Vì sao chị hướng dương mất

Lễ viếng chị Nguyễn Hướng Dương sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tại trụ sở Thư viện sách nói dành cho người mù [quận 1, TP HCM]. Lễ truy điệu và động quan diễn ra vào 7h ngày 28/4. Lễ hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Đa Phước, Bình Chánh. Gia đình bày tỏ nguyện vọng người viếng không phúng điếu.

Chị Nguyễn Hướng Dương bên mộtem nhỏ khuyết tật.

Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty sách First News - chia sẻ chị Hướng Dương là tấm gương sáng về nghị lực sống mạnh mẽ. Dù tật nguyền, chịu đụng nhiều đau đớn về thể chất và có lúc bị trầm cảm, chị đã vực dậy bản thân, luôn giữ tinh thần lạc quan, không nghĩ đến mình mà tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì lợi ích người khiếm thị.

* Chị Hướng Dương đọc sách "Hành trình về phương Đông"

Xem thêm

Nguyễn Hướng Dương sinh năm 1971 tại TP HCM, là con một trong gia đình. Chị từng làm hướng dẫn viên du lịch. Năm 25 tuổi, chị bị mất đôi chân vì tai nạn giao thông. Từ đó, chị quyết định dành tâm sức bù đắp cho người khuyết tật. Năm 2009, chị ra mắt thư viện sách nói trực tuyến vì người khiếm thị - thư viện hiếm hoi ở Việt Nam được thiết kế riêng cho nhóm bạn đọc này.

Chị Hướng Dương [trái] tại buổi giao lưu với nhà văn Nga Mikhail Samarsky [phải] năm 2014. Thư viện của chị hợp tácvới quỹ Những Trái Tim Đang Sốngcủa Nga do Samarsky đại diện.

Thời kỳ đầu thành lập thư viện, chị đối mặt nhiều khó khăn như mặt bằng để quản lý thư viện. Nơi làm việc của nhóm quá chật, không đủ chỗ lưu trữ sách và bảo quản băng đĩa đúng quy chuẩn, do đó khá nhiều băng, đĩa CD hư hỏng theo thời gian. Năm 2017, Thư viện sách nói có trụ sở mới khang trang hơn - tại 18B Đinh Tiên Hoàng.

20 năm qua, chị Hướng Dương vừa đảm nhiệm việc thu âm đưa sách tới người khiếm thị vừa vận động kinh phí phát triển thư viện. Chị còn sáng lập học bổng Hướng Dương, học bổng Ánh Sen... cho nhiều hoàn cảnh thiếu may mắn.

Như Anh

Chị Nguyễn Hướng Dương [pháp danh Hạnh An], Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù đã từ trần đột ngột vào chiều tối ngày 25-4-2018, hưởng dương 47 tuổi.


Chị Nguyễn Hướng Dương trong một chương trình chia sẻ tại chùa Hoằng Pháp - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp
 

Chị Nguyễn Hướng Dương được biết đến là một người truyền cảm hứng sống đẹp, vượt lên bằng nghị lực phi thường. Theo đó, vào năm 1996, khi chị tròn 25 tuổi, tuổi mùa xuân cuộc đời của một thiếu nữ thì một tai nạn giao thông khủng khiếp làm chị mất cả hai chân. Trải qua nhiều năm, những chuyển biến trong cuộc đời chị khiến nhiều người ngạc nhiên: từ một người chết đi sống lại, từ một người bị tuyệt vọng và trầm cảm chị trở thành người sống vui lạc quan, yêu đời, hòa nhập xã hội, còn chia sẻ niềm vui với mọi người, nhất là người khuyết tật.

Có được sự tự tại đó, theo Hướng Dương là nhờ chị bắt gặp ánh sáng nhiệm mầu từ Phật pháp. Trong tự truyện “Đứng dậy và bước đi”, chị đã thể hiện điều đó, bắt đầu từ Té ngã, nối tiếp bằng sự Đứng dậy và bước đi, để Một thế giới mở ra, và đón nhận Ánh sáng nhiệm màu.



Chị Hướng Dương tha thiết với "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" tại giao lưu ra mắt tự truyện “Đứng dậy và bước đi” ngày 4-11-2014 - Ảnh: Như Danh
 

Ngoài giọng đọc truyền cảm trên trang sách nói online từ Thư viện sách nói mà mọi người vẫn thường nghe ra đời năm 1998, chị còn mở thêm một cửa sổ sách nói Phật pháp trên mạng internet [//www.sachnoiphatphap.com/].Một số tác phẩm sách nói Phật giáo chị đã thực hiện: Đường xưa mây trắng, Thả một bè lau, Giải thoát trong lòng bàn tay, An lạc từng bước chân, Tâm và Ta, Làm chủ cuộc đời, Sống chết an lành,…Theo chương trình tang lễ của chị Hướng Dương, lúc 0g ngày 27-4-2018 sẽ làm lễ nhập quan.Lễ viếng từ 8g sáng mai, 27-4-2018 tại trụ sở Thư viện sách nói dành cho người mù [18B Đinh Tiên Hoàng, P.Đakao, Q.1, TP.HCM].

Lễ truy điệu và động quan lúc 7g ngày 28-4-2018, sau đó đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Đa Phước [H.Bình Chánh, TP.HCM].


Bài viết: "Phật tử Nguyễn Hướng Dương qua đời"
Nhã An - Vườn hoa Phật giáo

Nguyễn Hướng Dương là một nhân vật truyền cảm hứng sống và là Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù.

Nguyễn Hướng Dương

SinhMấtNguyênnhân mấtNơi an nghỉQuốc tịchNghề nghiệpTôn giáoDanh hiệu
9 tháng 7 năm 1971
25 tháng 4, 2018[2018-04-25] [46tuổi]
Tai nạn giao thông
Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam
Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù
Phật giáo [pháp danh Hạnh An]
Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM

Huy chương "Vì hạnh phúc người mù" của T.Ư Hội Người mù Việt Nam

Huân chương Lao động hạng Hai

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Quá trình làm việc
    • 2.1 Thư viện sách nói dành cho người mù
    • 2.2 Tự truyện
  • 3 Vinh danh
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Tiểu sửSửa đổi

Chị Nguyễn Hướng Dương sinh ngày 9 tháng 7 năm 1971, trong gia đình gia giáo, có truyền thống yêu nước. Thời trung học, năm nào chị cũng là học sinh giỏi, được thành phố nhiều lần cử đi tham gia các sinh hoạt cộng đồng tại nước ngoài.[1] Chị đột ngột qua đời do tại nạn ngày 25 tháng 4 năm 2018.[2]

Quá trình làm việcSửa đổi

Thư viện sách nói dành cho người mùSửa đổi

Năm 25 tuổi, khi đang là một hướng dẫn viên du lịch thì tai nạn giao thông đã cướp mất đôi chân của chị. Sau gần hai năm chữa trị và tập đi với đôi chân giả, chị tự tìm đến với các hoạt động giúp đỡ cộng đồng.

Được đến thăm các em người mù Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, tại đây chị đã giúp các em nghe bài học bằng chính giọng truyền cảm của mình. Sựthích thú của các em đã thúc đẩy chị sáng kiến tổ chức Thư viện sách nói giúp cho các em người mù trong việc học tập. Tâm nguyện của chị là dành toàn bộ cuộc đời của mình phục vụ người mù.

Ngày 19 tháng 5 năm 1998, thư viện ban đầu chỉ là một chiếc máy cassette tại cơ sở của Trung tâm UNESCO Bình Thạnh. Sau đó Công ty Thế kỷ 21 đã cho mượn phòng thu, Tổng Lãnh sự Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ dàn máy thu âm đầu tiên, rồi phòng thu thứ 2 đã được Hiệp hội Dệt may Việt Nam giúp đỡ. Những ngày đầu thành lập, thư viện sách nói đối mặt nhiều khó khăn về mặt bằng, không đủ chỗ lưu trữ sách và bảo quản băng đĩa đúng quy chuẩn, nhiều đĩa CD hư hỏng theo thời gian. Chị Hướng Dương vừa đảm nhiệm việc thu âm đưa sách tới người khiếm thị vừa vận động kinh phí phát triển thư viện. Ngoài thư viện sách nói, chị Dương còn sáng lập học bổng Hướng Dương, học bổng Ánh Sen... cho học sinh thiếu may mắn.

Năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp căn nhà số 18B đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1 làm trụ sở cho thư viện sách nói dành cho người mù. Tuy nhiên, lúc đó ngôi nhà được giao là một căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, chị Hướng Dương cùng các bạn bè, đồng nghiệp đứng ra kêu gọi được ủng hộ giúp đỡ xây dựng thư viện mới.

Tháng 11 năm 2017, Thư viện sách nói dành cho người mù đầu tiên của cả nước đã chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích 632m², trang bị 5 phòng thu âm chất lượng cao, phòng sản xuất sách nói, phòng đào tạo tin học, phòng dạy cờ vua… Kinh phí xây dựng thư viện ước tính khoảng 7,5 tỷ đồng, do 176 nhà hảo tâm hỗ trợ.

Thư viện sách nói dành cho người mù đã thực hiện được hơn 1.800 đầu sách nói, cung cấp hơn 402.000 bản sách nói dưới dạng băng cassette và CD đến 103 đơn vị, hội, trường, mái ấm… của người mù trên cả nước cùng với khoảng 16,7 triệu lượt người truy cập trên trang web chính thức của thư viện.[3]

Ngoài ra, thư viện còn có nhiều hoạt động đa dạng khác như tổ chức Học bổng Ánh Sen với hơn 2.400 suất; Học bổng Hướng Dương với 697 suất và 161 máy tính xách tay. Từ hỗ trợ của thư viện, đã có 208 học sinh mù đậu đại học, cao đẳng, 4 sinh viên đậu thạc sĩ. Thư viện còn tổ chức các hoạt động như du lịch miễn phí Thắp sáng niềm tin; Dạy tin học cho người mù; Tặng cây gậy dò đường…[4]

Dự án Thư viện sách nói dành cho người mù từng đoạt giải thưởng cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam [trị giá gần 10.000 USD] do Ngân hàng Thế giới tổ chức.

Tự truyệnSửa đổi

Năm 2014, chị Nguyễn Hướng Dương viết quyển tự truyện Đứng dậy và bước đi. Quyển tự truyện kể về nhiều nỗi đau mất mát nhưng không thiếu niềm tin yêu, sự lạc quan của cuộc đời. Quyển tự truyện được Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay do Thượng tọa Thích Nhật Từ làm chủ nhiệm đã đứng ra bảo trợ toàn bộ cho việc xuất bản và phát hành sách theo hệ thống các chùa trong cả nước. Tháng 9 năm 2017, tự truyện được tái bản với số lượng 5.000 cuốn.[5][6]

Vinh danhSửa đổi

Hoạt động của chị đã thắp lên ngọn lửa tin yêu vào cuộc sống của các em học sinh và sinh viên mù. Với những cống hiến đó, chị nhận được nhiều phần thưởng cao quý:

  • Gương mặt trẻ thành phố 30 năm giải phóng
  • Huy chương "Vì hạnh phúc người mù" của Trung ương Hội Người mù Việt Nam[7]
  • Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi" của báo Tuổi trẻ[8]
  • Danh hiệu người Phụ nữ vượt lên số phận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ tướng chính phủ,
  • Huân chương Lao động hạng Nhì[9][10]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Xúc động lễ truy điệu chị Nguyễn Hướng Dương”.
  2. ^ “Giám đốc thư viện sách nói Hướng Dương qua đời”.
  3. ^ “Giám đốc thư viện sách nói Hướng Dương qua đời vì tai nạn”.
  4. ^ "Chị Hướng Dương sách nói" đã ra đi”.
  5. ^ “Gặp lại Nguyễn Hướng Dương: Đứng dậy và bước đi”.
  6. ^ “Người phụ nữ nghị lực Nguyễn Hướng Dương: Đứng dậy và bước đi”.
  7. ^ “Nguyễn Hướng Dương nhận huy chương "Vì hạnh phúc người mù"”.
  8. ^ “Nguyễn Hướng Dương nhận giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi"”.
  9. ^ “Hướng Dương - 'đóa hoa' vươn lên từ nghịch cảnh”.
  10. ^ “Nguyễn Hướng Dương - niềm tin về phía mặt trời”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

//www.sachnoionline.com/trang-chu Lưu trữ 2018-05-01 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ Đề