Tỏi tây mua ở đâu

Tỏi tây chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa nhưng chứa lượng calo thấp. Tỏi tây cũng có thuộc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng nấm, giàu axit folic, canxi, kali và vitamin C, sắt, Vitamin A và K, niacin, riboflavin, thiamin, magiê và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác.

Xem thêm: Những hạt giống rau chất lượng cao

Kỹ thuật trồng tỏi tây

Gieo hạt giống tỏi tây

Tỏi tây được gieo bằng hạt sau đó nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh để trồng.

– Ngâm trong nước 3 – 4h sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ mát. Thời gian ủ hạt và tưới ẩm thường kéo dài 4 – 5 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

– Trước khi gieo trồng tỏi tây cần làm đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, dùng phân chuồng hoai mục, tro bếp, phân lân trộn rải đều trên mặt luống, sau khi san phẳng mặt luống, tưới nước vừa đủ ẩm.

– Gieo hạt giống tỏi tây lên mặt đất. Sau đó rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm. Chú ý cần phải tưới đều đặn 1 – 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.

Hạt giống sau khi gieo từ 25 – 30 ngày sẽ mọc 2 – 3 lá. Cần tỉa bớt những cây không đạt tiêu chuẩn, cây phát triển kém, sau đó mang ra trồng.

Trồng tỏi tây 

Trước khi nhổ cây ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần hạn chế tưới nước. Lòa loãng phân kali với nước phun cho cây con để giúp cây được cứng cáp khi nhổ trồng.

Đối với đất trồng tỏi tây, trước khi mang cây con trồng 1 tuần thì cần làm đất kỹ. Dọn sạch cỏ dại, bón vôi và thuốc Trichodecma để diệt mầm bệnh trong đất. Sau đó bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân urê và kali trộn đều vào đất. Lên luống rộng khoảng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30cm.

Lưu ý trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách mỗi cây và mỗi hàng cách nhau từ 8 – 10cm. Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm rạ lên luống để giữ ẩm.

Chăm sóc

Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho đất.

Trong giai đoạn cây còn nhỏ cần thường xuyên làm cỏ, vun xới kết hợp bón thúc cho cây hành boa rô phát triển thuận lợi.

Cây tỏi tây không cần bón phân nhiều sẽ làm cây bị cháy lá. Bón thúc cho tỏi tây bằng phân đạm pha loãng với nước rồi tưới cho cây khoảng 3 – 5 đợt. Mỗi đợt cách nhau 15 ngày sau trồng kết hợp với bón phân chuồng ủ mục.

Xem thêm: Những hạt giống rau mầm được yêu thích nhất

Thu hoạch

Tỏi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngày.

Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.

Lượng hạt dùng cho 1000m2: 1200 - 1500 

Kỹ thuật trồng tỏi tây
Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằng hạt giống rau tỏi tay, nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh gọi là tỏi dẻ để trồng

Nguồn gốc và đặc điểm sinh học tương tự như tỏi ta. Tỏi tây là cây ưa khí hậu mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18-20oC. Nhiệt độ cần thiết cho quá trình tạo củ là 20-22oC


Tỏi thuộc nhóm cây ưa ánh sáng dài ngày. Số giờ nắng 12-13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm. Tuy nhiên, đối với những giống được tạo ra trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn hoặc trung bình, thì tỏi phát triển thích hợp trong điều kiện có chế độ ánh sáng tương tự nơi chúng được tạo ra.

Tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà cây tỏi có yêu cầu khác nhau đối với độ ẩm. Để phát triển thân lá cây cần độ ẩm đất là 70-80%, để phát triển củ tỏi cần độ ẩm đất là 60%. Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại nếu thừa nước, cây dễ bị các loại bệnh như thối ướt, thối nhũn và làm cho củ dễ bị hỏng trong khi cất giữ.Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp là 6,0 – 6,5.

Tỏi tây có thời gian sinh trưởng dài 6-8 tháng. Thông thường tỏi tây được gieo bằn

g hạt, nhổ cây con đem trồng. Cũng có thể dùng nhánh [gọi là tỏi dẻ] để trồng.

Kỹ thuật trồng rau tỏi tây:

- Giống: Trong sản xuất, giống tỏi lùn là tốt nhất. Giống này có đoạn thân từ cổ rễ đến phần lá dài 10-15 cm, đường kính thân 3-4 cm, lá rộng 4-5 cm. Lá hình lưỡi mác.
Sau khi gieo 10-15 ngày thì mọc. Phần thân có màu trắng.

Gieo hạt: Gieo trong tháng 3. Lượng hạt giống gieo là 2 g/m2. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con qua mùa hè. Đến tháng 8-9 nhổ cây con đem cấy ra ruộng. Thu hoạch các tháng 10-11.


Có thể tỉa nhánh cây con, cấy trong tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.


Đất trồng: Đất trồng tỏi tây cần thoát nước, thoáng, có độ phì nhiêu cao.
Sau khi làm đất kỹ, cần lên luống cao.

Bón lót: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục với 15-20 tấn/ha.
- Trồng và chăm sóc: Tỏi tây được trồng với khoảng cách 20 x 15 cm. Khi cây to bằng chiếc bút chì thì nhổ lên, cắt bớt một ít rễ và ngọn rồi đem trồng lên luống với mức sâu 5-8 cm. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm đều.

Bón phân thúc bằng nước giải pha loãng 30% hoặc phân đạm hòa vào nước. Trong suốt thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch bón thúc 3-5 lần.

Thường xuyên xới xáo đất mặt, nhổ cỏ dại. Chú ý phòng trừ bệnh phấn trắng và sâu khoang.


Thu hoạch: Tỏi tây thường dùng để ăn tươi cho nên sau khi trồng trên 100 ngày thì nhỏ tỉa dần để ăn. Thường tỉa 3-4 lần, các lần tỉa cách nhau 3-5 ngày.
Nếu trồng thuần, năng suất trung bình là 25-30 tấn/ha. Trồng xen với các loại rau khác, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha


Sâu bệnh: sâu bệnh hại các loại tỏi giống như sâu bệnh hại hành

Công dụng

Trong loại rau này lại có nhiều chất xơ, phủ lên thành dạ dày một lớp "men" đặc biệt xóa cảm giác đói. Chính vì vậy, món salad với tỏi tây hoặc tỏi xào suông là thực đơn lý tưởng cho người ăn kiêng. Không những thế, caroten, vitamin C và E trong thân xanh của tỏi giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của không khí ô nhiễm và các chất phóng xạ.

Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.

Cách dùng

Lá và củ dùng làm thức ăn. Tỏi tây được trồng bằng củ. Ở nhiều nước, tỏi tây được dùng thường xuyên như hành lá ở Việt Nam. Người ta ăn sống tỏi hoặc ướp nướng cùng một số loại cá như một loại gia vị ngon và an toàn. Loại rau này còn dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, ví dụ như: Tôm xào tỏi tây, Bò Cuộn Tỏi Tây, phi lê cá hấp tỏi tây…

Xem thêm: 

Tỏi tây là loại rau gia vị rất được yêu thích,bản thân tỏi tây là nguồn dưỡng chất quý giá,đồng thời nó mang lại hương vị rất đặc trưng cho nhiều món ăn.Thông thường người ta dùng tỏi tây trong các món xào nấu,hoặc làm gia vị trong các món canh.

Tỏi tây xào ngao.

Ngoài ra tỏi tây cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, Thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ - huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch. Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, trĩ, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết thương và dùng rửa mặt.

Những tác dụng của tỏi tây:

1. Bảo vệ mạch máu

Tỏi tây chứa chất kaempferol, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc của các mạch máu và chống các gốc tự do gây hại. Bên cạnh đó, chất kaempferol còn tăng cường kích thích cơ thể sản xuất oxít nitric - một chất có tác dụng giúp gia tăng mức độ co giãn của các mạch máu, nhờ vậy, có thể giúp kéo giảm nguy cơ cao huyết áp.

2. Cung cấp axit folic

Tỏi tây có chứa một loại axit folic sinh học, gọi là 5-methyltetrahydrofolate, được chứng minh có khả năng giúp giảm nồng độ homocysteine trong máu. Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể chứa mức cao homocysteine, có thể thúc đẩy tình trạng viêm và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, như bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch. Việc thường xuyên ăn tỏi tây có thể giúp giảm mức độ homocysteine, nhờ thế, sẽ giúp bảo vệ tim và các mạch máu.

3. Giàu chất chống oxy hóa

Tỏi tây là nguồn giàu polyphenol – một chất chống oxy hóa mạnh – có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do, vốn là tác nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính và lão hóa. Bên cạnh đó, cứ mỗi 100g tỏi tây tươi có chứa khoảng 33 mg axit galic, có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch cũng như chống ung thư.

4. Ngừa các bệnh viêm mãn tính

Mặc dù không hiệu quả như hành tây và tỏi, nhưng tỏi tây cũng có chứa các chất polyphenol và kaempferol, có đặc tính chống các chứng viêm mãn tính ở cấp độ thấp, vốn là tác nhân gây ra các bệnh như bệnh tiểu đường, béo phì và viêm khớp dạng thấp.

5. Giàu vitamin và khoáng chất

Tỏi tây là nguồn dồi dào vitamin C, B6 [pyridoxine], K, mangan và sắt. Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và tổng hợp collagen. Pyridoxine có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả. Vitamin K giúp tăng cường quá trình đông máu cũng như quá trình trao đổi chất của xương và các mô liên kết Trong khi sắt đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của các hemoglobin, giúp ngừa nguy cơ thiếu máu.

Xem Thêm: Rau sạch, rau an toàn , thực phẩm sạch

🔰 CleverFood Binh Đoàn Thực Phẩm Sạch Tiên Phong 

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG CLEVERFOOD:

 Với đơn hàng từ 300.000-500.000đ: Khách hàng được Freeship nếu Khoảng cách giao hàng dưới 4km, mỗi 1km tiếp theo tính thêm 5000đ.
✔ 
 Với đơn hàng từ 500.000-1.000.000đ: Khách hàng được Freeship nếu Khoảng cách giao hàng dưới 8km, mỗi 1km tiếp theo tính thêm 5000đ.
 Với đơn hàng trêm 1.000.000đ khách hàng được Freeship trong nội thành Hà Nội.


Liên hệ mua hàng: Gọi số Hotline Thực phẩm sạch CleverFood : 096.224.3863 
Like Fanpage để cập nhật sản phẩm sớm nhất : //www.facebook.com/thucphamcleverfood

Danh sách các cửa hàng thuộc hệ thống CleverFood: CLICK VÀO ĐỂ XEM

Video liên quan

Chủ Đề