Ưu điểm của phương pháp dùng lời

Ưu điểm của phương pháp dùng lời

Phương pháp thuyết trình trong dạy học là một trong những từ khóa được gg search nhiều nhất về chủ ...

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

      • PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DÙNG LỜI NÓI

          • Là mô tả, hướng dẫn, gợi ý,... giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trong của đối tượng, từ đó trẻ có thể thực hiện những thao tác so sánh, đối chiếu sự vật.

          • Sử dụng hình thức giảng giải: là sử dụng ngôn ngữ của người giáo viên để giải thích các đặc điểm, tính chất của sự vật,hiện tượng đó.

          • Sử dụng hình thức đàm thoại: là phương pháp dạy học sử dụng tới hệ thống câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của trẻ.

        • Yêu cầu khi sử dụng phương pháp

          • Xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung bài học

          • Đặt câu hỏi với nội dung chính xác, vừa sức, ngắn gọn, cụ thể, đủ ý.

          • Câu hỏi phải gợi ra vấn đề cho trẻ suy nghĩ giải quyết

          • Sử dụng các yếu tố văn học vào trong quá trình trẻ làm quen với toán.

          • Số lượng câu hỏi vừa đủ, đa dạng

        • Quy trình dạy học sử dụng phương pháp

            1. Tích lũy kiến thức cho trẻ bằng các phương pháp: quan sát tranh ảnh, băng hình; sử dụng câu chuyện, thơ... vẽ, nặn... để tạo ấn tượng, cảm xúc cho trẻ

            1. Xác định hệ thống câu hỏi, yêu cầu cần có

            1. Chuẩn bị tranh ảnh, mô hình, vật thật

            1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, nội dung câu hỏi phải phù hợp với mục đích yêu cầu đề ra, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Sử dụng lời nói kết hợp hành động

      • PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN

          • Là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức,kĩ năng, kĩ xảo.

          • Thể hiện qua hình thức minh họa: Được trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, tranh ảnh,...

          • Thể hiện qua hình thức trình bày: Thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật,băng video. trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.

        • Yêu cầu khi sử dụng phương pháp

          • Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan

          • Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan

          • Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.

          • Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, rèn luyện khả năng cho trẻ khi xây dựng và sử dụng đồ dùng phương tiện trực quan.

          • Sau khi quan sát vật, đồ vật giáo viên đưa ra, trẻ rút ra được kết luận cần thiết cho phương tiện trực quan đó.

        • Quy trình dạy học sử dụng phương pháp

            1. Giáo viên treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật,... và yêu cầu định hướng cho sự quan sát của trẻ

            1. Giáo viên trình bày các nội dung trong mô hình, vật thật...

            1. Giáo viên yêu cầu một số trẻ trình bày lại, giải tích nội dung, trình bày những thu nhận được qua hình ảnh, mô hình, vật thật.

            1. Từ những chi tiết, thông tin thu nhận được từ phương tiện trực quan, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu trẻ rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần truyền tải.

I. Ý NGHĨA CỦA LỜI NÓI TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC

          Khi trình bày những phương pháp biểu diễn thí nghiệm và các phương tiện trực quan đã có nêu lên các hình thức kết hợp lời giảng của giáo viên và bài viết trong sách giáo khoa với các phương tiện trực quan và với hoạt động thực hành của học sinh.

Xem tiếp

II. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH

Phương pháp thuyết trình- bao gồm các dạng của nó là giảng thuật [trần thuật], giảng giải và giảng diễn [diễn giải]- là phương pháp dạy học mà phương tiện cơ bản dùng để thực hiện là lời nói sinh động của giáo viên.

Xem tiếp

III. PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP TÌM TÒI [ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN]

    Vấn đáp tìm tòi [hay đàm thoại phát hiện, đàm thoại ơrixtic, đàm thoại gợi mở] là phương pháp trao đổi giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để học sinh suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó mà lĩnh hội kiến thức.

Xem tiếp

IV. CHO HỌC SINH DÙNG SÁCH GIÁO KHOA

    Việc cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để thu nhận kiến thức mới đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng rất cẩn thận, đặc biệt về phương pháp.

Xem tiếp

Page 2

I. Ý NGHĨA CỦA LỜI NÓI TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC

          Khi trình bày những phương pháp biểu diễn thí nghiệm và các phương tiện trực quan đã có nêu lên các hình thức kết hợp lời giảng của giáo viên và bài viết trong sách giáo khoa với các phương tiện trực quan và với hoạt động thực hành của học sinh. Trong các phương pháp dạy học đó, lời nói có vai trò hướng dẫn sự tổ chức quan sát, thực hiện các thí nghiệm, trong sự điều khiển hoạt động trí óc của học sinh có liên quan tới quan sát và thực nghiệm.

          Trong dạy học Hoá học, có nhiều trường hợp lời giáo viên hoặc sách có thể là nguồn duy nhất cung cấp kiến thức mới. Do đó không nên đánh giá thấp vai trò của lời nói trong dạy Hoá học.

          Những nghiên cứu về tâm lí và sinh lí cho thấy: lời nói [và chữ viết], được tiếp thu bằng tai nghe và mắt nhìn, có thể gây ra trong vỏ não của học sinh những phản ứng giống như phản ứng xuất hiện khi khái niệm trong Hoá học thường được tiến hành thuần tuý quan việc mô tả bằng lời nói chỉ các vật thể và hiện tượng mà không dùng chính các vật thể, quá trình ấy. Hơn thế bước chuyển từ cảm giác đến tư duy, từ cụ thể đến trừu tượng thì chỉ có thể thực hiện được dưới hình thức lời giảng. Không tư duy trừu tượng thì không có thể nhận thức sâu sắc thực tiễn và cũng không thể dạy học Hoá học được. Những nghiên cứu về tâm lí cho thấy rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh PT bị yếu kém là trình độ khái quát kiến thức còn thấp.

          Tuy nhiên, những điều trình bày trên đây về vai trò của lời nói chỉ  đúng đắn trong điều kiện mà lời nói như một sự khái quát hoá xuất hiện trên cơ sở tri giác các vật thể hoặc những yếu tố của chúng. Trong trường hợp ngược lại, lời nói chỉ còn là những yếu tố của chúng. Trong trường hợp ngược lại, lời nói chỉ còn là những tiếng trống rỗng. Nếu học sinh chỉ thuộc lòng những lời giáo viên nói hoặc câu chữ trong sách, nhưng không có biểu tượng và sự hiểu chính xác cụ thể các vật thể và hiện tượng của thực tiễn khách quan mà các lời nói, câu chữ ấy diễn tả, thì đó là học vẹt, một điều cực kì nguy hiểm.

          Học sinh có thể thu được kiến thức trong khi nghe giáo viên thuyết trình, kể chuyện hoặc phát biểu của các bạn bè trong lúc đàm thoại, hoặc đọc sách. Do đó khi nghiên cứu tài liệu mới thường dùng các phương pháp dùng lời sau: thuyết trình [bao gồm giảng thuật], kể chuyện [diễn giảng], vấn đáp và dùng sách.

Trở lại

Video liên quan