Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Hội chứng trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hoá phổ biến nhưng nhiều người chủ quan và không điều trị kịp thời dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế, trong bài viết này MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu về những triệu chứng phát hiện sớm bệnh trào ngược dạ dày để đi thăm khám và điều trị.

1. Tìm hiểu về hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease) hay có tên gọi khác là trào ngược dạ dày. Đây là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến với 10 đến 20% dân số thế giới và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch axit trong dạ dày trào ngược lên phần thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản từ đó gây cảm giác khó chịu cho cơ thể.

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến

Tùy tình trạng, nguyên nhân khác nhau, hội chứng trào ngược dạ dày có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc liên tục. Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: viêm thực quản, xơ hoá thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,... hoặc một số bệnh lý khác về tai mũi họng.

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Các nguyên nhân gây hội chứng trào ngược dạ dày thực quản thường được chia theo 2 nhóm cơ chế sau:

  • Suy giảm chức năng co thắt thực quản dưới do tác dụng phụ của một số hoạt chất thuốc glucagon, aspirin, ibuprofen,...; thường xuyên dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,...; bệnh lý xơ hoá, nhiễm trùng thực quản, cơ vòng suy yếu, thoát vị hoành,...
  • Dư thừa axit dạ dày do bệnh lý dạ dày (viêm loét, ung thư, hẹp hang môn vị,...); thói quen ăn uống kém lành mạnh (đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên xào, nước ngọt có ga, thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu,...); thói quen ăn quá nhanh và nhiều thức ăn trong thời gian ngắn khiến dạ dày bị quá tải;...

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Dư thừa axit gây trào ngược dạ dày

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Tình trạng thừa cân quá mức gây chèn ép và gia tăng áp lực lên vùng bụng đặc biệt là dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai: kích thước em bé phát triển tác động lên dạ dày.
  • Cơ thể căng thẳng hoặc stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh phó cảm gây trào ngược,...

3. Các triệu chứng nhận biết

3.1. Ợ nóng, ợ chua

Ợ chua, ợ nóng là biểu hiện phổ biến và rất dễ nhận biết ở người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này thường diễn ra sau khi ăn hoặc vào buổi sáng. Sau khi ợ chua, người bệnh sẽ cảm giác miệng có vị chua kèm theo cảm giác nóng rát hoặc đau ở vùng xương ức từ phần cơ trơn thực quản sau đó lan dần đến họng và mang tai.

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Ợ nóng, ợ chua là biểu hiện hàng đầu của trào ngược dạ dày

3.2. Buồn nôn, nôn

Theo cơ chế sinh lý tự nhiên, khi thức ăn được đưa vào cơ thể qua thực quản đến dạ dày thì cơ vòng dạ dày có chức năng đóng lại để ngăn dịch vị và thức ăn trào ngược lại. Tuy nhiên đối với triệu chứng trào ngược dạ dày khi axit trào ngược lên gây kích thích miệng, họng từ đó tạo cảm giác buồn nôn hoặc nôn thức ăn ra ngoài. Tình trạng này có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt khi bệnh nhân nằm ngủ không đúng tư thế hoặc khi cơ thể nghỉ ngơi là lúc hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.

3.3. Miệng có vị đắng và mùi hôi

Ở mức độ trào ngược vừa và nặng, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đắng hoặc hôi miệng. Điều này có thể giải thích do trong lượng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có lẫn một phần dịch mật. Do quá trình trào ngược axit kích thích kết hợp với sự rối loạn thần kinh khiến van môn vị bị tác động, mở to hơn bình thường, nhất là khi dạ dày co bóp, vận động. Từ đó dịch mật bị trào ra ngoài và đi theo dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Trào ngược dạ dày lẫn dịch mật gây hôi và đắng miệng

3.4. Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị là các cơn đau âm ỉ với cảm giác co thắt, đè nén tại vị trí dưới xương sườn và trên rốn. Các cơn đau này có thể lan rộng toàn bộ vùng ngực, cánh tay hoặc vùng lưng. Đây là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh do sự kích thích của lượng axit trào ngược tác động đến hệ thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau tức. Các cơn đau này cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý tim mạch, hô hấp phổi.

3.5. Tiết nhiều nước bọt

Khi axit dạ dày trào ngược, cơ thể phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết nước bọt để trung hòa lượng axit. Chính vì thế, tiết nhiều nước bọt hơn bình thường là một dấu hiệu cần cảnh giác để phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày.

3.6. Nuốt khó

Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nặng thường gây ra triệu chứng khó nuốt thức ăn, nước bọt và người bệnh thường có cảm giác vướng, nghẹn ở phần họng. Nguyên nhân do niêm mạc thực quản bị tổn thương sau thời gian dài tiếp xúc với axit dạ dày gây tình trạng sưng tấy, phù nề.

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Niêm mạc thực quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit gây phù nề

3.7. Khàn tiếng, ho khan

Ngoài tổn thương thực quản thì trào ngược dạ dày còn ảnh hưởng trực tiếp đến thanh quản của người bệnh với biểu hiện thường gặp là khàn tiếng hoặc ho khan. Axit dạ dày tiết ra quá mức bình thường trong thời gian dài khiến niêm mạc thanh quản bị tổn thương dẫn đến phù nề. Điều này khiến tăng cảm giác ho khan kèm khàn tiếng hoặc đau họng.

Ngoài ra, đối với một số bệnh nhân trào ngược dạ dày nặng có thể xuất hiện các triệu chứng báo động như đi ngoài ra máu, nôn ra máu, khó thở, sụt cân đột ngột, thiếu máu, đau tức ngực dữ dội,...

4. Lưu ý trong khẩu phần ăn của bệnh nhân trào ngược dạ dày

Để không làm bệnh bị nặng hơn, đồng thời cải thiện dần thì người bệnh cần lưu ý chế độ ăn như sau:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa để giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có nhiều tinh bột để trung hòa dịch axit dạ dày.
  • Hạn chế các gia vị cay, chua, dầu mỡ trong thức ăn hàng ngày.
  • Không sử dụng thức uống có cồn như bia rượu hoặc thức uống có gas.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường như trà sữa, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh,... có thể khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên cai thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây cản trở quá trình làm lành vết thương trong quá trình hồi phục sau viêm của cơ thể.

Trào ngược dạ dày thực quản độ a là gì năm 2024

Thay đổi chế độ ăn uống kết hợp điều trị y khoa để cải thiện trào ngược

Có thể thấy các triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác. Chính vì thế khi có bất kỳ triệu chứng trào ngược, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bệnh nhân không tự ý điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp chưa qua ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn chưa tìm được đơn vị y khoa uy tín, chất lượng thì có thể tham khảo và lựa chọn chuyên khoa Tiêu hoá thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc MEDLATEC quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại như:

  • Dàn máy nội soi tiêu hóa: CV- 170 Olympus (Nhật Bản).
  • Máy định danh vi khuẩn: HP HIGIR FORCE 500.
  • Hệ thống máy siêu âm: VIVID-T8, VOLUSION 730, X6,...
  • Máy chụp X-quang,...

Đặc biệt là dịch vụ nội soi tiêu hóa chất lượng với phòng nội soi được bố trí thành khu riêng, khép kín, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.

Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bao lâu?

Bệnh nhân có thể phải điều trị 8 tuần hoặc 12 tuần, thậm chí là suốt đời. Đây là câu trả lời của các chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa tại hội thảo “Tuân thủ điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ căn bản đến chuyên sâu”, do Liên chi hội Khoa học tiêu hóa TP. HCM tổ chức sáng nay (20/3).

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở người lớn, liên quan đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới, túi acid dịch vị sau ăn và thoát vị hoành.

Trào ngược dạ dày thực quản do B là gì?

3.3 Cấp độ B Ở cấp độ này, tình trạng trào ngược dạ dày đã xuất hiện viêm nhiễm, vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm, có thể hội tụ gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Bệnh nhân trong giai đoạn này có biểu hiện đau khi nuốt.

Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì?

Omeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. ... .

Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60 mg/ngày..