Vì sao kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao

TẤT CẢ CHÚNG TA đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc.    Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả.    Một kỷ luật này luôn dẫn đến một kỷ luật khác.    Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng.    Bạn không cần phải thay đổi quá nhiều để tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một vài kỷ luật đơn giản có thể  tác động lớn đến cuộc sống của bạn chỉ trong 90 ngày thôi, chưa nói đến 12 tháng hay 3 năm.    Một chút thiếu kỷ luật là đủ để bắt đầu bào mòn lòng tự trọng của bạn.    Mọi kỷ luật đều tác động lẫn nhau. Người ta hay nhầm lẫn thế này: "Tôi chỉ buông thả ở mỗi chỗ này thôi". Không đúng. Mọi sự buông thả đều gây ảnh hưởng đến những điều khác. Đừng suy nghĩ ngây thơ như vậy.    Kỷ luật là nền móng của mọi thành công. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu thiếu kỷ luật. Kỷ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những phép màu trong tương lai.    Thời điểm tốt nhất để bắt đầu một kỷ luật mới là khi ý tưởng còn đang mạnh mẽ.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô bộ đề thi thử môn Văn 2022 THPT Quốc gia lần thứ nhất của trường THPT Trần Hưng Đạo - Tiền Giang biên soạn chính thức.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn của trường THPT Trần Hưng Đạo - Tiền Giang được trình bày chi tiết và hỗ trợ file tải về định dạng pdf đầy đủ dưới đây giúp các em làm quen và nắm vững kiến thức trọng tâm cũng như phương pháp giải các loại đề thi thử đại học môn Văn tốt nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2022 trường THPT Trần Hưng Đạo - Tiền Giang

Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu và Làm văn, thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích: 

Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc. Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả. Một kỷ luật này luôn dẫn đến một kỷ luật khác. Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng. Bạn không cần phải thay đổi quá nhiều để tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một vài kỷ luật đơn giản có thể tác động lớn đến cuộc sống của bạn chỉ trong 30 ngày thôi, chưa nói đến 12 tháng hay 3 năm. Một chút thiếu kỷ luật là đủ để bắt đầu bào mòn lòng tự trọng của bạn. Mọi kỷ luật đều tác động lẫn nhau. Người ta hay nhầm lẫn thế này "Tôi chi buông thả ở mỗi chỗ này thôi.” Không đúng. Mọi sự buông thả đều gây ảnh hưởng đến những điều khác. Đừng suy nghĩ ngây thơ như vậy. Kỷ luật là nền móng của mọi thành công. Thất bại là điều không tránh khỏi nếu thiếu kỷ luật, kỷ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những phép màu trong tương lai.

(Trích Triết lý cuộc đời - Jim Rohn - Thủy Hương dịch - NXB Lao động, 2018) 

Trả lời các câu hỏi sau: 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? 

Câu 2: Theo tác giả, một trong hai nỗi đau mà con người phải chịu đựng là gì?

Câu 3: Theo anh chị, vì sao “kỷ luật nhẹ tựa lông hồng con hối tiếc nặng tựa núi cao”?

Câu 4: Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Kỷ luật là nền móng của mọi thành công” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Kỷ luật có làm cho con người mất tự do không? 

Câu 2 (5,0 điểm)

Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tân nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ đồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi, tôi muốn hoá làm một con chim như đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác trăm qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.199-200) 

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022 THPT Trần Hưng Đạo - Tiền Giang

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi, Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Nội dung sớm được cập nhật. Các bạn nhớ f5 liên tục để xem thông tin mới nhất

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi thử Văn THPT Quốc gia năm 2022 trường THPT Trần Hưng Đạo - Tiền Giang có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

I. Đọc hiểu (2,0 điểm)

Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:

- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gày gò

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no

Riêng cái ấm nồng nàn như lửa

Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.

("Hơi ấm ổ rơm"- Nguyễn Duy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,25 điểm)

Câu 2. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của mình về tình cảm của "bà mẹ" dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (0,75 điểm)

II. Làm văn (8,0 điểm)

Từ cảm nhận về nhân vật Tnú, Anh/ Chị hãy bình luận câu nói sau của cụ Mết trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!"

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I, ĐỌC HIỂU (2 điểm)

1, Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: biểu cảm (0,25 điểm)

2, Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản: (0,5 điểm)

- Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua đêm.

- Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ

3, Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản: (0,5 điểm)

- Biện pháp so sánh

- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ.

4, Viết đoạn văn (0,75 điểm)

Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng trân trọng.

II, LÀM VĂN (8 điểm)

1, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm)

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.

2, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)

- Nhân vật Tnú

- Bình luận câu nói của cụ Mết

3, Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú (1,0 điểm)
  • Nhân vật Tnú: cuộc đời đau thương, bất hạnh; sớm giác ngộ cách mạng; yêu nước, căm thù giặc; anh dũng, kiên cường, giàu tình cảm yêu thương...; nghệ thuật xây dựng nhân vật. (3,5 điểm)
  • Bình luận câu nói của cụ Mết: (1,0 điểm)
  • Được rút ra từ chính cuộc đời đau thương của Tnú
  • Cầm vũ khí chống lại là con đường tất yếu của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước lúc ấy.
  • Mục đích của cuộc chiến không phải là để hủy diệt mà để bảo tồn sự sống.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc. Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả.

Một kỷ luật này luôn dẫn đến một kỷ luật khác. Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng. Bạn không cần phải thay đổi quá nhiều để tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một vài kỷ luật đơn giản có thể tác động lớn đến cuộc sống của bạn chỉ trong 90 ngày thôi, chưa nói đến 12 tháng hay 3 năm.

Một chút thiếu kỷ luật là đủ để bắt đầu bào mòn lòng tự trọng của bạn. Mọi kỷ luật đều tác động lẫn nhau. Người ta hay nhầm lẫn thế này: “Tôi chỉ buông thả ở mỗi chỗ này thôi.” Không đúng. Mọi sự buông thả đều gây ảnh hưởng đến những điều khác. Đừng suy nghĩ ngây thơ như vậy.

Kỷ luật là nền móng của mọi thành công. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu thiếu kỷ luật. Kỷ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những phép màu trong tương lai”.

 (Trích “Triết lý cuộc đời” – Jim Rohn – Thủy Hương dịch)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, một trong hai nỗi đau mà con người phải chịu đựng là gì ?

Câu 2. Theo anh / chị, vì sao “kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao” ?

Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng” ?

Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “Kỷ luật là nền móng của mọi thành công” không ? Lí giải vì sao ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Theo anh / chị, kỷ luật bản thân có làm cho con người đánh mất tự do không ? Trả lời bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5,0 điểm)

Miếng ăn và cái đói trong mối quan hệ với nhân cách con người qua hai hình tượng nhân vật người vợ nhặt (“Vợ nhặt” – Kim Lân) và người đàn ông hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo tác giả, một trong hai nỗi đau mà con người phải chịu đựng là: nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc.

Câu 2.

- Kỉ luật nhẹ tựa lông hồng vì: Khi rèn luyện kỉ luật bản thân, con người có thể tiến hành từng bước, từ những cái nhỏ nhất; và mỗi lần bạn hình thành được một kỉ luật, nó sẽ đem đến cho bạn niềm vui sướng bởi bạn đang chiến thắng chính mình.

- Hối tiếc nặng tựa núi cao vì: hối tiếc có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó có ý nghĩa tốt đẹp đối với bản thân; và hối tiếc cũng có nghĩa là bạn không thể quay trở lại để mà thay đổi mọi chuyện; bạn sẽ phải gánh lấy hậu quả và cần phải có sự nỗ lực to lớn đề khắc phục hậu quả đó.

Câu 3. 

- Khẳng định có nghĩa là khi bạn đang quyết tâm thực hiện một điều gì đó

- Thiếu kỉ luật có nghĩa là bạn không khép mình vào khuôn khổ, không tuân thủ kế hoạch để thực hiện ý định bạn đã vạch ra

=> Do vậy, bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn thành được mục tiêu đã định.

Câu 4. 

Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn lí giải phù hợp. Tham khảo:

- Đồng tình

- Lí giải:

+ Chỉ có kỉ luật mới đưa bạn vào khuôn khổ, giúp bạn bắt tay vào thực hiện những điều quan trọng, cần thiết và nói không với những hoạt động vô bổ

+ Và khi bạn bản thân hành động, khi đó bạn mới có thể tiến tới để đạt được mục tiêu, do vậy, có được thành công.

II. LÀM VĂN 

Câu 1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:

- Kỷ luật bản thân là đưa mình vào khuôn khổ, làm những việc cần làm vào những lúc cần thiết; không lười biếng, sa vào những hành động vô bổ.

- Nếu nhìn bề ngoài, ta dễ nghĩ rằng đưa bản thân vào kỉ luật thì sẽ mất tự do; tuy nhiên đấy là cách hiểu sai, người ta đang đánh đồng tự do với tùy tiện, dễ dãi.

- Nhìn từ bản chất, chính kỉ luật mới đem đến tự do cho con người: khi ép mình vào kỉ luật, người ta sẽ hình thành được cho mình những thói quen tốt, chiến thắng được bản thân từng ngày, hoàn thành được những mục tiêu mà mình đã đặt ra; chính điều này đem đến sự tự tin, niềm vui sướng để con người cảm thấy tự hào về bản thân, cảm thấy mình sống có ý nghĩa và được người khác tôn trọng.

- Tất nhiên kỉ luật ở đây không phải là khắc kỉ, là hành xác. Kỉ luật phải thực hiện từng bước, phù hợp với thể trạng, tâm lí và hoàn cảnh của từng người.

- Thực hành kỉ luật là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, nỗ lực; nhưng phần thưởng sẽ thật xứng đáng. Khổng Tử nói: “Thất thập tòng tâm sở dục, bất dụ củ”, có nghĩa là nếu bạn thực hành kỉ luật hằng ngày, đến tuổi 70, bạn có thể hành động theo ý muốn của lòng mình mà không vi phạm vào quy củ.

v.v...

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Vụ việc Nhật Bản đang truy tìm người viết tiếng Việt lên di tích quốc gia nước này không gây ngạc nhiên với những người đã sống ở nước ngoài, bởi họ từng chứng kiến hoặc có những hành động phản cảm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp - thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế tại Nhật - cho biết, ý thức bảo vệ công trình công cộng của Nhật rất cao. Tình trạng dùng sơn vẽ bậy lên tàu, lên tường hay cào bẩn tại điểm công cộng ở Nhật vô cùng hiếm. Đa số người nước ngoài đến Nhật cũng có tinh thần này. Tuy nhiên, chị đã tận mắt thấy không dưới 10 lần người ta vẽ, viết bằng tiếng Việt lên di tích. Sống tại Nhật 4 năm, chị Diệp biết tới nhiều hành vi thiếu văn minh của đồng hương ở xứ này, đặc biệt là tình trạng ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi mang đi bán. Tờ Kyodo của Nhật hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản, cho biết "trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt, với hơn 2.000 vụ được ghi nhận năm ngoái".(...) Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, chuyện người Việt có các hành vi gây phản cảm khi ra nước ngoài khá phổ biến, nó thể hiện thói quen tùy tiện bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông vẫn tồn tại tới ngày nay, nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh, (...) nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi công cộng.

(Trích Nhiều người Việt ra nước ngoài bị ghét vì hành xử phản cảm - TheoVnexpress, ngày 6/11/2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, những hành vi nào của người Việt ở nước ngoài bị xem là thiếu văn minh?

Câu 3. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 4. Anh/ Chị nghĩ gì khi ở Nhật Bản "Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét, soi mói"?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, tr.111 - NXB Giáo dục, 2017)

Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau để thấy được tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, tr.29 - NXB Giáo dục,2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là Nghị luận

Câu 2: Những hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài: vẽ, viết chữ lên di tích quốc gia nước bạn; ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi đem đi bán.

Câu 3: Vấn đề được đề cập ở đoạn trích trên: Hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài.

Câu 4: Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân và có sức thuyết phục

Ví dụ:

- Một bộ phận người Việt Nam sống ích kỷ, làm theo ý thích cá nhân, coi thường luật pháp, những hành động phản cảm của họ đang làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam ở nước ngoài.

- Mỗi cá nhân cần có ý thức về pháp luật, có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh của chính mình, hình ảnh của đất nước trước bạn bè quốc tế trong thời đại hội nhập.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Suy nghĩ về văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay

I, Mở bài

- Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

- “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân bài:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.

+ Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+ Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+ Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết luận

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.

Câu 2: Hướng dẫn làm bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn trích và phần liên hệ để thấy được tình yêu quê hương đất nước.

- Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

  • Bức tranh thiên nhiên bốn mùa tươi tắn, mang vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc, màu sắc, đường nét,âm thanh hài hòa,tươi sáng, đầy sức sống.
  • Con người Việt Bắc bình dị, cần mẫn, khỏe khoắn trong lao động, bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến; con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên -> cần cù trong lao động, thủy chung trong tình  nghĩa.

- Tình yêu quê hương đất nước:

  • Nỗi nhớ sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho quê hương cách mạng nghĩa tình.
  • Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ mình - ta, giọng thơ ngọt ngào tha thiết...

* Liên hệ với đoạn thơ trong Tràng giang - Huy Cận

- Bức trang phong cảnh kì vĩ, nên thơ, thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ; cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều và mang tâm trạng nhà thơ.

- Tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Tôn Thất Tùng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !