Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề thực hiện nội quy trường lớp của học sinh hiện nay lớp 8

Nội quy lớp học là một nội dung rất quan trọng và thường được phổ biến trong ngày đầu tiên đi học của học sinh. Từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì học sinh sẽ được phổ biến về nội quy lớp học, những quy tắc này học sinh cần phải thực hiện theo trong suốt năm học. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin nội quy lớp học mới nhất.

Cách để phổ biến nội quy lớp học đến học sinh hiệu quả

Để có thể phổ biến nội quy lớp học đến học sinh một cách hiệu quả thì giáo viên có thể thực hiện những cách thức dưới đây:

– Cho phép học sinh đóng góp ý kiến vào nội quy lớp học. Theo đó giáo viên sẽ tạo cơ hội cho học sinh trong lớp cùng nhau thảo luận, đưa ra ý kiến để xây dựng nội quy lớp học sao cho phù hợp nhất.

Xây dựng nội quy lớp học bằng phương pháp này tạo cho học sinh trong lớp cảm thấy được bản thân được chung tay trong việc quyết định các vấn đề được mong đợi thì sẽ có xu hướng tuân theo các quy tắc này sẽ tự giác và chặt chẽ hơn.

– Hướng dẫn học sinh thực hiện những quy tắc đã được đặt ra trong nội quy lớp học

Sau khi cả lớp đóng góp ý kiến và tạo ra được một nội quy lớp học hoàn chỉnh thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo đúng những nguyên tắc đã được đặt ra trong nội quy lớp học.

– Sau khi nội quy lớp học đã được thông qua và hướng dẫn thực hiện thì giáo viên sẽ lựa chọn đặt nội quy lớp học tại nơi mà học sinh dễ quan sát nhất.

Trên đây là những cách mà giáo viên có thể áp dụng khi soạn thảo nội quy lớp học mới nhất.

Những bước cần thực hiện để xây dựng nội quy lớp học

Bước 1: Giáo viên cần lấy ý kiến của học sinh về những nội dung cần có trong nội quy lớp học

Ở bước này giáo viên sẽ chia học sinh trong lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận những câu hỏi như: mong muốn của học sinh khi đến trường, mong muốn lớp mình sẽ như thế nào,…Sau đó từng cá nhân sẽ đưa ra ý kiến rồi thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm.

Bước 2: Các nhóm chia sẻ ý kiến và thống nhất ý tưởng

Giáo viên sẽ tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và đưa ra những nội dung cần có trong nội quy lớp học đã được các nhóm thảo luận đưa ra.

Bước 3: Thống nhất về nội quy lớp học

Giáo viên cho cả lớp thảo luận chung về nội quy lớp học đã đưa ra; học sinh viết ra những nguyên tắc mà các em cảm thấy quan trọng và cần thiết phải có để xây dựng nội quy lớp học.

Bước 4: Cam kết thực hiện nội quy lớp học

Tất cả mọi học sinh trong lớp cam kết thực hiện đúng nội quy đã đặt ra.

Bước 5: Xây dựng quy chế thực hiện nội quy lớp học và các hình thức khen thưởng, kỷ luật

Nội dung này học sinh sẽ thảo luận, đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng nội quy lớp học thì sẽ được khen thưởng như thế nào, trường hợp vi phạm nội quy thì kỷ luật ra sao,…

Như vậy để nội quy lớp học được học sinh thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác thì khi soạn thảo nội quy lớp học thì cần thực hiện đầy đủ theo những bước như trên.

Khi cho học sinh tham gia vào việc xây dựng nội quy lớp học như trên sẽ khiến học sinh thực hiện tốt nội quy hơn vì sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội quy và nội quy đó là do chính học sinh đề ra và có cam kết thực hiện.

Những nội dung cần có trong nội quy lớp học

Vấn đề thường được nhiều giáo viên quan tâm là khi soạn thảo nội quy lớp học cần phải có những nội dung gì, nội dung này sẽ hướng dẫn nội quy lớp học mới nhất.

Ví dụ khi soạn thảo nội quy học sinh trường trung học cơ sở cần có: Tên trường, số…-NQ; có quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm.

Nội quy lớp học sẽ gồm các nội dung như:

1/ Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.

2/ Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.

3/ Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.

4/ Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.

5/ Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.

6/ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.

7/ Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.

Trên đây là ví dụ về nội quy lớp học đối với học sinh trường trung học cơ sở; tùy theo mỗi cấp học khác nhau thì có thể có những nội dung khác nhau trong nội quy lớp học sao phù hợp với lớp học và cấp học.

Nội dung bài viết trên đây của Luật Hoàng Phi sẽ đã nêu ra những cách để phổ biến nội quy lớp học đến học sinh hiệu quả, các bước xây dựng nội quy lớp học và nội dung cần có trong nội quy lớp học mới nhất.

Giữ gìn vệ sinh trường lớp là việc cần làm đối với mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Viết đoạn văn nghị luận xã hội về giữ gìn vệ sinh trường lớp được Hoatieu.vn sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh tham khảo.

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về giữ gìn vệ sinh trường lớp

Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Đây không phải là vấn đề mới hay quá lớn lao. Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh. Tuy đó không phải là việc làm khó khăn hay nặng nề, nhưng vẫn có một số học sinh chưa để ý và thực hiện đúng như tinh thần chung. Các em đã không tham gia vệ sinh lớp học, vứt rác bừa bãi… Hành động ấy đã khiến tinh thần chung của tập thể bị hạ xuống. Khiến cho việc giữ gìn vệ sinh lớp học gặp cản trở. Đồng thời, dần tạo nên tính cách lười biếng, thiếu nghiêm túc trong hoạt động tập thể. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến việc thúc đẩy tinh thần tự giác quan tâm, thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học trong mỗi học sinh. Từ những giờ tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giữ gìn vệ sinh, đến phân công, nhắc nhở cụ thể để tạo thói quen cho các em. Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một cộng đồng học sinh có ý thức cao trong vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Giúp rèn luyện cho các em, đồng thời tạo một môi trường học tập luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề thực hiện nội quy trường lớp của học sinh hiện nay lớp 8

2. Đoạn văn nghị luận xã hội về giữ gìn vệ sinh trường lớp số 2

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xanh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.