Ví dụ về thành phần chính của câu

1. Các thành phần chính của câu.

a. Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

Ví dụ: Không lâu sau, /    đức vua qua đời.

                 Trạng ngữ           CN         VN

            Không bắt buộc      Bắt buộc có mặt

b. Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thai,…đước miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì?

* Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Ví dụ: Xét VD ở dưới đây, chú ý các từ, cụm từ: Tôi, Chợ Rồng, Cây tre…

Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.

               CN: cụm danh từ

c. Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Ví dụ 1: Một buổi chiều, tôi ra đứng đầu làng  xem hoàng hôn xuống

                                                  VN1: cụm đtừ      VN2: cụm đtừ

Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.

                                 VN 1: cụm đtừ               VN2    VN3        VN4

                                                                      (đều là tính từ)

Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

                                           VN: cụm danh từ

2. Câu trần thuật đơn

a. Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu hoặc kể về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến.

Ví dụ: * Tôi viết thư cho anh Long

              CN           V. ngữ

           * Trên sông, những chiếc thuyền dài, mũi cao, đuôi cong nhô ra

                                                          CN                    

                      VN

Câu dưới đây không phải câu  trần thuật đơn:

Ví dụ: * Bỗng anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, khoan thai chống gậy đến hỏi anh rằng…

                        CN                                     CN                                       VN

b. Câu trần thuật đơn có từ là thường kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ. Ngoài ra cũng sau từ là cũng có thể là tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ.

Ví dụ: * Hạnh phúc là đấu tranh.

           * Tình yêu là tranh đấu

           * Vẽ như thế là đẹp.

3. Chữa lỗi về câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ

a. Câu thiếu chủ ngữ

Ví dụ: *Trong Truyện Kiều đã miêu tả một bức tranh hiện thực xã hội cũ.

                                                                         VN

- Sửa: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du  đã miêu tả một bức tranh…….

                                               CN                            VN

           * Qua truyện Tây Du Ký cho thấy một thế giới huyền thoại.

                                                                     VN

-Sửa: Truyện Tây Du Ký    đã cho thấy một thế giới…

                    CN                                            VN

b. Câu thiếu vị ngữ

Ví dụ: * Những học sinh được trường khen thưởng cuối năm về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.                                                    Cụm danh từ


Những học sinh được trường khen thưởng // là những người đạt thành tích xuất sắc trong học tập và lao động.

                                 CN                                                  VN  

 c. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

Ví dụ: * Mỗi khi buồn.

- Sửa: Mỗi khi buồn, tôi lại tìm đến Mai.

           * Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm, chỉ trong vòng ba ngày.

   - Sửa: Bằng tất….ba ngày, các bác sĩ đã cứu sống cháu bé.