Triết học phương Đông là gì

Tôi cũng tin rằng tác phẩm này còn có thể giúp ích nhiều cho giới trẻ trong việc tránh được các cạm bẫy thiên kiến và ích kỷ, đồng thời bồi dưỡng tư chất cho những người làm chủ tương lai.

Từ thuở nhỏ tôi đã được đứng cạnh anh trai trưởng họ làm lễ nơi bàn thờ tổ tiên, khi là sinh viên thì tham gia vào một câu lạc bộ Phật giáo hoạt động tại Lâm Tỳ Ni [Nepal, nơi đức Phật đản sinh]. Rồi khi người cô ruột hết mực thương yêu mất đi, tôi đã đến giáo đường của Won Phật giáo để làm lễ tang, và cho đến nay mỗi tuần vẫn tới đó để tham gia tế lễ.

Không biết mọi người có cho đó là những lời vớ vẫn? Ngày nay, rất nhiều người cho rằng chúng ta đã trải qua một thời đại lạc lối bởi tôn giáo và tranh chấp về mặt tư tưởng. trong cái trạng thái hoàn toàn bị ràng buộc bởi ảnh hưởng của lối tư duy Nho giáo, cũng như Phật giáo cùng các tín ngưỡng truyền thống, khi tiếp xúc với luồng tư tưởng phương Tây đổ vào, đời sống tinh thần của chúng ta đã trở nên hỗn loạn, và rốt cuộc dường như việc tạo dựng giá trị quan chân chính cho thanh thiếu niên của chúng ta đang trở nên khó khăn.

Đại Hàn Dân Quốc vừa tổ chức thành công Olympic và vòng chung kết bóng đá thế giới, nhưng ở đấy cùng sự trưởng thành về mặt kinh tế của quốc gia đứng thứ 10 thế giới này đang lấp ló những bóng đen gây ra bởi làn sóng văn minh phương Tây – sự phá hủy môi trường sống, sự mất nhân tính, chủ nghĩa vật chất vạn năng, sự thèm muốn thành công nhanh chóng, hố sâu ngăn cách giàu nghèo, hàng loạt tranh chấp và thù ghét về mặt xã hội. Vì vậy mà thanh thiếu niên, tài sản quý giá của tương lai đất nước, bị đặt ra trước những cái ác – dâm loạn, bạo lực, rượu cồn và ma túy, tự sát, nghiện game, v.v… – mà không có gì bảo vệ. Ở đây cũng có thể nói rằng góp phần vào đó là sự rối loạn của chính sách giáo dục, cái chính sách chỉ cần gói gọn trong vài từ: địa ngục học thi và học phí giết người.

“Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên” không phải là “phương thuốc vạn năng” để đối phó với hiện thực đó. Nhưng chẳng phải bởi phương pháp chữa bệnh của phương Tây – mổ xẻ bộ phận nào đó trên cơ thể và trị liệu – đã cho thấy những hạn chế thật sự, nên hiện giờ người ta khám phá lại lối chữa trị của phương Đông – đòi hỏi chờ đợi một cách kiên nhẫn và tập trung vào sự điều hòa toàn bộ cơ thể, coi như một hình thức trị liệu có tác dụng đặc biệt hay sao? Vì vậy mà tôi cho rằng cuốn sách này ít nhất, giống như lời giới thiệu về một thứ “mỹ học sống chậm”, cũng có thể cho ta trên bước đường vội vã dừng lại một chút và tự suy ngẫm về bản thân mình.

Là sách về lịch sử triết học phương Đông, đương nhiên sách này có một phần lớn về triết học Trung Quốc với tư cách là dòng chủ lưu của triết học phương Đông, thêm vào đó là phần về triết học Ấn Độ và triết học Hàn Quốc.

Có lẽ trong số các sách dành cho thanh thiếu niên, đây là thử nghiệm đầu tiên thuộc loại này ở Hàn Quốc. Ngoài ra, trong hoàn cảnh mà vai trò về mặt lịch sử thế giới của các nước BRIC [những nước công nghiệp mới, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc] đang ngày càng trở nên to lớn, thì việc giới thiệu những tư tưởng trọng yếu của hai trong số các quốc gia đó là Ấn Độ và Trung Quốc cũng là việc cần thiết. Trong thời đại toàn cầu hóa với những đòi hỏi về năng lực lãnh đạo thống nhất và khả năng tổng hợp, thông qua tác phẩm này các bạn trẻ có thể học được lối tư duy quân bình, không thiên lệch về bên nào. Và tôi cũng tin rằng tác phẩm này còn có thể giúp ích nhiều cho giới trẻ trong việc tránh được các cạm bẫy thiên kiến và ích kỷ, đồng thời bồi dưỡng tư chất cho những người làm chủ tương lai.

Người ta thường cho triết học là khó hiểu và khô khan. Đương nhiên nếu nhìn trên bề mặt những lý luận và giảng nghị cao siêu thì lời đó có thể đúng, thậm chí ở một vài khía cạnh là phải như vậy. Tuy nhiên tác giả cho rằng cần phải có những tác phẩm triết học đại chúng, dễ hiểu và gây hứng thú. Tức là phải vừa không bỏ qua những tư tưởng trọng tâm của triết học, vừa có lối truyền đạt nhẹ nhàng dung dị.

“Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên” mô tả một cách hình ảnh những câu chuyện có thể đã được nghe thấy ở đâu đó, nên trong sách sử dụng rất nhiều minh họa và các câu chuyện kể. Bởi tôi hy vọng rằng độc giả sẽ có được cảm giác gần gũi thân thiện và không bỏ dở việc đọc giữa chừng. Tôi mong rằng công chúng nói chung cũng như sinh viên đại học [không chuyên ngành triết học] cũng có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản về triết học, cần thiết đối với một người đi học, và có thể cái nhìn toàn diện về triết học phương Đông thông qua cuốn sách này.

“Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên” không phải là sản phẩm của một mình tác giả. Tôi đã tham khảo ở rất nhiều văn bản, trong số đó đặc biệt cần nói đến là các tác phẩm “Thế giới triết học và 2,500 năm cô độc và tự do” của bản thân tác giả, Những triết gia vĩ đại của GS. Jeong Jin II, “Lịch sử triết học Hàn Quốc dành cho thanh thiếu niên” của Kim Yun Gyeong, v.v… Toàn bộ các sách được sử dụng đã được liệt kê trong phần Tài liệu tham khảo ở cuối tác phẩm.

Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn NXB. Pyeong-dan và những người đã hết lòng giúp cho cuốn sách “Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên” có thể được ra mắt độc giả.

  • 19/02/2020 22:22

    PHAN VĂN CÁC | Đạo vốn nghĩa là đường, đường đi, và ở thời Xuân Thu người ta đã dùng đạo để biểu thị quy luật vận hành của thiên tượng tự nhiên và chuẩn mực hành vi của con người xã hội, như nói thiên đạo, nhân đạo v.v.

  • 19/02/2020 00:32

    PHAN NGỌC | Đạo giáo tìm cách tư biện về tính thống nhất giữa con người với vũ trụ. Những tìm tòi của nó là khá xa lạ với khoa học thực chứng. Nhưng nó đã đem đến những kết quả khả quan hết sức đáng chú ý về văn hóa học

  • 15/03/2018 16:35

    Ở Phương Tây, Lão Tử được người ta biết đến vào thế kỷ XIX. Bản in đầu tiên là bản dịch của Rêmuyda. Sau bản đó, bản Pháp văn của Duyliiêng đã làm cho giới học thuật có nhiều suy nghĩ. Ở Đức, Hêghen cũng nghiên cứu Lão Tử rất kỹ. Ông cho rằng tư tưởng của Lão Tử là đại biểu cho tinh thần Đông phương cổ đại.

  • 03/10/2016 18:34

    Lịch sử của Nho giáo lâu dài như thế, phong phú và phức tạo như thế. Dường như mỗi thời kỳ, mỗi thời đại đều có Nho giáo của nó. Nho giáo của mỗi thời kỳ, mỗi thời đại, lại chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái nhau. Vậy tất phải có những tư tưởng gì là chung nhất, là cơ bản nhất, mà các học phái, các thời kỳ, các nhà Nho đều răm rắp theo, bằng không thì không có cái tên chung, cái thuyết chung là Nho giáo nữa.

  • 16/07/2015 16:36

    Nhìn chung Khổng giáo hiện đại cho rằng nó cần phải cung cấp cho nền dân chủ chính trị Trung Quốc một sự biện minh bằng những khái niệm “triết học”, tức là một sự làm chứng siêu hình trong khuôn khổ nhân học chính trị, thậm chí đôi khi còn bao gồm cả các khái niệm về “Trời”.

  • 31/01/2015 09:45

    John Cobb Nhỏ cho rằng “hệ tư tưởng Trung Quốc truyền thống có sức hấp dẫn rất mạnh đối với chủ nghĩa hậu hiện đại kiến tạo, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn quy về nó”.

  • 09/01/2015 22:14

    Luận thuyết “phục hưng Nho học” từng gây xôn xao một thời. Thời điểm ra đời của luận thuyết này có thể truy ngược lên từ cuộc luận chiến văn hóa Đông Tây thời kì Ngũ Tứ. Cuộc vận động văn hóa mới của phong trào Ngũ Tứ đã hô hào khẩu hiệu “Lật đổ điếm Khổng Tử”.

  • 30/12/2014 16:44

    Đối với Khổng Tử, chữ hiếu là nền tảng triết lý của ông, nhưng các ý kiến của ông cho thấy rằng, đối với ông, đức tính này phải vượt lên trên sự hợp lý thông thường và phải được coi là một cái gì bất khả xâm phạm.

  • 03/04/2014 23:01

    Những kinh nghiệm gian lao của tuổi thơ đã giúp ông nhận chân nỗi thống khổ của dân nghèo và ông bắt đầu suy tư sâu sắc về nó. Ông nhận thấy cái thế giới mà ông đang sống đang phân rã ghê gớm và vì thế rất cần có những đổi thay quyết liệt.

  • 24/03/2014 11:02

    Một trong những nhân tố thống nhất và làm cho các trường phái triết học nhích lại gần nhau là niềm tin cho rằng: tri thức triết học không phải là mục đích tự thân, mà nó chỉ là một phương tiện để chuyển hóa nội tâm nhằm đạt tới giải thoát tức mukti hay nirvana [Niết bàn]

  • 10/03/2014 14:56

    Sự khó khăn trong việc đạt đến một hiểu biết mang tính chất phân tích về chủ nghĩa nhân văn Nho giáo, một trong những truyền thống phức tạp nhất và có ảnh hưởng lớn nhất vẫn tiếp tục tồn tại tại Đông Á, chủ yếu là do các lĩnh vực quan tâm căn bản của Khổng Tử

  • 21/10/2013 08:47

    Vaisùesïika là một từ ngữ phát xuất từ chữ visùesïa. Chúng ta có ít nhất hai giải thích về ý nghĩa chữ này. Trên tổng quát, visùesïa có nghĩa là dị biệt hay đặc thắng, cho thấy khuynh hướng phân tích của hệ phái này. Hậu quả của khuynh hướng phân tích dẫn nó đến một đa nguyên thực tại luận.

  • 16/09/2013 23:49

    Không thể qui con người cá nhân phương Ðông thành một số đặc trưng đơn giản và thuần nhất. Không, chúng ta cần tránh lối làm quen thuộc là lập ra một sơ đồ khái quát về con người cá nhân phương Ðông, từ sơ đồ “không có con người cá nhân” đến sơ đồ “có một khuôn mẫu cá nhân” cứng nhắc

  • 10/09/2013 10:39

    Vedànta, khởi thủy là một danh hiệu được chỉ cho các tập Upanishads, bộ phận cuối của Veda. Nội dung của danh từ này chỉ định cho cứu cánh hay cùng đích của tư tưởng Veda. Cùng đích đó như đã được chính các bộ Upanishads quy định, hướng tới con đường tri thức của chiêm nghiệm thay thế cho con đường tế tự.

  • 08/08/2013 10:15

    Tôi muốn tỏ ra cho biết hai bên trái ngược nhau, không thể dung nhau mà thôi: Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học; Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc; Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận. Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương nam với phương bắc, như mặt trăng với mặt trời.

  • 23/05/2013 13:28

    Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió rì rào giữa các sa mạc của hư vô: ý nghĩa của một cứu cánh nào đó - cũng suy lý hay của đời sống - như một ngôi sao trên bầu trời của sa mạc.

Page 2

  • 02/05/2013 09:36

    Sự gặp gỡ giữa phương Tây và phương Đông từ thế kỷ XVIII đã gây nên một sự đảo lộn văn hóa quan trọng ở Châu Á. Từ thế kỷ XVIII, những giáo sĩ truyền giáo Dòng Tên đã du nhập tư tưởng phương Tây vào Châu Á. Từ đó, một bộ phận giới tinh hoa tri thức Trung Quốc bị quyến rũ và quay lưng lại với Khổng giáo còn chiếm ưu thế hồi đó. Những phong trào duy tân chủ yếu bắt đầu từ thế kỷ XX. nhiều trí thức Trung Hoa và Ấn Độ đến học ở phương Tây.

  • 30/04/2013 18:49

    Triết học Đông phương. Trên quan điểm siêu hình, Nyàya là một học phái [darsùana] với đầy đủ những luận thuyết về bản thể và thực tại. Nhưng trên phương diện luận lý, nó là một hệ thống pháp thức suy luận được chấp nhận gần như phổ biến đối với tư tưởng triết học Ấn Độ. Nếu không xét đến tính cách dị biệt của triết lý, danh từ Nyàya được chấp nhận trên toàn thể như là căn cơ và pháp thức suy luận, mà chính ngay cả hậu kỳ Phật giáo cũng chấp nhận một cách tự nhiên.

  • 26/04/2013 09:43

    Chính nhờ tư tưởng đã đi trước thời đại như vậy tự bên trong, không cần có bên ngoài tác động, mà vua Minh Trị mới dám quả quyết khi mở nước Nhật ra cho thế giới bên ngoài: duy tân là giữ hồn Nhật, chỉ mượn phương Tây về kỹ thuật mà thôi.

  • 26/04/2013 09:32

    Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác nhau là mấy. Cởi bỏ lớp vỏ bọc văn minh vật chất, con người ấy, dẫu hình hài có thanh tú mỹ lệ hơn con người ban sơ, nhưng nỗi khắc khoải vẫn còn nguyên vẹn...

  • 26/04/2013 09:22

    Đạo giáo vẫn không ngừng tồn tại như là một trong những truyền thống triết học phong phú nhất và chắc chắn là cổ xưa nhất của nhân loại. Là một nền triết học đa dạng, chiết trung, chứa đầy sự khôn ngoan và trào lộng, lịch sử của nó được trình bày một cách ý vị thông qua các nhân vật khác thường...

  • 25/04/2013 23:55

    Để hiểu rõ những truyền thống triết học sau đây, ta cần biết rõ rằng tính cách của chúng là tôn giáo. Chúng nhắm đến một kinh nghiệm tâm linh trực tiếp về tự nhiên và tính chất của kinh nghiệm đó có tính tôn giáo. Điều này đúng nhất cho Ấn Độ giáo, hơn mọi truyền thống phương Đông khác, trong đó sự liên hệ giữa tôn giáo và triết học rất mạnh.

  • 25/04/2013 21:53

    JEAN YOYTTE || Từ lúc đội các vương miện lên đầu và đính con rắn hổ mang trên trán là Horus mới đã đi vào thế giới thần linh. Thành một nhân vật siêu phàm, vua đi vào vĩnh cửu. Lăng mộ của vua, những lễ nghi khi an táng mua, đều cho thấy rõ

Video liên quan

Chủ Đề