Tụng kinh gì khi bốc mộ

Hỏi: Chúng con có một việc quan trọng là bốc mộ, di dời mộ phần nhưng chưa biết nên tiến hành vào lúc nào? Chúng con là những Phật tử, học và hiểu căn bản giáo lý, biết đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc. Tuy vậy, trong gia đình mỗi người có một quan điểm khác nhau. Chúng con đến hỏi chư Tăng thì có vị dạy theo chánh kiến Phật giáo trước khi làm gì hệ trọng cần tụng kinh, trai giới, làm phước để cầu nguyện, xong hợp thời là làm, không cần coi ngày. Chúng con rất phân vân, xin quý Thầy cho chúng con lời chỉ dẫn để sống đúng với tinh thần Phật dạy.

Đáp: Đúng như các bạn đã nhận thức : “Đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu”. Tùy thuộc nghiệp nhân thiện hay ác nơi mỗi cá nhân đã làm trong quá khứ và hiện tại để tác thành nghiệp quả tốt hay xấu mà thôi. Bàng bạc trong kinh và nhất là trong những lời dạy cuối cùng trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật đã khuyên các đệ tử không nên tin tưởng và thực hành chuyện coi ngày, bói toán … (Kinh Di Giáo). Vì thế, người Phật tử chánh tín Tam Bảo thì không cần và không nên xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc, chỉ tin chắc nhân quả – nghiệp báo và chuyên tâm cải thiện, chuyển hóa những nghiệp nhân xấu ác làm nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động để thành tựu những nghiệp quả tốt đẹp trong hiện tại và vị lai.

Về vấn đề có nên xem ngày tốt, tránh ngày xấu cho việc bốc mộ hay cải táng không ? Theo quan điểm Phật giáo, 1 người khi đã xả bỏ báo thân, tứ đại (thân thể vật chất gồm đất – chất cứng, nước -chất lỏng, gió – chất khí, lửa – nhiệt năng) trả về cho tứ đại, còn thần thức theo nghiệp tái sanh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp của chính họ. Do vậy, hài cốt hay mộ phần thực chất chỉ là yếu tố “đất” trong tứ đại, trong quá trình phân hủy trở về với đất mà thôi. Nếu thần thức sau 49 ngày đã tái sanh theo nghiệp thì yếu tố địa đại nơi hài cốt chỉ là “đất” đơn thuần.

Mặt khác, trong các trường hợp như : “hiến xác cho khoa học”, hỏa táng (đốt thi thể cháy thành tro bụi), thủy táng (đem thi thể thả trôi sông hoặc buộc vào đá cho chìm), lâm táng (đem thi thể quăng vào rừng), điểu táng (đem thi thể cho chim ăn) hay không táng (treo thi thể lên vách núi, cành cây)… trong các quan niệm về mai táng khác nhau thì vấn đề hài cốt hay mộ phần không có gì quan trọng (có thể xem như không bàn đến). Như vậy, vấn đề hài cốt và mộ phần chỉ liên hệ đến địa táng (chôn thi thể vào lòng đất) gắn liền với các tập tục địa phương, tín ngưỡng dân gian của một bộ phận dân chúng mà thôi.

Tụng kinh gì khi bốc mộ

Đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu. Tuy vậy, vấn đề coi ngày tốt xấu trong việc bốc mộ, dời mộ vốn đã ăn sâu vào tâm thức người Á Đông, nên cần phải cẩn trọng để tìm giải pháp “có tình, có lý” nhằm đem đến sự an ổn, hòa hợp cho mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc

Tuy vậy, vấn đề coi ngày tốt xấu trong việc bốc mộ, dời mộ vốn đã ăn sâu vào tâm thức người Á Đông, nên cần phải cẩn trọng để tìm giải pháp “có tình, có lý” nhằm đem đến sự an ổn, hòa hợp cho mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc.

Trong trường hợp gia đình và dòng tộc các bạn, nếu tất cả đều thâm tín, hiểu biết Phật pháp sâu sắc (chánh kiến) thì chỉ cần tụng kinh, làm phước để cầu nguyện, hồi hướng cho hương linh, sau đó việc bốc mộ sẽ tiến hành tùy duyên khi nào thuận lợi. Nhưng trong trường hợp một vài thành viên trong gia đình cảm thấy không an tâm nếu không coi ngày tốt, tránh ngày xấu thì bạn nên phương tiện vì an tâm cho họ mà coi ngày.

Người Phật tử có chánh kiến phải xác định việc coi ngày tốt xấu chỉ là phương tiện nhằm giúp cho những người khác trong gia đình yên tâm đồng thời tránh sự ngộ nhận, bị đổ lỗi, gán tội do không “coi ngó, kiêng kỵ” về sau. Do vậy, khi các bạn tìm đến một vị thầy nhờ xem ngày tốt xấu để khởi sự bốc mộ, cải táng cố nhiên cũng coi với tinh thần phương tiện nhằm tạo sự yên tâm cho các bạn. Thực chất chẳng có ngày nào tốt và cũng không có ngày nào xấu cả; tốt hay xấu tùy người, tùy việc.

Bình tâm suy ngẫm, chánh tư duy, các bạn sẽ thấy rõ nếu coi ngày tốt để khởi sự làm việc dẫn đến kết quả tốt thì cần gì phải tạo phước, tu thân, tích đức. Nếu kết quả tốt đẹp trong mọi công việc chỉ nhờ vào coi ngày thì sẽ không phù hợp với tinh thần nhân quả – nghiệp báo, duyên khởi, một trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo. Khi đã hội đủ duyên, đủ phước thì làm việc gì cũng tốt đẹp và thành công. Ngược lại nếu thiếu duyên, thiếu phước thì dẫu nỗ lực đến mấy vẫn không thành tựu như ý. Do đó, quan điểm “trước khi làm những việc hệ trọng cần tụng kinh, trai giới, làm phước để cầu nguyện, xong hợp thời là làm, không cần coi ngày” có thể nói đó là chánh kiến, là kim chỉ nam cho mọi hành động, việc làm của người Phật tử chánh tín.

Goodwin (46 tuổi) bắt đầu đổ tiền vào Tesla cách đây 5 năm. Hiện tại, vợ chồng ông đều sở hữu xe điện hãng này. Ông từng ca ngợi xe điện Tesla với tất cả bạn bè của mình. Nhưng giờ đây, ông đã bán gần hết cổ phiếu, chỉ giữ lại 500 USD. Ông nói rằng không còn muốn quan tâm đến những hành động bốc đồng của Elon Musk nữa.

"Có vẻ ông ấy đã từ bỏ chúng tôi để tập trung cho nhiệm vụ mới", Goodwin cho biết, "Khi Musk thông báo sẽ mua Twitter, tôi đã không hài lòng, vì ông ấy sẽ xao nhãng với Tesla và mọi thứ ở đây".

Musk hồi tháng 10 hoàn tất thương vụ mua Twitter với giá 44 tỷ USD sau nửa năm ngập trong kiện tụng, cãi vã về các tài khoản giả mạo trên nền tảng này. Ông đã bán ít nhất 36 tỷ USD cổ phiếu Tesla để có tiền cho vụ mua bán này. Lo ngại về việc Musk phải san sẻ thời gian cho nhiều công ty đã gây sức ép lên cổ phiếu Tesla. Năm nay, mã này đã mất giá 50%.

Tụng kinh gì khi bốc mộ

CEO Tesla Elon Musk. Ảnh: AP

Tài sản của Musk cũng giảm gần 100 tỷ USD năm 2022, hiện còn 170,9 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Việc này khiến Musk đứng trước nguy cơ mất ngôi giàu nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 2021. Sau phiên giao dịch 7/12, cổ phiếu Tesla giảm 3 phiên liên tiếp, khiến Musk chỉ còn hơn ông chủ LVMH Bernard Arnault 4,8 tỷ USD.

Từ khi mua Twitter, Musk đã sa thải phần lớn nhân viên hãng này, khôi phục nhiều tài khoản bị cấm và tranh cãi với nhiều khách hàng quảng cáo, như Apple. Ông dành nhiều thời gian đăng tweet, tuyên truyền cho tầm nhìn của mình về tự do ngôn luận và thuyết phục những người theo dõi trên mạng xã hội bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa.

Tất cả những điều này khiến nhà đầu tư Tesla lo ngại: Điều gì sẽ xảy ra với hãng xe này khi CEO của họ xao nhãng nhiều đến vậy?

Tesla từ lâu đã là cổ phiếu ưa thích của các nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt là những người mới tham gia trong đại dịch. Việc này khiến vốn hóa hãng xe điện tăng vọt lên trên 1.000 tỷ USD, biến Musk thành người giàu nhất thế giới.

Nhưng gần đây, nhiều nhà đầu tư Tesla đã mất kiên nhẫn với đà giảm giá của mã này. Theo Vanda Research, các nhà đầu tư cá nhân dã mất 78 tỷ USD năm nay. Tính trung bình, cổ phiếu Tesla chiếm khoảng 10% danh mục của các nhà đầu tư này.

Hãng xe điện gần đây chịu tác động khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí nguyên liệu thô tăng và Trung Quốc liên tiếp phong tỏa chống dịch. Tuy nhiên, thương vụ mua Twitter và các đợt bán cổ phiếu của Musk sau đó cũng góp phần vào đà giảm này.

Musk cho biết việc tiếp quản thêm Twitter khiến thời gian làm việc của ông tăng lên 120 giờ mỗi tuần, từ 70-80 giờ trước đây. Ông hiện còn điều hành công ty hàng không vũ trụ SpaceX.

Earl Banning - một nhà tâm lý học tại Alaska - cũng là người hâm mộ Tesla từ năm 2015, khi lần đầu mua vài trăm cổ phiếu hãng này. Ông đã trải qua nhiều thăng trầm với công ty và luôn bảo vệ Musk trên mạng xã hội. Nhưng gần đây, ông cho biết Musk "đã khiến nhiều người trong chúng tôi mất niềm tin".

"Tôi tin vào Tesla và SpaceX, và tôi biết đây là sự xao nhãng", Banning nói. Ông cho rằng xe bán tải điện Cybertruck và xe tải điện Tesla Semi mới là các dự án Musk cần quan tâm.

Banning vẫn chưa bán cổ phiếu, nhưng ông muốn Musk bớt chính trị và bốc đồng hơn. "Những việc này rất không cần thiết", ông nói, "Musk đang có một hãng xe rất tuyệt rồi. Hãy dừng lại".

Với Jonathan Batchelor - một nhà đầu tư Tesla tại Phoenix, điều đáng lo ngại nhất hiện tại là hiện chưa rõ ai sẽ điều hành Tesla khi Musk dành quá nhiều thời gian cho Twitter. Luật sư 43 tuổi này lần đầu mua cổ phiếu Tesla vào đầu năm 2019. Ông cho rằng đà giảm hiện tại là do môi trường vĩ mô và cổ phiếu xe điện bị định giá quá cao.

Giờ đây, ông chỉ muốn tìm bằng chứng để trấn an rằng Tesla vẫn đang ổn khi CEO của họ bận việc khác. Ít nhất thì những gì Musk làm với Twitter cũng không khiến các yếu tố nền tảng của Tesla thay đổi.

"Nhìn theo góc độ khác thì các công ty của Elon sẽ hưởng lợi nếu ông ấy thất bại với Twitter và rút ra bài học quản lý, thay vì mắc sai lầm đó với Tesla", Batchelor nói.