Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Chiến lược khác biệt hóa là gì?

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Khác biệt hóa chính là yếu tố đầu tiên quyết định doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường hay không. Khác biệt hóa giúp cho hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao. Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.

Thuật ngữ khác biệt hóa thường chỉ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.


Khi một doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, họ có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.

Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa

Trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tết thị trường nếu bạn không khác biệt nghĩa là bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Nhờ việc thực thi các chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào sư khác biệt so với đối thủ, từ đó doanh nghiệp có thể thu được nhiều nguồn lợi hơn. Khác biệt, giúp cho nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn khan hiếm hơn. Thêm vào đó, mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi đáng kể, nghĩa là, thông qua chiến lược khác biệt hóa, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh và có thể có nguồn thu lớn hơn.

Tạo ra lượng khách hàng trung thành

Khách hàng thường thích sở hữu một sản phẩm, dịch vụ mang tính đọc quyền. Khi sản phẩm của bạn khác biệt, sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể do chiến lược khác biệt hóa; do đó, họ sẽ không chấp nhận bất kì một nhãn hàng nào khác nếu không bị thuyết phục. Do đó, các công ty cần tận dụng lợi thế từ sự trung thành với thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Điều kiện thực thi chiến lược khác biệt hóa

Phân loại chiến lược tạo khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Để tạo khác biệt cho sản phẩm thì công ty có thể tập trung vào các đặc điểm như tính chất là những đặc trưng bổ sung cho hoạt động cơ bản của sản phẩm, chất lượng, công dụng, độ bền hay tuổi thọ dự kiến, độ tin cậy hay nói cách khác là xác suất bị trục trặc, khả năng sửa chữa thay thế.

Khác biệt hóa dịch vụ

Ngoài việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất làm ra, công ty cũng có thể tạo đặc điểm khác biệt cho dịch vụ kèm theo. Trong trường hợp khó tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất thì chìa khoá để cạnh tranh thắng lợi là tăng thêm dịch vụ và chất lượng. Những yếu tố tạo đặc điểm khác biệt chính cho dịch vụ là giao hàng tận nơi, lắp đặt, huấn luyện khách hàng sử dụng, dịch vụ tư vấn sửa chữa và một số công việc khác.

Chiến lược khác biệt hóa nhân sự

Các công ty có thể giành được lợi thế lớn trong cạnh tranh nhờ việc thuê và huấn luyện con người tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Nhân sự được huấn luyện tốt hơn phải có đặc điểm , kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhã nhặn, tin cậy, có tín nhiệm, nhiệt tình và biết giao tiếp.

Chiến lược khác biệt hóa hình ảnh

Ngay cả khi hàng hoá cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau, người mua vẫn có thể phản ứng khác nhau đối với hình ảnh của công ty hay nhãn hiệu. Để xây dựng hình ảnh của công ty hay cần có các đặc điểm nhận dạng như tên, logo, nhãn mác, bầu không khí, các sự kiện.

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

1. Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án là gì?

Theo như tác giả tìm hiểu thì có thể hiểu một các đơn giản nhất về khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án đó là là khả năng mà dự án giành được thị phần và có được mức lợi nhuận nhất định. Về bản chất thì khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự áncó thể được hiểu đơn giản nhất đó là việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm của dự án sẽ giành được và duy trì ở mức độ nào đó thị phần trên thị trường. Việc quy định này cũng được xem như là hiệu quả đầu tư từ dự án.

Một dự án đầu tư có hiệu quả thực sự tức là dự án sản xuất ra sản phẩm được thị phần chấp nhận, được tiêu thụ với số lượng lớn nghĩa là dự án đó giành được thị phần nhất định.Trong trường hợp phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, khi đó cần phải đánh giá sự gay gắt của việc cạnh tranh theo những yếu tố chi phí sản xuất, khả năng tài chính, khả năng quảnlívà trình độ kĩ thuật.Trên cơ sở nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh đó có những xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp.

2. Nội dung của khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án

Nội dung chủ yếu trong nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án gồm:

– Thứ nhất, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩm của dự án. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cần có danh sách của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu với sản phẩm của dự án.Những thông tin về đối thủ cạnh tranh cần có là: khả năng sản xuất, mặt mạnh, mạnh yếu, địa bàn hoạt động, uy tín của các đối thủ đó trên thị trường… ước tính khả năng phát triển của họ trong tương lai.

– Thứ hai, xác định chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là tổng thể các biện pháp được đưa ra để có thể đạt được khả năng cạnh tranh nhất định trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở phân tích đối thủ cạnh tranh và những lợi thế của dự án.

Xem thêm: Định vị trên thị trường là gì? Các mức độ và chiến lược định vị?

Chiến lược cạnh tranh bao gồm: chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược về tiếp thị, chiến lược phân phối.

Một là, chiến lược sản phẩm: Đây là chiến lược có vị trí quan trọng. Các quyết định về sản phẩm của dự án phải do cấp quản lý cao nhất đưa ra bởi vì nó quyết định sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu cua dự án và có tác động đến các quyết định khác. Theo John Fayerwaeher đưa ra 5 đặc điểm chủ yếu của sản phẩm: chức năng chủ yếu, chức năng bổ sung, thời gian tồn tại và chất lượng, các điều kiện sử dụng, duy trì và bảo dưỡng sản phẩm.

Khi xem xét chiến lược sản phẩm đòi hỏi dự án phải tìm hiểu tiềm năng phát triển của sản phẩm trên các thị trường khác nhau. Để giải quyết được vấn đề này cần căn cứ vào các nhân tố sau:

– Thị trường: cầu thị trường, khả năng cạnh tranh…

– Sản phẩm: quan hệ giữa chi phí và khối lượng, khả năng thay đổi sản phẩm

– Mục tiêu và khả năng của dự án.

– Chiến lược sản phẩm còn đề cập đến chiến lược nhãn hiệu sản phẩm.

– Chiến lược sản phẩm cũng bao gồm cả các dịch vụ gắn liền với sản phẩm như điều kiện sử dụng sản phẩm, khả năng, yêu cầu tổ chức bảo dưỡng sản phẩm, đặc biệt quan trọng nhất là các điều kiện sử dụng sản phẩm. Các điều kiện này phụ thuộc vào nhân tố như: trình độ, học thức của người sử dụng, tính kỹ thuật của sản phẩm, tài liệu hướng dẫn sử dụng…

Xem thêm: Mẫu hồ sơ đề xuất chào hàng cạnh tranh mới nhất năm 2022

Hai là, chiến lược về giá sản phẩm của dự an: Chiến lược giá bao gồm toàn bộ các quyết định về giá được soạn thảo và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu mà dự án theo đuổi. Chiến lược giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến các quyết định về giá.

– Xác định các mức giá cụ thể cho từng mặt hàng mà dự án sản xuất hoặc cho một mặt hàng (nếu dự án chỉ sản xuất một mặt hàng), kiểu kênh phân phối, thời gian và địa điểm tiêu thụ, phương thức thanh toán.

– Ra các quyết định về thay đổi giá, bao gồm các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh luôn biến đổi.

– Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá cả của đối thủ cạnh tranh.

Với những nội dung trên, chiến lược về giá thường hướng vào các mục tiêu như: thâm nhập thị trường hay đoạn thị trường nào? Trong nước hay quốc tế? phát triển thị phần và doanh số bán, tối đa hóa lợi nhuận.Quyết định về giá của sản phẩm thường liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:

– Giá cho sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ở trong nước sẽ như thế nào? Giá cho những sản phẩm sản xuất ở trong nước nhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài sẽ như thế nào?

– Giá cho những sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ở nước ngoài?

Xem thêm: Độc quyền và cạnh tranh là gì? Các loại cấu trúc thị trường?

– Dự án cần phải đưa ra các quyết định về giá ban đầy cho các đối tượng khách hàng khác nhau, cho các chủng loại sản phẩm nếu dự án sản xuất nhiều loại sản phẩm, mức độ khác biệt giữa giá nội địa và giá xuất khẩu.

– Chiến lược giá sẽ được xây dựng đúng đắn khi dựa trên các căn cứ cơ bản như: chi phí, cầu thị trường, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, điều kiện môi trường của thị trường, mục tiêu và khả năng của dự án.

Ba là, chiến lược tiếp thị:

Chiến lược tiếp thị bao gồm toàn bộ các quyết định về tiếp thị sản phẩm của dự án từ việc xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án, các phương pháp giới thiệu sản phẩm, lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để đạt được mục tiêu của dự án. Việc lựa chọn, tổ chức và quản lý công tác tiếp thị của dự án phải đảm bảo tính hiệu quả, đạt được mục tiêu của dự án. Chiến lược tiếp thị sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược tổng thể Marketing của dự án và có mối liên hệ mật thiết với các chiến lược khác như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm, điều kiện khả năng về tài chính, kỹ thuật và quản lý của dự án.

– Thứ ba, xác định các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án bao gồm:

Thị phần của dự án/ thị phần của đối thủ cạnh tranh. Đây là một chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án. Khi xem xét thị phần của dự án có thể đề cập đến các loại thị phần sau:

– Thị phần của dự án so với toàn bộ thị trường là tỷ lệ % giữa doanh số bán sản phẩm của dự án do với toàn ngành.

– Thị phần của dự án so với phần thị trường mục tiêu mà dự án hướng tới là tỷ lệ % giữa doanh số bán sản phẩm của dự án so với doanh số bán sản phẩm tương tự của toàn bộ các doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.

– Thị phần tương đối là tỷ lệ so sánh về doanh số của dự án với đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Tỷ lệ này phản ánh vị thế về sản phẩm của dự án trên thị trường.

– Doanh thu từ sản phẩm của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh để tính được thìcần phải chọn từ 2-5 doanh nghiệp mạnh nhất và có số liệu để so sánh. Tuy nhiên thường thì khó có thể tính toán được chỉ tiêu này vì khó có số liệu đầy đủ.

– Tỉ lệ chi phí Marketing/ Tổng doanh thuthường được sử dụng nhiều trong đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của dự án. Thông qua chỉ tiêu này hiệu quả hoạt động của dự án có thể được đánh giá. Ngoài ra, dự án còn tính thêm chỉ tiêu chi phí marketing /tổng chi phí để thấy được cơ cấu chi tiêu của dự án.

– Tỷ suất lợi nhuận được biết đến là mộtchỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu này không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh trnah của dự án mà còn thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của dự án. Chỉ tiêu này được tính là chênh lệch (giá bán – giá thành)/giá bán.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là gì?

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là một quá trình tiếp thị nhằm phân biệt một sản phẩm (sản phẩm hoặc dịch vụ) với các sản phẩm khác trên thị trường, để làm cho nó hấp dẫn hơn với đối tượng mục tiêu.

Nó liên quan đến việc xác định vị trí cung cấp duy nhất trên thị trường bằng cách giải thích lợi ích độc nhất mà nó cung cấp cho nhóm mục tiêu. Điều này cũng có thể được đề cập đến để xác định một đề xuất bán hàng độc đáo của sản phẩm để làm cho nó nổi bật giữa đám đông.

Các thị trường giờ đây nhộn nhịp và đông đúc hơn bao giờ hết, và khách hàng bị choáng ngợp với quá nhiều sự lựa chọn. Đó là lý do tại sao việc trở nên nổi bật trong cuộc cạnh tranh trở thành vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn.

Có hai cách mà một doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường: thông qua việc dẫn đầu về chi phí hoặc thông qua sự khác biệt hóa sản phẩm. Trong khi dẫn đầu về chi phí thu hút nhiều khách hàng quan tâm đến giá hơn, sự khác biệt hóa sản phẩm là một kỹ thuật tuyệt vời để thực thi định vị thương hiệu và chiến lược tiếp thị truyền miệng và có được nhiều khách hàng trung thành hơn.

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì
Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Chiến lược khác biệt hoá trong cạnh tranh

12/05/2021 21:25 1050
0383716432
Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Một sự khác biệt hoá thành công sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh không thể sao chép được. Điều đó dường như không thể? Cũng không hẳn là vậy. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn 1 vài ví dụ khó tin và 1 bí quyết kỳ diệu để khác biệt hoá thành công. Nói chung, để thành công bạn phải biết rõ lợi ích cốt lõi của sản phẩm là gì và bạn phải nghĩ xa hơn lợi ích cốt lõi. Đó là sự khác biệt hoá ngoài đặc tính cốt lõi.

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì

Lợi ích cốt lỗi là những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng bất cứ sản phẩm của bất kỳ nhà sản xuất nào trong cùng một ngành hàng. Đây là một danh sách “những điều quan trọng đối với khách hàng”. lợi ích cốt lõi (core benefits) là một khái niệm cao hơn khái niệm giá trị thực (essential product benefits) của sản phẩm. Ví dụ, Ngày nay, lợi ích cốt lõi của điện thoại di động là một phương tiện liên lạc di động. Tuy nhiên lợi ích của nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho bạn giữ liên lạc với mọi người, nó còn được tích hợp chức năng chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc MP3. Ngoài ra khi dùng một dòng sản phẩm đặc biệt nào đó, nó còn thể hiện và khẳng định phong cách, cá tính của bạn. Hơn nữa, bạn còn có thể được cài đặt một số phần mềm miễn phí hay chế độ bảo hành chất lượng. Tất cả những lợi ích mà khách hàng mong đợi nhận được sẽ hợp thành lợi ích sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ có một hoặc một vài lợi ích được coi là lợi ích cốt lõi. Những lợi ích ngoài lợi ích cốt lõi tạo nên đặc tính của sản phẩm và nó cũng là vũ khí cạnh tranh trên thị trường.

Đó là lý do giải thích tại sao bạn bạn phải thực sự nỗ lực để tạo ra bước đột phá trong công cuộc bổ sung và hoàn thiện những đặc điểm lợi ích của sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Bạn có dự đoán được điều gì sẽ xảy ra khi bạn tạo ra được bước đột phá trên thị trường? Bạn sẽ bị sao chép một cách nhanh chóng. Đó là tình huống sẽ xảy ra. Nhiều công ty đã từng phải trải qua tình huống này.

  • Starbucks là một hệ thống cà phê được khách hàng đánh giá là rất ấm cúng và gần gũi. Nội thất của nó khá đặc biệt với ghế bành, salon và sofa. Một ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay bạn có thể tìm thấy phong cách đó ở hầu hết các tiệm cà phê.
  • Colgate Palmolive được biết đến với những lợi ích của kem đánh răng và những dòng sản phẩm đồng bộ. Một vài cải tiến của Colgate Palmolive đã trở thành xu hướng của thị trường. Sẽ không ngoa nếu như nhận xét rằng: có ít nhất 1 bản sao của Colgate Palmolive trên thị trường. Trường hợp dễ nhận ra nhất là Crest của P&G.
  • Volvo xây dựng thương hiệu xung quanh lợi ích nổi trội: an toàn. Họ làm tất cả những gì có thể để hoàn thiện đặc tính đó, đầu tư không giới hạn và cuối cùng là họ đã thành công. Thành công đến mức làm cho đối thủ cạnh tranh của họ nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào đặc tính an toàn của sản phẩm. Ngày nay, hầu hết các chuyên gia Marketing (ngoại trừ những chuyên gia lạc hậu) khẳng định rằng: An toàn không phải là điểm khác biệt của thương hiệu Volvo.

Tôi có thể kể tiếp rất nhiều trường hợp, nhưng tôi tin chắc rằng bạn đã hiểu ra được vấn đề. Bạn sẽ làm gì khi bị đặt trong những tình huống đó. Để tạo ra một sự khác biệt mà sự khác biệt đó không bị sao chép, bạn cần phải quan tâm tới lợi ích của sản phẩm. Những lợi ích này có thể là hiện hữu hoặc tiềm năng. Tuy nhiên nó phải có giá trị trên thị trường. Một khác biệt hoá thành công là một khác biệt được duy trì trong thời gian dài và không thể bị sao chép, mặc cho sự khác biệt này tạo ra một lợi ích to lớn. Bạn phải hiểu rằng, trong tình huống đó, đối thủ cạnh tranh không thể không sao chép bạn.

Sự khác biệt rõ ràng

Ở Canada, Naked News (sự thật trần trụi) là một hãng tin tức phổ biến không thua kém tạp chí Time. Nó cung cấp những thông tin và sự kiện đang diễn ra ở hơn 172 quốc gia trên toàn thế giới. Nó tồn tại và phát triển bên cạnh gã khổng lồ BBC. Kênh cung cấp tin tức của này rất đa dạng. Internet: nó có được một lượng truy cập rất lớn, ở Mỹ là 34 triệu lượt mỗi tuần, hàng triệu lượt ở Anh, Úc và một vài quốc gia khác trên toàn thế giới. Naked News còn được phát dưới dạng truyền hình trong 1,4 triệu phòng khách sạn ở bắc Mỹ, Caribe và Châu Âu. Nội dung của Naked News sẵn sàng truyền tới điện thoại và các thiết bị cầm tay khác. Ngoài ra, những sản phẩm kỹ thuật số của nó còn được truyền đi bằng cáp và vệ tinh với nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.

Công việc hàng ngày của những phóng viên trong hãng tin này cũng giống như ở những hãng tin khác trên thế giới. Nhưng Naked News cũng có một điểm khác biệt và cũng chính điểm khác biệt này đã làm cho khán thính giả lựa chọn nó làm kênh tiếp nhận thông tin (mặc dù giá của nó cao ngất ngưởng). Với tuyên ngôn “Không có gì phải giấu”, Naked đưa tin trong bốn mảng chính: chính trị, kinh doanh, thể thao và giải trí. Và tất cả tin tức của nó về một sự kiện nào đó đều được khai thác tối đa. Điểm khác biệt của nó khác xa với lợi ích cốt lỗi của một hãng tin tức với những thông tin thời sự, nóng hổi đã và đang xảy ra. Những điều họ làm nhằm tạo ra sự khác biệt và thậm chí làm cho những hãng tin tức khác cảm thấy hổ thẹn. Trên hết, những điều Naked News đã thực hiện làm cho các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép.

Bây giờ, chúng ta nghiên cứu trường hợp của hãng máy tính Apple. Ngay từ lúc khởi đầu, điểm khác biệt của họ là hệ điểu hành với giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Đó là một đặc điểm rất quan trọng đối với khách hàng. Khi số lượng người sử dụng máy tính cho mục đích hàng ngày tăng lên thì tiêu chí này trở thành một lợi ích quan trọng. Microsoft không thể sao chép họ? Dĩ nhiên là không. Trải qua nhiều năm, Appple đã thay đổi cách tiếp cận của mình. Ngày nay, điểm khác biệt của thương hiệu Apple dựa trên những sản phẩm sành điệu, với một khái niệm mới: máy tính trở thành một công cụ tạo nên một phong cách của văn phòng hiện đại. Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép họ? Trong thực tế, máy tính ngày càng trở nên phổ biền, không có một đối thủ cạnh tranh nào nghĩ tới chuyện thuê những nhà thiết kế để thiết kế và vẽ vời cho máy của họ như Apple.

Khách hàng đang mong đợi điều gì?

Virgin Atlantic là một trong những ví dụ mà tôi tâm đắc nhất. Là một tập đoàn hàng không, Virgin Atlantic không có một điểm gì ưu việt hơn so với những tập đoàn hàng không khác. Đem so với British Airways, Virgin Atlantic không có máy bay tốt hơn hay ghế ngồi dễ chịu hơn, không bay nhanh hơn, lịch bay không dày hơn, thậm chí xuất ăn trên máy bay cũng không ngon hơn. Nhưng Virgin Atlantic luôn khác biệt trong mọi hoạt động và những hoạt động này không liên quan nhiều tới những lợi ích cốt lõi của ngành hàng không. Kết quả cuối cùng: mặc dù đã thành công trong nhiều năm và có được số khách hàng trung thành, thậm chí đã lấy khách của những hang hàng không khác, nhưng các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép. Tại sao? Bởi vì đối với họ, những hoạt động của Virgin Atlantic là những hoạt động nhố nhăng. Nhưng một số người cũng đã nhận ra và tự hỏi: Dịch vụ massage trên các chuyến bay? Ai cần dịch vụ đó? Virgin Atlantic có lập dị không khi nó đã tạo ra một lượng lớn khách hàng trung thành?

Bạn cần thêm những một ví dụ nữa? Swatch quyết định: mặt và dây đồng hồ là đất cho các nhà thiết kế thoả sức tung hoành. Những điều họ làm không liên quan gì tới lợi ích cốt lõi của sản phẩm. Kết quả là không một hãng cạnh tranh nào có thể sao chép họ.

Vũ khí và cạnh tranh

Thỉnh thoảng, một vài khác biệt từ lợi ích ngoài lợi ích cốt lõi sẽ trở thành lợi ích cốt lõi. Điều này đã xảy ra vời trường hợp của Nokia. Nó xảy ra khi một điểm khác biệt được tạo ra dựa trên nhu cầu trong tiềm thức của con người, và điểm khác biệt này đã ra đời và định hướng cho cả thị trường. Nokia thống lĩnh thị trường thế giới bằng chiến lược lợi ích. Trong khi Motorola vùi đầu vào việc nâng cấp chiếc điện thoại của mình. Nokia đã tiên đoán rằng chiềc điện thoại trở thành sản phẩm phổ biến. Khi con người luôn mang theo điện thoại bên mình thì điện thoại sẽ trở thành vật trang sức, một yếu tố thời trang khẳng định phong cách. Với sự tiên đoán đó, ngày nay Nokia liên tục ra thị trường những dòng điện thoại với tên gọi là bộ sưu tập thời trang. Khác xa so với lợi ích cốt lõi của một chiếc điện thoại di động.

Tuy nhiên, khi kỹ thuật của những hãng sản xuất đang ngày càng xích lại gần nhau thì bắt đầu cạnh tranh lẫn nhau thông qua các thiết kế. Samsung bắt đầu tấn công Nokia bằng vũ khí chiến lược của mình. Kết hợp với tạp chí Vogue Magazine và nhà thiết kế Diane von Furstenberg để tạo ra những dòng điện thoại thời trang. Trong thời điểm hiện nay thị phần của Nokia gấp đôi Motorola, nhãn hiệu có thị phần đứng thứ 2 và Samsung chỉ đứng ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên Nokia đang có nguy cơ mất dần vị thế thống trị của mình. Để bảo vệ vị thế, Nokia cũng đang tìm kiếm sự khác biệt cho mình. Nhưng dường như Nokia vẫn chưa tìm ra được. Con đường Nokia đang phát triển là định vị chiếc điện thoại di động như một thiết bị giải trí cá nhân. Nguồn gốc hình thành ý tưởng này là sự phát triển vượt bậc của công nghệ 3G hiện nay. Nó trở thành vũ khí cạnh tranh của Nokia. Tuy nhiên, khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các hãng đang ngày càng được rút ngắn. Và điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Thời gian sẽ trả lời.

Bạn có thể nói rằng có rất ít doanh nghiệp trở thành người thống lĩnh thị trường bằng sự khác biệt từ lợi ích. Chúng ta sẽ không tranh cãi về vấn đề “nhiều” hay là “ít”. Đa số doanh nghiệp không bao giờ trở thành người thống lĩnh thị trường và thậm chí là họ không muốn trở thành kẻ thống trị thị trường. Tuy nhiện, khi bạn bắt buộc phải cạnh tranh để tồn tại trên thị trường, thì chiến lược “lợi ích” sẽ là cơ hội tốt nhất thu hút được khách hàng mới và giữ được khách hàng trung thành, thậm chí bạn có thể tạo ra được sự thống trị trong một phân khúc thị trường mà bạn có thế mạnh.

Tận dụng cơ hội

Tôi sẽ không tranh cãi nếu bạn cố cho rằng chiến lược khác biệt hoá lợi ích sản phẩm là một ý tưởng tồi. Một sự khác biệt hoá sẽ mở ra cơ hội mới cho bạn, tối thiểu là cho đến khi bạn bị sao chép. Giống như Michael Dell, khoảng thời gian đó đủ để ông ta trở thành tỷ phú. Dell đã thay đổi cách mà một chiếc máy tính cá nhân được bán ra. Nhờ vào công nghệ sản xuất hàng loạt của IBM và sự tiên đoán của Bill Gates, Dell tiên đoán rằng trong tương lai, máy tính cá nhân sẽ được tiêu chuẩn hoá: con người có thể mua máy tính bằng điện thoại và xa hơn nữa là internet. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các thiết bị ngoại vi. Điều này không phải là sự khác biệt hoá lợi ích. Đơn giản là Dell đã tiên đoán được xu hướng của thị trường. Ngày nay, đa số máy tính được bán theo cách này. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà Dell chưa bị sao chép cũng đủ để ông trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh.

Lời nhắn của Marketing Box

Chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng về cách làm đúng và cách làm có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Hãy tưởng tưởng trong cùng 1 ngành hàng hẹp ở một địa bàn phân phối có 4 nhà cung cấp có năng lực và cách làm thị trường gần giống nhau, chúng ta có thể tính ngay mỗi người chiếm khoảng 25% thị phần. Nếu có cách làm riêng, độc đáo, một nhà cung cấp có thể dành đến 40% thị phần ở địa bàn đó. Vấn đề cốt lõi đã được nêu ra trong bài phân tích trên. Còn việc thực hiện, chúng ta hãy bắt đầu lại từ việc xây dựng thương hiệu

Hãy liên hệ với Marketing Box để đượctư vấn thiết kế thương hiệu

Công ty TNHH Hộp Tiếp Thị

Địa chỉ: 19A Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 04 3622 6622 04 3622 6622

Email:

www.marketingbox.vn

Chia sẻ

  • Đã sao chép

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là gì?

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là định vị sản phẩm một cách độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà sự khác biệt đó phải được khách hàng cảm nhận được và mang lại lợi ích cho họ.Sự khác biệt đó có thể thể hiện thông qua thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ, các chính sách hỗ trợ sản phẩm,… Các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh, tiềm lực tài chính và sự sáng tạo của doanh nghiệp để lựa chọn những yếu tố quyết định sự khác biệt của sản phẩm.

Tại sao lại cần sự khác biệt hóa?

Tính khả thị của chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm là gì
(Ảnh: Get fly crm)

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm sẽ tạo nên một vị trí chắc chắn cho thương hiệu để cạnh tranh trong thị trường. Khác biệt hóa giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả.

Trong dài hạn, sự khác biệt hóa sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn do có được niềm tin của khách hàng và vị trí thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi phải đương đầu với các loại hàng hóa thay thế.

>>>Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn