hiểu rõ đặc điểm của cây trồng và thời điểm cây bị sâu bệnh tấn công là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, bà con sẽ nhanh chóng đưa ra phương án phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nếu để sâu sinh sôi, phát triển quá nhiều rồi mới phun thuốc, chắc chắn hiệu quả sẽ không đạt được như mong muốn của bà con.

Với những chia sẻ trên của Agras, chắc hẳn quý khách hàng đã có câu trả lời chính xác rằng phun thuốc trừ sâu bao lâu thì tưới nước? Nếu còn điều gì thắc mắc về chủ đề trên, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ.

       Tuy nhiên trong thực tế sản xuất của người dân, hiện tượng lợi bất cập hại vẫn còn thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, thu nhập, bản thân, xã hội, môi trường…Vì vậy để nâng cao hiệu quả của công tác sử dụng thuốc BVTV để phòng và trị sâu bệnh cho cây trồng, chúng tôi xin giới thiệu cùng bà con về nguyên tắc 4 đúng như sau:

       Trong hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, ngành BVTV thường hướng dẫn tuyên truyền nông dân phải áp dụng  nguyên tắc 4 đúng  gồm : Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

       1. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc:

      Khi quyết định sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài dịch hại cần tham khảo cán bộ chuyên môn BVTV hoặc ban nông nghiệp tại địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần tìm hiểu kỹ xem loại thuốc định mua có an toàn với cây trồng sẽ được phun hay không đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc trừ cỏ

       Thay đổi loại thuốc trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài hoặc từ năm này qua năm khác để ngăn ngừa hiện thượng quen thuốc, kháng thuốc của dịch hại .

       2- Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc

       Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh . Phun vào lúc trời má, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch (tuỳ thuộc vào thời gian cách ly của từng loại thuốc để xác định thời gian ngừng phun thuốc trước thu hoạch). Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bậnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế (điều này cần có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn xác định đối với từng loại sâu, bệnh ở từng thời kỳ và mức độ sinh trưởng phát triển của cây trồng).

       3. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng .

       Đúng nồng độ liều lượng ở đây bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

       4. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách .

       Về nguyên tắc này trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng. Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3 – 1/2 lượng nước rồi cho nước vào rồi khuấy đều, sau đó tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý hỗn hợp hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau bởi khi hỗn hợp có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc, hoặc dễ gây cháy nổ, độc hại cho cây trồng và cho người sử dụng. Do đó chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay.

      (*) Lưu ý

      Thông thường chỉ nên phối trộn hai loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát được tác hại ngược lại do quá trình phối trộn. Tuy nhiên, đa số bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn và tuỳ tiện phối trộn thuốc BVTV nên hiệu lực phòng trừ dịch hại thấp, ngoài ra còn gây ngộ độc cho cây trồng. Để giúp bà con sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn đối với cây trồng chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

       Những nhóm thuốc bà con có thể pha trộn:

      - Chỉ nên phối hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc các nhóm gốc khác nhau thì hiệu quả mới cao như: thuốc nhóm lân phối hợp với nhóm các ba mát, lân + cúc, các ba mát + cúc, các ba mát + điều hòa sinh trưởng, thuốc vi sinh phối hợp với gốc lân  hoặc cúc.

     - Chỉ nên phối hợp thuốc có các tác dụng khác nhau như (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn.

     - Chỉ nên phối hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu với thuốc trừ cỏ, trừ cỏ với phân bón.

      - Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng,

      - Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh....

     - Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B. Vì thuốc gốc đồng thường có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit. Khi pha trộn với nhau chúng sẽ trung hòa làm giảm hiệu lực thuốc.

      Để biết chắc chắn hơn bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất pha với lượng tương đương thuốc loại kia trong một cốc sành, sứ, thủy tinh, nhựa, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan để trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn các loại thuốc đó với nhau để phun cho cây trồng.

      Nếu đã khẳng định trộn được 2 loại thuốc với nhau thì trong quá trình pha chế, bà con nên lần lượt cho từng loại thuốc thứ nhất vào bình rồi cho nước vào khoảng nửa bình khuấy đều sau đó cho loại thuốc thứ 2 vào rồi tiếp tục thêm nước cho đầy bình đủ lượng nước mình cần. Lưu ý trước khi pha thuốc trong bình phải có một lượng nước vừa phải và không nên cho 2 loại thuốc vào cùng một lúc, nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng rẽ. Sau khi pha phải phun ngay.

       Để tránh hiện tượng quen thuộc đối với các loại dịch hại trên cây trồng, khi sử dụng bà con cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau.

       Khi phun thuốc tuỳ vào đặc điểm, vị trí gây hại của từng loại dịch hại để hướng vòi phun sao cho tia thuốc tập trung vào nơi định phun để thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với dịch hại, không đi ngược chiều gió khi phun .

      Như vậy để sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao thì việc hiểu và tuân thủ các nguyên tắc trên là rất cần thiết. Kính mong mọi người lưu tâm và thực hiện tốt.

(Sưu tầm)