Trình bày các phương pháp định giá?

Khi định giá doanh nghiệp cần gộp tất cả tài sản của doanh nghiệp đó, kể cả thương hiệu. Song chỉ đến cuối thập kỉ 80, người ta mới đưa ra những phương pháp định giá giúp giá trị đặc biệt của thương hiệu có quyền được hiểu và đánh giá một cách đúng đắn. Nếu như trước đây, ý tưởng tách biệt thương hiệu để đo lường, đánh giá khiến nhiều người nghi ngờ, không đồng tình thì nay việc đề ra một phương pháp chứng thực nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi, nhiệt tình của cả hai phía: marketing và tài chính. Để bảo đảm một loạt yêu cầu của các tiêu chuẩn kế toán, các vấn đề chuyển giá và thực hiện hợp đồng licensing; tiến hành liên kết (merger) và sát nhập (acquisition) v.v… đã khiến định giá thương hiệu trở thành một công việc vô cùng quan trọng trong các họat động kinh doanh ngày nay.

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thành tích và giá trị của thương hiệu nhưng phổ biến vẫn là nghiên cứu ước lượng tài sản thương hiệu hoặc thuần khiết sử dụng các chỉ số tài chính.

Nếu chỉ sử dụng một trong hai cách trên, việc đánh giá giá trị của thương hiệu không thể trọn vẹn và chính xác vì thiếu một trong hai yếu tố hoặc là của tài chính, hoặc là của marketing. Điều đó buộc người ta phải nghĩ ra một cách có thể kết hợp cả hai ưu điểm trên, gọi là phương pháp kinh tế. Phương pháp này giúp tính ra giá trị của thương hiệu không chỉ phù hợp với các nguyên lí tài chính hiện nay mà còn có thể dùng nó để so sánh với tất cả tài sản khác của doanh nghiệp. Vì vậy giờ đây nó được đề cập và chấp nhận rộng rãi nhất.

Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó qui số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai). Phương pháp “kinh tế” do Interbrand đề ra năm 1988 và đã trở thành hệ phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên toàn thế giới. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của marketing và tài chính.

Ở khía cạnh marketing, người ta quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của thương hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Đầu tiên thương hiệu giúp khơi dậy nhu cầu cần mua ở người tiêu dùng – người tiêu dùng ở đây có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tập đoàn. Nhu cầu của người tiêu dùng thể hiện thông qua doanh thu dựa trên số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Thứ hai, thương hiệu thu hút được lòng trung thành của người tiêu dùng trong dài hạn.

Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu chính là giá trị qui về hiện tại của thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu. Theo lí thuyết tài chính quốc tế, dòng tiền mặt được chiết khấu (discounted cash flow - DCF) và giá trị hiện tại ròng (net present value - NPV) của thu nhập trong tương lai là những khái niệm thích hợp để đo lường giá trị của bất kì loại tài sản nào. Kể cả những tài sản hữu hình vốn được định giá theo chi phí thì nay được định giá một cách chuyên môn hơn theo DCF. Phương pháp qui về giá trị hiện tại ròng lúc đầu dựa trên dòng tiền mặt được chiết khấu nhưng ngày nay nhiều công ty xem nó như mô hình lợi nhuận kinh tế dùng để dự báo tài chính. Theo định nghĩa, cả thuật ngữ DCF lẫn lợi nhuận khi qui về giá trị hiện tại ròng sẽ có giá trị tương tự nhau.

Tin tức khác

  • • THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÔ HÌNH THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ
  • • Phát triển thương hiệu doanh nghiệp
  • • Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 - Thẩm định giá Tài sản vô hình
  • • 5 bước cần xem xét để định giá một thương hiệu
  • • Mô hình định giá thương hiệu (Phần 2)
  • • Mô hình định giá thương hiệu (Phần 1)
  • • Chiến thuật định giá thương hiệu
  • • 3 cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình

Định giá sản phẩm rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Bài viết này, Ngọc Anh xin chia sẻ đến bạn 3 phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất làm nên thành công các chiến lược về giá cho 100% các doanh nghiệp hiện nay.

Giá dự kiến  = Chi phí cho một đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến

Trong đó:

Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm = Chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định/  Tổng số đơn vị sản phẩm

Ưu điểm:

  • Nó đơn giản, dễ tính toán. Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng kiểu định giá này.
  • Phương pháp này công bằng cho cả bạn và khách hàng của bạn. Người bán có lợi nhuận hợp lý. Người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán.
  • Giá bán được giữ ổn định, không bị lên xuống thất thường.

Nhược điểm:

  • Khá cứng nhắc. Nếu nhu cầu xuống thấp không điều chỉnh giá sẽ rất vô lý.

Cách khắc phục:

Bạn có thể chọn định mức lợi nhuận linh hoạt tùy vào tình hình cạnh tranh và cung cầu trên thị trường. Khi cạnh tranh trên thị trường mạnh, bạn có thể giảm giá xuống, khi thị trường cạnh tranh yếu bạn có thể tăng giá để tăng lợi nhuận.

2. Định giá dựa vào lợi nhuận mục tiêu

Giá = Chi phí đơn vị + (Lợi nhuận mong muốn trên vốn đầu tư)/số lượng tiêu thụ

Với phương pháp định giá này sẽ đảm bảo cho công ty thu được mức lợi nhuận mục tiêu đặt ra. Chúng ta sẽ có những mức giá bán hòa vốn và giá bán mục tiêu tương ứng với lợi nhuận hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu.

>>Xem biểu đồ ở dưới bạn sẽ hiểu hơn về phương pháp này.

Trình bày các phương pháp định giá?

Trên hình vẽ, đường tổng doanh thu tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm bán được (với một mức giá P1 nào đó). Sản lượng Qhv là lượng sản phẩm cần phải bán (với giá P1) để hoà vốn, tức tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Sản lượng Qmt là sản lượng bán đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Với mức giá P2 cao hơn P1 thì công ty có thể đạt được lợi nhuận mục tiêu với khối lượng bán thấp hơn Qmt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là khách hàng chấp nhận sản phẩm với mức giá nào?

Phương pháp định giá này đòi hỏi công ty phải xem xét các mức giá khác nhau và các mức sản lượng mục tiêu tương ứng để đạt được lợi nhuận mục tiêu.

3.Định giá theo chiến lược Marketing

Chia sẻ với bạn một chút về chiến lược Marketing Mix được áp dụng rất nhiều hiện nay, gồm 4P: Product (Sản phẩm), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng cáo), Price – (Giá). Như vậy GIÁ là 1 trong 4 yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing.

Ngọc Anh sẽ ví dụ cho bạn từng  mức giá theo từng chiến lược như sau: (theo dõi trong bảng ở dưới nhé)

Trình bày các phương pháp định giá?

  • Giá thấp: Mục tiêu để tồn tại và thâm nhập dùng chiến lược 2 và 3.
  • Trung Quốc thường áp dụng chiến lược 9 cho thị trường các nước đang phát triển, lợi nhuận biên thấp, nhưng doanh thu lớn bù đắp.
  • Giá cao: Mục tiêu định vị chất lượng thương hiệu sản phẩm cao dùng chiến lược 1. Ví dụ bán xe ô tô hạng sang: Lamborghini, Audi, điện thoại Iphone.

Với những bạn đang khởi nghiệp và bán sản phẩm ở mức trung bình, Ngọc Anh khuyên các bạn nên lựa chọn chiến lược 5 và 6. Cùng với đó hãy nỗ lực cải thiện sản phẩm và chăm sóc khách hàng thật tốt.

Nếu bạn đang kinh doanh và muốn được tư vấn về: ý tưởng kinh doanh,  kế hoạch kinh doanh, chiến lược marketing..bạn có thể đặt câu hỏi cho Ngọc Anh mục hỏi đáp Ngọc Anh sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất!

>>>>Gửi Câu Hỏi Cho Ngọc Anh

Ngọc Anh rất muốn được gặp bạn trực tiếp và chia sẻ tại khóa học Wake Up. Wake Up – khóa học chuyên sâu 2 ngày sẽ giúp bạn có thêm kiến thức thực tế về quản lý tài chính; cách thức đầu tư hiệu quả; khởi tạo công việc kinh doanh với rủi ro thấp nhất; nghệ thuật sắp xếp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống… Khóa học dành cho các chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao, cấp trung và các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp.

Hẹn gặp lại bạn tại khóa học!

Đăng ký khoá học ngay tại đây!

Đừng quên like và follow fanpage của diễn giả Phạm Ngọc Anh để có thêm nhiều thông tin hữu ích!

Fanpage Phạm Ngọc Anh 

Youtube: Phạm Ngọc Anh Offical

Phạm Ngọc Anh