Uống nước cam sau khi uống thuốc tránh thai

An An [T/H]   -   Chủ nhật, 14/07/2019 13:00 [GMT+7]

Ảnh minh hoạ: healthy

Uống nước cam khi ăn hải sản

Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.

Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Uống nước cam ngay sau khi ăn no

Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu.

Uống nước cam trước khi đi ngủ

Theo Body Building, bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.

Uống nước cam trước và sau khi uống sữa

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn cam 1 giờ.

Uống nước cam khi uống thuốc

Theo Huffington Post, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.

Uống nước cam khi ăn củ cải

Khi uống cam cùng với ăn củ cải, các flavonoid trong cam sẽ phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, dễ gây bướu cổ.

Vì sao uống thuốc ngừa thai mà vẫn “dính”?

Nhiều phụ nữ không ngại tốn kém để mua thuốc ngừa thai từ những hãng bào chế nổi tiếng cho “chắc ăn”. Tuy nhiên, dù đã dùng thuốc hàng hiệu nhưng đôi khi vẫn bị vỡ kế hoạch.

  • Thuốc tiêm ngừa thai mới dành cho đàn ông

  • Ngừa thai bằng... chip máy tính

  • Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Có nhiều nguyên nhân gây thất bại khi sử dụng thuốc ngừa thai mà bạn không ngờ tới. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc ngừa thai thường là do lối sống và những loại dược phẩm khác. Vì vậy, khi sử dụng thuốc ngừa thai, bạn nên đặc biệt quan tâm đến những yếu tố quan trọng sau đây làm cho thuốc ngừa thai bị giảm hoặc mất tác dụng:

1. Không tuân thủ thuốc

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc ngừa thai thất bại là không tuân thủ thuốc. Nhiều phụ nữ đôi khi quên uống thuốc theo thời khóa biểu hoặc đôi khi bỏ thuốc vì không chịu nổi những tác dụng phụ như nôn mửa...

2. Các loại thuốc kháng sinh

Thuốc gây giảm tác dụng ngừa thai phổ biến nhất là các loại kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh trị bệnh lao rifampin. Vì vậy, trong bất cứ trường hợp bị bệnh nào, bạn cũng đừng bao giờ tự ý mua kháng sinh để dùng. Khi đi khám, bạn cần thông báo đang sử dụng thuốc tránh thai để bác sĩ kê những loại thuốc thích hợp.

Những loại dược phẩm khác bao gồm các thuốc kháng trầm cảm như Prozac [fluoxetine] và Zoloft [sertraline]; các loại thuốc dùng cho bệnh nhân đái tháo đường như Avandia [rosiglitazone]; những loại thuốc dùng cho người nhiễm HIV... Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng cũng có thể gây giảm hiệu lực của thuốc ngừa thai do làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

3. Bưởi và nước ép bưởi

Trong bưởi có chứa một hóa chất làm kìm hãm sự chuyển hóa của oestrogen. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thuốc ngừa thai nào cũng tương tác với bưởi hoặc nước ép bưởi. Về phía người sử dụng thuốc, bạn khó biết loại nào tương tác với nước ép bưởi, loại nào không. Do đó, biện pháp tốt nhất là tránh bưởi hoặc nước ép bưởi khi sử dụng thuốc ngừa thai. Những phụ nữ thường uống nước ép bưởi hay được khuyên dùng loại thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin.

4. Thời gian sử dụng thuốc

Để thuốc ngừa thai đạt hiệu quả cao, cần sử dụng vào một giờ cố định trong ngày. Hôm nay uống thuốc giờ nào thì ngày hôm sau cũng phải uống đúng giờ đó, đặc biệt là những loại chỉ có chứa progestin. Nếu bạn hay quên thì nên cài đặt giờ trên đồng hồ để nhắc nhở.

5. Nôn mửa và tiêu chảy

Đây là 2 nguyên nhân mà phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai rất thường gặp. Vì vậy, khi bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn cần sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su chẳng hạn.

6. Điều kiện bảo quản thuốc

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Cần bảo quản thuốc ở nơi khô mát, tránh xa ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Ngoài ra, cũng cần xem lại thuốc mà bạn sử dụng có còn hạn hay không.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cuờng

Trường hợp nào không nên sử dụng thuốc tránh thai?

Kể từ lần đầu tiên được hợp pháp hóa ở Mỹ vào những năm 1960, thuốc tránh thai đã trở thành một trong những biện pháp kế hoạch hóa gia đình phổ biến nhất của chị em phụ nữ.

 Ước tính 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng một số biện pháp ngừa thai để tránh mang thai ngoài kế hoạch. Nhiều phụ nữ lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai nhờ tính dễ sử dụng, sẵn có, an toàn, hạn chế tác dụng phụ và hiệu quả.

Thuốc tránh thai có hiệu quả cao khi bạn uống đều đặn hàng ngày.

Nhưng thuốc tránh thai không thể đạt hiệu quả 100%. Khi uống đúng theo chỉ định, thuốc tránh thai về mặt kỹ thuật có thể có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%. Nhưng trong thực tế, thường rất khó để uống thuốc đúng theo hướng dẫn và do đó, hiệu quả chỉ đạt 91%. Điều này có nghĩa là cứ 100 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai thì có 9 người có khả năng mang thai ngoài ý muốn. Dưới đây là những nguyên nhân:

1. Uống thuốc thất thường 

Thuốc tránh thai được uống hàng ngày để phát huy hiệu quả. Nếu quên uống thuốc một ngày, nồng độ hormone có thể không duy trì ở mức phù hợp đủ để tránh thai. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải uống thuốc hàng ngày, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ về các biện pháp tránh thai thay thế.

2. Không uống thuốc tránh thai vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Ngoài việc uống thuốc tránh thai hàng ngày, cũng nên uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày. Mặc dù không quy định giờ uống thuốc tối ưu cho bất cứ loại thuốc tránh thai nào. Tuy nhiên, nên uống vào một thời điểm cố định trong ngày để tránh quên thuốc.

Việc làm này giúp duy trì mức độ hormone ổn định hơn. Nhiều người đặt báo thức hàng ngày để nhắc họ uống thuốc vào đúng thời điểm mỗi ngày. Nếu lỡ uống thuốc thì nên sử dụng phương pháp ngừa thai dự phòng hoặc tránh quan hệ tình dục.

3. Bị nôn mửa khi uống thuốc tránh thai

Đôi khi bạn có thể bị ốm khi đang dùng thuốc tránh thai. Khi nôn mửa, cơ thể có thể không hấp thụ hết viên thuốc. Vì vậy, nếu bị nôn, ngay sau đó, nên uống một viên khác càng sớm càng tốt và uống viên tiếp theo như lịch trình bình thường.

4. Tương tác bất lợi làm giảm hiệu quả của thuốc

Một số loại thuốc có thể làm cho thuốc tránh thai trở nên kém hiệu quả hơn như một số loại thuốc kháng sinh [rifampicin] và thuốc chống nấm [griseofulvin]. Bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong khi dùng các loại thuốc này và trong 48 giờ sau khi kết thúc liệu trình.

Các loại thuốc và chất bổ sung kéo dài khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thuốc tránh thai. Các thuốc này bao gồm: Thuốc động kinh, như phenobarbital, phenytoin và carbamazepine; Thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị HIV; Thảo dược St. John's Wort, là một phương thuốc thảo dược được sử dụng để điều trị mất ngủ, trầm cảm.

Nếu lỡ quên uống thuốc thì nên sử dụng các phương pháp ngừa thai dự phòng khác.

Mẹo để dùng thuốc tránh thai hiệu quả

Thuốc tránh thai rất hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách và không bỏ lỡ ngày uống thuốc nào. Nên áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:

- Đọc kỹ nhãn thông tin thuốc và làm theo hướng dẫn cẩn thận.

- Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

- Sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ và cung cấp lời nhắc uống thuốc.

- Mua thuốc dự phòng ít nhất 1 tuần trước khi hết thuốc để tránh bị nhỡ thuốc.

- Luôn uống thuốc đã quên càng sớm càng tốt.

- Nên sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng, như bao cao su, nếu lỡ quên uống thuốc.

Mời độc giả xem thêm video:

BS. Lê Thanh Vân

Video liên quan

Chủ Đề